Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Cách Điều Trị và Lưu Ý về Bệnh

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh da liễu điển hình với các triệu chứng như nổi mụn nước ẩn sâu dưới da, gây ngứa ngáy trên bề mặt da. Bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên lại gây nhiều phiền toái đến sức khỏe và suy giảm chất lượng cuộc sống hằng ngày. Vậy bệnh tổ đỉa có lây không? Lây bằng hình thức gì? Mời cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Những thông tin cần biết về bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng phổ biến của bệnh viêm da cơ địa với triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Những vết mụn này còn làm mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến ngoại hình khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hằng ngày.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa là bệnh da liễu đặc trưng với triệu chứng nổi mụn nước gây ngứa ngáy chủ yếu ở bàn chân, bàn tay

Bệnh gây những cơn ngứa ngáy dữ dội, ngứa đến mức người bệnh phải dùng tay cào gãi mạnh để giảm bớt sự khó chịu. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình khiến cho triệu chứng bệnh ngày càng lan rộng hơn trên da.

Nếu bệnh được phát hiện và được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khoảng 1 tháng chăm sóc. Ngược lại, nếu người bệnh lơ là chủ quan trong điều trị khiến những tổn thương ngày càng lây lan, bệnh tái đi tái lại làm cho việc trị bệnh ngày càng phức tạp hơn.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, căn bệnh này được đánh giá có liên quan đến một số yếu tố như rối loạn chức năng cơ thể, di truyền, cơ địa dị ứng, môi trường sống ô nhiễm, suy giảm hệ miễn dịch…

Tổ đỉa là căn bệnh mạn tính, có tính chất dai dẳng, kéo dài và thường xuyên tái đi tái lại nên việc điều trị khỏi hoàn toàn gần như là không thể. Thay vào đó chỉ có thể điều trị các triệu chứng trên bề mặt da thông qua các loại thuốc bôi, thuốc uống, thuốc chống viêm, ngăn ngừa bội nhiễm, giảm đau, làm mờ sẹo, cấp ẩm… để cải thiện hiệu quả triệu chứng cũng như mau chóng lấy lại sự tự tin cho người bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây sang người khác không? Lây bằng hình thức nào?

Bản chất của bệnh tổ đỉa là bệnh da liễu được khởi phát chủ yếu do yếu tố di truyền hoặc cơ địa nhạy cảm khi bị tác động bởi các tác nhân dị ứng. Bệnh hoàn toàn không liên quan đến sự hình thành và phát triển của các ổ khuẩn, vì vậy bệnh không có tính lây lan từ người sang người, dù dưới bất kỳ hình thức nào.

Tuy bệnh không lây lan sang những người xung quanh nhưng lại dễ dàng lây lan nhân rộng sang các vùng da khỏe mạnh khác. Vì vậy, người bệnh không nhất thiết phải xa lánh những người bị bệnh tổ đỉa để tránh tạo áp lực khiến người bệnh e ngại, tự ti, từ đó khiến bệnh càng trở nặng hơn.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Bệnh tổ đỉa không có khả năng lây lan từ người sang người dù dưới bất kỳ hình thức nào

Mặc dù bệnh tổ đỉa không lây lan nhưng lại có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 50% trường hợp mắc bệnh tổ đỉa là do di truyền từ thế hệ trước như ông bà, bố mẹ. Nếu trong gia đình có thành viên cùng huyết thống mắc một số bệnh lý da liễu như tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, á sừng, vảy nến, chàm Eczema… thì thế hệ con cháu đời sau sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu, bệnh tổ đỉa không có khả năng tự khỏi hoàn toàn. Có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn khi nhìn thấy các đốm mụn nước vỡ ra, teo tóp và khô lại thì nghĩ rằng bệnh đã tự khỏi. Tuy nhiên, sự thật thì bệnh không phải đã khỏi mà đang tích tụ mầm bệnh, triệu chứng nặng nề hơn và chuyển sang giai đoạn mạn tính, làm tăng nguy cơ lây lan tổn thương đến các vị trị bình thường khác trên cơ thể.

Việc điều trị bệnh tổ đỉa muốn hiệu quả cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, đúng cách và đúng theo phác đồ do bác sĩ chỉ định. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích ngay khi bùng phát triệu chứng bệnh lần đầu tiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp để phòng ngừa biến chứng, giảm thiểu tổn thương và không để lại sẹo trên da.

Một số biện pháp chữa bệnh tổ đỉa hiệu quả hiện nay

Tổ đỉa là căn bệnh da liễu phổ biến và có rất nhiều cách điều trị hiệu quả cao như Tây y, Đông y hay các mẹo dân gian. Tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Mỗi phương pháp đều những ưu và nhược điểm khác nhau, tốt nhất người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng để tìm ta phương án điều trị an toàn nhất.

1. Chữa trị bệnh tổ đỉa bằng thuốc Tây y

Đối với những trường hợp mắc bệnh tổ đỉa nhẹ và vừa nên áp dụng các loại thuốc Tây dạng bôi hoặc dạng uống. Thuốc Tây có khả năng điều trị, ngăn chặn và ức chế sự bùng phát của các triệu chứng bệnh ngoài da, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ của bệnh tổ đỉa mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc điều trị phù hợp
  • Bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ: Thường được chỉ định sử dụng các loại dung dịch thuốc bôi có tính sát khuẩn như: dung dịch jarish, thuốc tím, thuốc xanh metylen hoặc castellani… có tác dụng phòng ngừa bội nhiễm. Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm các loại thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamine, thuốc phòng ngừa bội nhiễm (loratadin, citirizin, telfast…) hoặ thuốc chứa thành phần corticoid liều thấp.
  • Bệnh tổ đỉa mức độ nặng: Với những trường hợp mắc bệnh nặng, triệu chứng nghiêm trọng như da bong tróc vảy, sần sùi trên diện rộng thường được kê đơn sử dụng các loại thuốc mỡ chứa thành phần corticoid, thuốc ức chế hệ miễn dịch Tacrolimus hay thuốc Eumovate, Dermovate, Flucinar… Đồng thời, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn dùng thêm thuốc kháng sinh, chống dị ứng…

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc Tây để cải thiện triệu chứng tổ đỉa trên bề mặt da, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi dưỡng ẩm như physiogel cleanser, cetaphil… để hỗ trợ cấp ẩm, giảm khô ráp và bong tróc.

Lưu ý: Mặc dù các loại thuốc Tây đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc điều trị bệnh tổ đỉa, tuy nhiên việc sử dụng thuốc sai cách rất dễ gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, nếu được chỉ định dùng thuốc Tây trị tổ đỉa, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian quy định.

2. Chữa trị bệnh tổ đỉa bằng các bài thuốc Đông y

Với những người e ngại tác dụng phụ của thuốc Tây thì áp dụng các bài thuốc Đông y cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Tương tự như thuốc tân dược, các bài thuốc Đông y được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc ngâm rửa.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa thường được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc ngâm rửa

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa phổ biến như:

  • Bài thuốc uống: Bài thuốc này có tác dụng phát huy công dụng điều trị từ bên trong cơ thể. Để thực hiện bài thuốc này cần chuẩn bị các dược liệu sau: kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì và một số loại dược liệu khác. Sắc nước thuốc uống hằng ngày có tác dụng tăng cường khả năng đào thải độc tố, kích thích khí huyết lưu thông trơn tru trong cơ thể, bồi bổ chức năng cơ quan tỳ, can, thận, thanh nhiệt, giải độc và chống viêm hiệu quả. Nhờ những công dụng này kéo theo khả năng cải thiện triệu chứng bệnh tổ đỉa rõ rệt.
  • Bài thuốc bôi ngoài da: Bài thuốc này có khả năng cung cấp dưỡng chất, làm mềm da, loại bỏ các lớp vảy bong tróc do da khô, tăng khả năng đàn hồi và kích thích tái tạo các tế bào da mới. Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu gồm: tang bạch bì, bí đao, mật ong, thiên mã hồ… Cho vào siêu thuốc sắc cùng một ít nước cho đến khi cô đặc lại, dùng để thoa lên vùng da bị tổ đỉa hằng ngày.
  • Bài thuốc ngâm rửa: Đây là bài thuốc được đánh giá cao về khả năng tiêu viêm, sát khuẩn, cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, làm mềm da mà lại ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả từ bài thuốc này người bệnh nên kiên trì áp dụng hằng ngày.

3. Mẹo chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Bên cạnh những biện pháp trên, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để làm giảm triệu chứng do bệnh chàm tổ đỉa gây ra. Một số mẹo hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện như:

Lá lốt kết hợp với bồ kết

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng và giảm thiểu triệu chứng sưng tấy cũng như ức chế mầm mống gây bệnh tích tụ dưới da. Còn bồ kết có tác dụng tập trung các mầm bệnh ẩn lại để dễ dàng điều trị. Ngoài lá lốt thì bạn có thể thay thế bằng lá trầu không, lá chè xanh… vì chúng có thành phần dược tính tương tự.

Kiên trì thực hiện mẹo này từ 2 – 3 lần/ tuần, áp dụng cách 2 ngày 1 lần liên tục trong khoảng 1 tháng. Đồng thời, kết hợp với sử dụng các loại thuốc bôi Tây y để tăng hiệu quả điều trị rõ rệt qua từng ngày.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 10 lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối và vớt ra để ráo nước.
  • Dùng 10 quả bồ kết rửa sạch và đập nhỏ ra.
  • Đun sôi nồi nước 2 lít, cho lá lốt và bồ kết vào nấu sôi lên khoảng 15 phút, khi nước chuyển sang màu nâu cánh gián thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.
  • Ngâm khoảng 20 phút cho đến khi nước nguội thì rửa sạch lại bằng nước sạch, thấm khô bằng khăn bông.

Kết hợp rau răm và muối hạt

Trong dân gian, rau răm không chỉ được biết đến là loại rau ăn kèm làm tăng hương vị cho nhiều món ăn ngon mà còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý da liễu nhờ đặc tính kháng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Còn muối hạt chưa qua tinh chế chứa hàm lượng cao vitamin khoáng chất có khả năng tiêu viêm, diệt các loại vi trùng gây bệnh tổ đỉa.

Mẹo này không chỉ hiệu quả mà còn được đánh giá cao vì rất an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng từ người bình thường cho đến phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hay trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Bệnh tổ đỉa có lây không?
Rau răm kết hợp với muối hạt làm tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy do tổ đỉa gây ra

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 nắm lá rau răm tươi, không lẫn tạp chất, sâu rầy và 1/2 muỗng cà phê muối hạt nguyên chất.
  • Rửa sạch rau răm và ngâm vào thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
  • Giã nát rau răm rồi vắt lấy nước cốt, rồi cho muối hạt vào khuấy cho tan đều.
  • Làm sạch vùng da bị tổ đỉa bằng dung dịch sát khuẩn do bác sĩ chỉ định, lau khô bằng khăn sạch.
  • Thoa một lớp mỏng hỗn hợp này lên vùng da bị tổ đỉa, massage nhẹ nhàng rồi đợi cho khô mới tiếp tục thoa thêm một lớp nữa.
  • Để yên trong khoảng 60 phút cho da nghỉ và hấp thu dưỡng chất từ rau răm rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

Dùng tỏi chữa bệnh tổ đỉa

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và đặc biệt còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da… nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 củ tỏi tươi, bóc vỏ và rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Đập dập tỏi rồi cho vào hũ thủy tinh, đổ vào 200ml rượu trắng ngập bề mặt tỏi.
  • Đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 7 – 10 ngày là có thể sử dụng được.
  • Mỗi lần dùng chỉ lấy một lượng rượu nhỏ và thoa lên vùng da bị tổ đỉa, đợi khoảng 10 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm.
  • Lưu ý trước khi thực hiện phải vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ ngày trong thời gian dài để giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng da khô ráp, sần sùi và giảm mụn nước.

Lưu ý: Những bài thuốc dân gian chữa bệnh tổ đỉa chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ và phải kiên trì áp dụng lâu dài mới giúp phát huy hiệu quả mộ cách từ từ. Ngoài ra, tùy theo trường hợp mức độ bệnh nặng hay nhẹ và cơ địa của từng người mà hiệu quả của mẹo này sẽ khác nhau.

Một số lưu ý để phòng ngừa tái phát bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa có đặc tính tái phát rất thường xuyên, nguyên nhân là do mầm bệnh ẩn của tổ đỉa tích tụ nhiều và phát tán nhanh. Vì vậy, việc điều trị chủ yếu dựa vào việc cải thiện các ổ nấm tổ đỉa trên da, kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa tái phát bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi, phục hồi những tổn thương trên da người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Khi ngứa ngáy nên ngâm tay vào nước ấm hoặc bôi kem dưỡng ẩm để giảm ngứa. Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật cứng nhọn cào gãi lên vùng da bị tổ đỉa để tránh gây tróc vảy, người bệnh cũng không được nặn các đốm mụn nước trên da để phòng ngừa tình trạng tổ đỉa bội nhiễm.
  • Thay đổi chế độ ăn uống sao cho lành mạnh, tránh ăn những loại thực phẩm gây dị ứng, khởi phát triệu chứng tổ đỉa như hải sản, thực phẩm có mùi tanh, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, chất kích thích…
  • Tránh để vùng da bị tổ đỉa tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất gây hại. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc nên đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ…
  • Tắm gội sạch sẽ hằng ngày để loại bỏ các loại vi khuẩn, bụi bẩn bám trên bề mặt da. Tránh sử dụng các sản phẩm dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa thành phần kích ứng da trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh có tính chất dai dẳng, rất dễ tái phát và gây nhiều ảnh hưởng phiền toái đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, để việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao, phòng ngừa tái phát lâu dài, tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...