Gai Cột Sống L4 L5

Gai cột sống L4 L5 là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau buốt dữ dội ở vùng lưng, gây khó khăn trong việc đi lại, di chuyển hay bất kỳ vận động nào, dù là nhỏ nhất.

Gai cột sống L4 L5 là gì

Hệ xương sống của con người phát triển rất linh hoạt, kéo dài từ cổ xuống đến phần dưới thắt lưng, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng dính liền và 5 đốt sống thắt lưng nằm rời. Tất cả những đốt sống này liên kết với nhau một cách chắc chắn để tạo thành hệ xương hoàn chỉnh với nhiệm vụ nâng đỡ cho toàn bộ phần thân trên.

Gai cột sống L4 L5
Gai cột sống L4 L5 là tình trạng hình thành các gai xương tại đốt sống L4 và L5 kèm theo đau nhức, khó chịu

Trong đó, L4 và L5 là hai đốt sống nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng, liên kết với đốt sống cùng S1. Chúng có nhiệm vụ chính trong việc nâng đỡ cơ thể, cũng vì vậy nên rất dễ bị tổn thương, thoái hóa do chịu áp lực trong thời gian dài.

Một trong số những tổn thương thường gặp nhất là gai cột sống L4 L5. Đây là tình trạng các đốt sống này mọc ra các gai xương thừa do cơ chế bù đắp xương thừa vào những vị trí bị thoái hóa, tổn thương hoặc hao mòn của cơ thể. Gai xương quá lớn và nhiều sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh, dây chằng và một số các mạch máu khác xung quanh cột sống gây ra đau đớn, nhức mỏi, tê bì và thậm chí làm cản trở khả năng vận động của người bệnh.

Theo thống kê, những người có nguy cơ dễ bị gai cột sống L4 L5 gồm: nam giới, thừa cân béo phì, bước sang độ tuổi trung niên, sinh hoạt kém khoa học, những người bị khiếm khuyết bẩm sinh về cột sống như vẹo hoặc gù...

Nguyên nhân gai cột sống L4 L5

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra gai cột sống L4 L5, trong đó có một số nguyên nhân chính như:

  • Lão hóa: Lão hóa là tiến trình tự nhiên của cơ thể con người, thường bắt đầu khi bạn bước vào độ tuổi 30 trở đi. Lúc này, mọi cơ quan bộ phận trên cơ thể đều bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và cột sống cũng không ngoại lệ. Các đốt sống, mô sụn, đĩa đệm, dây chằng... bị suy giảm chức năng, mất đi độ đàn hồi vốn có và làm tăng nguy bị tổn thương dẫn đến mọc gai xương.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Ăn uống không đủ chất, không lành mạnh, đặc biệt thiếu một số dưỡng chất như canxi, magie, omega-3, vitamin B... khiến cho cột sống không khỏe mạnh, dần dần dẫn đến thoái hóa cột sống và phát triển gai xương.
  • Bị chấn thương đốt sống L4 L5: Các chấn thương như tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn thể thao... cũng là những tác nhân hàng đầu gây ra những tổn thương cột sống. Lúc này, cơ thể sẽ tự chữa lành vết thương bằng đưa canxi đến vị trí bị tổn thương, tuy nhiên lượng canxi tích tụ quá mức sẽ hình thành các gai xương trên đốt sống.

Gai cột sống L4 L5
Duy trì một tư thế quá lâu khiến cột sống chịu áp lực lớn và dần dần bị tổn thương dẫn đến hình thành các gai xương

  • Do hoạt động sai tư thế: Những người làm việc văn phòng cả ngày, ít vận động, ngồi làm việc sai tư thế hoặc lao động chân tay với các tư thế cúi gập thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ là nguyên nhân khiến cho cột sống chịu áp lực lớn trong thời gian dài, từ đó dễ bị tổn thương và hình thai gai cột sống.
  • Mắc bệnh xương khớp: Một số vấn đề xương khớp như thoát vị đĩa đệm, viêm, các đĩa đệm bị nứt vỡ, mất nước, xẹp đi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những thay đổi cấu trúc vốn có của cột sống. Lúc này, cột sống sẽ tự chữa lành và ổn định lại bằng cách hình thành gai bao quanh các khớp xương, từ đó gây đau đớn khó chịu cho vùng lưng.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, gai cột sống L4 L5 cũng có thể xảy ra do một số tác nhân khác như: di truyền, bị bệnh về cột sống mãn tính, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích...

Triệu chứng gai cột sống L4 L5

Theo các chuyên gia, bệnh gai cột sống L4 L5 ở giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ rệt vì các gai xương có kích thước quá nhỏ, chưa thể cọ xát vào các tổ chức thần kinh xung quanh. Nhưng dần dần, các gai xương phát triển với kích thước đủ lớn sẽ gây ra một số triệu chứng như:

  • Đau nhức dữ dội vùng thắt lưng, cơn đau có mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng, kéo dài âm ỉ trong nhiều ngày.
  • Cơn đau có thể khu trú tại cột sống trong thời gian đầu, nhưng sau đó lan rộng xuống cả vùng mông và hai chân.
  • Cơn đau càng tăng mạnh khi người bệnh hoạt động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Mức độ đau được miêu tả đến mức mất đi cảm giác kèm theo tê cứng dọc theo vùng cột sống xuống thắt lưng.
  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng thẳng, dáng đi dễ bị thay đổi và gây ra vẹo cột sống.

Gai cột sống L4 L5
Gai cột sống L4 L5 gây đau nhức vùng thắt lưng, lan xuống mông và chi dưới lúc âm ỉ lúc dữ dội

Bên cạnh đó, nếu gai cột sống L4 L5 còn kèm theo tình trạng chèn ép lên các rễ thần kinh sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Mất cảm giác từ vùng thắt lưng xuống chi dưới, kèm theo rối loạn cảm giác.
  • Rối loạn tiểu tiện, đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm, dễ loạng choạng, mất thăng bằng...
  • Hạn chế khả năng vận động, thậm chí mất khả năng vận động, không thể cúi người hay xoay người. Nặng hơn có thể khiến người bệnh nằm yên một chỗ không đi lại được.
  • Tình trạng đau dây thần kinh hông xảy ra khi bệnh gai cột sống L4 L5 tiến triển đến giai đoạn mãn tính.
  • Yếu cơ, tê bì vùng thân dưới, khi vận động khiến cột sống kêu lộp cộp.
  • Ngoài những triệu chứng về xương khớp, gai cột sống L4 L5 còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như: rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, chán ăn, sụt cân, khó tập trung, căng thẳng, suy hô hấp, huyết áp tăng đột ngột...

Bệnh gai cột sống L4 L5 có nguy hiểm không?

Gai cột sống là căn bệnh xương khớp rất phổ biến, dễ mắc phải và được đánh giá khá lành tính vì bản chất của bệnh này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, vì bệnh rất khó để điều trị khỏi dứt điểm cũng như rất khó để cột sống phục hồi lại như bình thường, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh những cơn đau buốt lưng khó chịu, bệnh gai cột sống L4 L5 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như:

Gai cột sống L4 L5
Gai cột sống L4 L5 nếu không được chăm sóc và điều trị có thể biến chứng sang đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống...

  • Vẹo cột sống: Việc người bệnh duy trì tư thế giảm đau trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ khiến cột sống bị vẹo.
  • Hẹp cột sống: Kích thước của gai xương càng lớn càng khiến ống sống bị thu hẹp lại, khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép, mạch máu và tủy sống cũng bị chèn ép do áp lực, tăng nguy cơ bị yếu hoặc liệt chi.
  • Đau thần kinh tọa: Bị gai cột sống L4 L5 trong thời gian dài không chữa trị cũng đồng nghĩa với việc hệ thống dây thần kinh bị chèn ép quá mức dẫn đến đau thần kinh tọa, cơn đau nhức bắt đầu từ đốt sống L4 L5 rồi lan dần xuống hông, mông, đùi, cẳng chẳn, bàn chân...
  • Tổn thương tủy sống: Tủy sống bị chèn ép lâu ngày dẫn đến tổn thương nặng, gần như không thể phục hồi khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát ruột và bàng quang, dễ bị rối loạn chức năng tiêu hóa và khả năng tiểu, đại tiện.
  • Liệt chi: Sự tổn thương của tủy sống và các dây thần kinh khiến người bệnh mất đi vĩnh viễn khả năng đi lại.

Hướng dẫn các biện pháp phòng gai cột sống L4 L5 hiệu quả

Bệnh gai cột sống L4 L5 nói riêng và bất kỳ bệnh lý xương khớp nào nói chung cũng đều gây ra sự khó chịu nhất định và ảnh hưởng không nhỏ đến mọi sinh hoạt, vận động hằng ngày, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm, tàn phế bất kỳ lúc nào. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức sau đây để giảm nguy cơ bị gai cột sống L4 L5:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó ưu tiên những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega - 3 như trứng, sữa, thịt, phô mai, bơ, sữa, các loại hạt, các loại rau lá màu xanh đậm, các loại cá, hải sản, hoa quả, trái cây...
  • Tạo thói quen vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, cải thiện sự dẻo dai, linh hoạt của các cơ xương khớp cột sống. Mỗi ngày hãy dành từ 30 phút đến 1 tiếng tập thể dục, bạn có thể chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, thiền... tùy theo sở thích. Tuy nhiên, cần tránh những môn thể thao cần nhiều lực và dễ gây tổn thương đến lưng, thắt lưng...
  • Luôn giữ cân nặng của cơ thể trong mức ổn định và đảm bảo cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Đây là điều quan trọng vì trọng lượng cơ thể là tác nhân tạo ra áp lực cho cột sống.
  • Thực hiện tư thế hoạt động, di chuyển, đi lại, ngồi làm việc, tư thế ngủ... sao cho phù hợp để tránh gây nhức mỏi và tổn thương cột sống.
  • Cuối cùng, để giúp cột sống luôn khỏe mạnh, hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tránh thức khuya, mất ngủ, khó ngủ vì giấc ngủ là yếu tố quan trọng để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng làm việc tốt hơn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh gai cột sống L4 L5 khiến nhiều người khổ sở vì đau nhức. Căn bệnh này hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng đối với người bị lão hóa và phòng ngừa tốt với người trẻ tuổi bằng những biện pháp đơn giản, thay đổi lối sống của mình từ những thói quen nhỏ nhất. Hãy thăm khám thường xuyên nếu bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc các bệnh về cột sống để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...