TOP 8 Cách Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Tràn dịch khớp gối là tình trạng tích tụ lượng dịch bất thường trong khớp gối, dẫn đến sưng tấy, đau nhức và hạn chế vận động. Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu là mẹo dân gian được nhiều người bệnh tin dùng. Phương pháp này có ưu điểm là dễ kiếm, dễ sử dụng, chi phí thấp, an toàn và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu chi tiết hơn về các cách dùng ngải cứu để cải thiện tràn dịch khớp gối. 

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có tốt không?

Ngải cứu từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, trong đó có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Theo quan điểm của Đông y, tràn dịch khớp gối là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể, dẫn đến ứ trệ khí huyết, phong thấp, gây ra hiện tượng sưng đau, nóng đỏ, hạn chế vận động ở khớp gối. 

Y học cổ truyền cho biết, ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào kinh Thận, Tỳ, có tác dụng trừ hàn thấp, tán phong, hoạt huyết, giảm đau. Do đó được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh tràn dịch khớp gối.

Ngải cứu là dược liệu rất tốt cho sức khỏe xương khớp
Ngải cứu là dược liệu rất tốt cho sức khỏe xương khớp

Còn theo quan điểm của Tây y, ngải cứu có chứa rất nhiều vitamin A, C, E, B1, B2, kali, magie, tinh dầu, flavonoid như luteolin, apigenin, quercetin, coumarin,… Những dưỡng chất này mang đến

Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng ngải cứu để chữa tràn dịch khớp gối:

  • Giảm đau, giảm viêm: Ngải cứu có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Các hoạt chất trong ngải cứu như azulen, dihydroazulene, coumarin,… đều có khả năng ức chế các chất trung gian gây viêm, giảm sưng tấy, đau nhức ở khớp gối.
  • Thúc đẩy lưu thông máu: Ngải cứu chứa hợp chất coumarin, giúp làm giãn mạch máu, chống đông máu, tăng cường lưu thông máu đến các khu vực bị tổn thương. Từ đó giúp cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho khớp gối, giảm sưng tấy, ứ trệ máu, hỗ trợ quá trình phục hồi.
  • Giảm co cơ: Ngải cứu có chứa nhiều loại tinh dầu quan trọng như cineol, α-thujone, β-thujone, chamazulene,… có tác dụng làm giãn cơ, giảm co cơ xung quanh khớp gối. Đồng thời hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, sát trùng, giúp cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng khả năng vận động.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Ngải cứu có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, B1, B2, kali, magie… giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng.

Phương pháp này có ưu điểm là dễ kiếm, dễ sử dụng, chi phí thấp, an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh, không thể thay thế cho việc điều trị y tế.

8 cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Dưới đây là một số cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu người bệnh có thể áp dụng:

Chườm nóng ngải cứu

Chườm nóng ngải cứu là phương pháp dân gian đơn giản có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện bệnh tràn dịch khớp gối. Việc chườm nóng sẽ giúp giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến vùng khớp gối. Từ đó cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết cho quá trình phục hồi sụn khớp gối bị tổn thương do tràn dịch.

Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và giã dập.
  • Cho ngải cứu vào túi vải mềm, buộc kín.
  • Hấp nóng túi ngải cứu hoặc rang trên chảo cho đến khi ấm nóng.
  • Chườm túi ngải cứu lên vùng đầu gối bị tràn dịch trong khoảng 15-20 phút, mỗi ngày 2-3 lần.
  • Nên chọn lá ngải cứu tươi, không bị dập nát hay hư hỏng.
  • Chườm nóng vừa phải, tránh gây bỏng da.
  • Không chườm ngải cứu trên cùng da bị nhiễm trùng hoặc có vết thương hở.
Người bệnh có thể chườm nóng ngải cứu lên vùng khớp bị thương
Người bệnh có thể chườm nóng ngải cứu lên vùng khớp bị thương

Sử dụng ngải cứu và gừng

Ngoài việc sử dụng ngải cứu độc vị. Bệnh nhân có thể kết hợp ngải cứu và gừng. Trong thành phần của gừng có chứa các hợp chất chống viêm như gingerol, shogaol và zingerone, giúp giảm đau, sưng tấy và viêm khớp gối hiệu quả. Ngoài ra, gừng có tác dụng thư giãn cơ bắp, giúp giảm co thắt cơ bắp xung quanh khớp gối. Kết hợp gừng với ngải cứu sẽ giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Củ gừng tươi rửa sạch đất cát, cạo vỏ.
  • Cho ngải cứu và gừng vào cối giã nát.
  • Cả hai nguyên liệu này đem sao nóng trên chảo.
  • Bọc hỗn hợp vào túi vải sạch, chườm nóng lên vùng đầu gối bị tổn thương.
  • Thực hiện trong thời gian dài để cải thiện triệu chứng của bệnh.

Kết hợp ngải cứu và giấm

Ngải cứu và giấm là hai nguyên liệu dân gian quen thuộc, dễ kiếm và được sử dụng để cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Ngải cứu có tác dụng chống viêm, hoạt huyết và trừ phong thấp. Trong khi đó, giấm cũng có khả năng giải độc, thanh lọc cơ thể, kháng khuẩn, sát trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng khớp.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 10 phút.
  • Sau khi ngải cứu đã ráo nước thì đem giã nát.
  • Trộn thêm với một ít giấm gạo sao cho hỗn hợp vừa đủ ẩm.
  • Cho hỗn hợp vào hâm nóng rồi bọc trong túi vải.
  • Chườm túi ngải cứu lên vùng đầu gối bị sưng đau.
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Công thức từ ngải cứu và muối

Muối có tính kháng khuẩn, sát trùng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khớp. Khi kết hợp với ngải cứu sẽ giúp kháng viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng nhức mỏi xương khớp. Đây là phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đơn giản, hiệu quả, được nhiều người áp dụng. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 15 phút, vớt ra và để ráo nước.
  • Muối hạt đem rang trên chảo, khi thấy nóng thì cho ngải cứu vào rang chung.
  • Khi ngải cứu rang lên có mùi thơm thì bọc vào túi vải mỏng, sạch.
  • Đợi nguội bớt rồi chườm lên vùng đầu gối bị bệnh, chú ý để tránh gây bỏng.
  • Mỗi ngày chườm từ 2-3 lần bạn sẽ thấy giảm sưng đau hiệu quả.
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và muối
Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và muối

Ngải cứu và dầu oliu chữa tràn dịch khớp gối

Dầu oliu chứa oleocanthal, một hợp chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, sưng tấy và viêm khớp gối hiệu quả. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát và tăng cường độ linh hoạt của khớp gối, ngăn ngừa thoái hóa khớp. Nhờ vậy, người bệnh có thể dễ dàng đi lại vận động hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi, đem rửa sạch rồi giã nát.
  • Trộn với dầu oliu để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
  • Dùng hỗn hợp ngải cứu, dầu oliu để massage nhẹ nhàng nhẹ nhàng vùng khớp gối trong vòng 10 phút.
  • Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần để bệnh tình thuyên giảm.
  • Massage với lực vừa phải, tránh gây tổn thương khớp gối.

Xông hơi lá ngải cứu

Xông hơi ngải cứu cũng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Quá trình xông hơi giúp thư giãn cơ bắp, giảm co thắt cơ bắp xung quanh khớp gối, từ đó giúp cải thiện tình trạng sưng đau và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Nấu một nồi nước sôi, sau đó cho lá ngải cứu vào đun thêm 5-10 phút.
  • Cởi quần hoặc vén cao quần để lộ vùng đầu gối bị thương.
  • Đặt đầu gối gần nồi nước ngải cứu.
  • Thực hiện xông hơi, có thể dùng chiếc khăn chùm lên đầu gối để hơi nóng không bị thoát ra ngoài.
  • Xông hơi trong vòng 15-20 phút cho đến khi nước không còn nóng.
  • Chú ý tránh để bị bỏng do hơi nước nóng.
  • Không xông hơi khi cơ thể yếu ớt.

Uống nước sắc từ lá ngải cứu

Uống nước sắc từ lá ngải cứu được xem là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị tràn dịch khớp gối. Các hoạt chất trong lá ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm co thắt, tăng cường lưu thông máu, thải độc và hỗ trợ phục hồi sụn khớp hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 30g lá ngải cứu tươi, cho vào ấm đun với 500ml nước trong 10-15 phút.
  • Có thể thêm mật ong hoặc đường phèn vào nước ngải cứu cho dễ uống.
  • Uống nước ngải cứu mỗi ngày 1-2 lần.
  • Nên dùng nước ngải cứu vào buổi sáng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng nước thuốc liên tục trong 10 ngày để đạt được hiệu quả.
  • Nên chọn lá ngải cứu tươi, không bị dập nát hay hư hỏng.
  • Uống nước ngải cứu ấm, không nên uống nước đã nguội lạnh.
  • Chú ý không dùng nước lá ngải cứu cho phụ nữ mang thai, người cho con bú, mắc bệnh lý về gan thận, rối loạn đường ruột, xơ vữa động mạch,…
Uống nước sắc từ lá ngải cứu giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Uống nước sắc từ lá ngải cứu giúp cải thiện triệu chứng bệnh

Massage với tinh dầu ngải cứu

Massage với tinh dầu ngải cứu là phương pháp dân gian được sử dụng để hỗ trợ giảm đau khớp gối. Tinh dầu ngải cứu có chứa các hoạt chất như azulene, choline, coumarin có tác dụng chống viêm, hoạt huyết, trừ phong thấp, giúp cải thiện tình trạng tràn dịch khớp gối. Mùi hương của tinh dầu ngải cứu cũng giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, tạo cảm giác dễ chịu.

Cách thực hiện:

  • Pha loãng tinh dầu ngải cứu với các loại dầu nền như dầu dừa, dầu jojoba,… theo tỷ lệ 1:10.
  • Dùng hỗn hợp tinh dầu massage nhẹ nhàng lên vùng đầu gối bị tràn dịch.
  • Thời gian massage là từ 10-15 phút.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để đạt được kết quả như ý.
  • Nên thử tinh dầu ngải cứu trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để kiểm tra kích ứng.
  • Không massage quá mạnh tay để tránh làm đầu gối bị tổn thương.

Các phương pháp chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu có thể mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý kết hợp với các phương pháp điều trị khác do bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, cần theo dõi tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...