Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Diện Chẩn [Kiến Thức Bổ Ích]

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn là phương pháp điều trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y. Phương pháp này giúp cải thiện cơn đau nhức ở khớp gối và một số biểu hiện đi kèm bằng cách tác động đến các huyệt sinh trên khuôn mặt của người bệnh. Bên cạnh đó, diện chẩn còn giúp cải thiện chức năng vận động, lưu thông khí huyết và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Phương pháp diện chẩn chữa tràn dịch khớp gối là gì?

Diện chẩn là phương pháp chữa bệnh có tên khoa học là Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY. Đây là phương pháp chữa bệnh thuộc công trình nghiên cứu của GS. Bùi Quốc Châu và được ra đời năm 1980.

Chữa Tràn Dịch Khớp Gối Bằng Diện Chẩn [Kiến thức cần]
Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn là phương pháp điều trị bệnh có nguồn gốc từ Đông y

Theo đó, diện chẩn không giống với phương pháp châm cứu. Châm cứu sử dụng tay bắt mạch nhằm chẩn đoán bệnh lý, sau đó dùng kim châm vào kinh lạc để điều trị bệnh. Trong khi đó, phương pháp diện chẩn căn cứ vào màu da trên cơ thể để chẩn đoán bệnh. Sau khi chẩn đoán, chuyên gia sẽ dùng thay hoặc dụng cụ hỗ trợ như điếu ngải cứu, búa gõ, cây lăn,… tác động đến những huyệt vị tương ứng trên cơ thể.

Về cơ sở khoa học:

Phương pháp kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý thông qua màu sắc của da cũng đã được thực hiện trên cơ sở khoa học như sau: Ở giai đoạn phôi thai, da và nội là một. Dù cơ thể chuyên biệt hóa các cơ quan khi lớn nhưng về cơ bản nếu nội rối loạn hay gặp vấn đề thì các biểu hiện của bệnh lý sẽ được biểu hiện thông qua da.

Theo Y học hiện đại, trên khuôn mặt có nhiều dây thần kinh. Trong đó, dây thần kinh số 5 và số 7 được đánh giá phân bổ đều và khá nhiều. Bên cạnh đó, trên mặt còn tồn lại các dây thần kinh phó giao cảm.

Theo Y học cổ truyền, khuôn mặt là nơi hội tụ cũng là nơi xuất phát các kinh mạch. Do đó, nếu các bộ phận khác của cơ thể bị rối loạn hay gặp vấn đề thì sẽ xuất hiện những biểu hiện bất thường trên mặt. Bên cạnh đó, có thể áp dụng phương pháp điều trị từ các huyệt đạo trên khuôn mặt.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn hiệu quả không?

Tác dụng chính của phương pháp diện chẩn điều trị tràn dịch khớp gối là giúp thông kinh mạch, phục hồi chức năng khớp và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, việc dùng lực vừa đủ ở tay hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sẽ giúp người bệnh tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp. Từ đó, tăng khả năng vận động và di chuyển.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn hiệu quả không?
Diện chẩn chữa bệnh lý chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng

Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp diện chẩn chữa bệnh lý còn hạn chế được tình trạng lạm dụng tân dược, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa phát sinh biến chứng. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến gặp lương y để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể.

Hướng dẫn chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn

Để điều trị tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn, trước hết cần xác định vị trí của huyệt vị số 9 và số 179. Việc tác động vào những huyệt vị này không chỉ giúp thông kinh mạch mà còn kiểm soát một số triệu chứng như cứng khớp, đau nhức khớp gối, sưng khớp và cải thiện khả năng vận động.

Điều trị tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn ở huyệt vị số 9

Xác định huyệt đạo:

Huyệt đạo số 9 được có vị trí nằm giữa đường hốc mắt kéo xuống và đường khóe miệng kéo ngang. Để xác định huyệt vị chính xác, lương y có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ như que dò.

Nếu huyệt số 9 được xác định đúng, khi dùng que dò hoặc tay day ấn, tác động vào huyệt vị này sẽ cảm giác đau nhức, căng tức.

Cách thực hiện:

Sau khi xác định được huyệt vị cần xác định, dùng lực vừa đủ ở bàn tay để ấn, tác động vào huyệt đạo 3 lần. Mỗi lần ấn, cần duy trì lực vừa đủ với thời gian từ 30 – 60 giây.

Bạn có thể sử dụng dụng que lăn để tác động lên huyệt vị thay vì dùng lực của tay. Tuy nhiên, việc lựa chọn que lăn trong điều trị tràn dịch khớp nói chung và tràn dịch khớp gối nói riêng cần có sự tư vấn từ bác sĩ/ thầy thuốc. Theo đó, người bệnh nên chọn que lăn âm nếu cơ thể bị lạnh, loại que lăn này được làm bằng kim loại. Trường hợp cơ thể bị nóng sẽ được hướng dẫn dùng que lăn dương, loại que này được làm bằng sừng.

Diện chẩn chữa tràn dịch khớp gối ở huyệt vị 179

Xác định huyệt vị:

Hướng dẫn chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn
Để điều trị tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn, trước hết cần xác định vị trí của huyệt vị số 9 và số 179

Huyệt đạo số 179 có vị trí cách giữa hai đầu lông mày kéo thẳng lên phía trên một khoảng từ 1.5 – 2cm. Tương tự với cách xác định huyệt vị số 9, khi dùng que lăn tại huyệt 179 sẽ có cảm giác đau nhói. Lưu ý, cảm giác đau nhói chỉ xảy ra trong trường hợp bị tràn dịch khớp gối.

Cách thực hiện:

Tương tự với cách chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn ở huyệt vị số 9. Sau khi huyệt vị 179 được xác định, sẽ dùng một lực vừa đủ từ bàn tay để day ấn huyệt 179 này 3 lần. Mỗi lần ấn với thời gian từ 30 – 60 giây. Cần duy trì một lực vừa đủ để không gây đau nhức, phản tác dụng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng dụng cụ hỗ trợ là que lăn để điều trị tràn dịch khớp gối ở huyệt số 179. Dùng que lăn âm khi cơ thể bị lạnh và sử dụng que lăn dương khi nóng trong người.

Ngoài 2 huyệt đạo trên, người bị tràn dịch khớp gối cũng có thể cải thiện triệu chứng bằng cách bấm huyệt tại xương gò má. Việc day ấn, tác động với lực vừa đủ vào huyệt đạo này có tác dụng kích thích quá trình lưu thông khí huyết. Đồng thời giúp kiểm soát tốt triệu chứng cơ cứng khớp, đau khớp do bệnh lý gây ra.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, bên cạnh phương pháp chữa bệnh bằng Tây y, Đông y thì diện chẩn mang lại hiệu quả điều trị với các trường hợp bệnh khởi phát do nguyên nhân bệnh lý, nhất là thoái hóa khớp do tuổi tác.

Trong trường hợp tràn dịch khớp gối xảy ra do tác động vật lý, bệnh nhân cần cân nhắc các biện pháp xâm lấn (can thiệp ngoại khoa) theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn. Phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham vấn y khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...