Sử Dụng Cây Ngải Dại Chữa Viêm Da Cơ Địa Có Tốt Không
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến từ xưa cho đến nay. Tuy nhiên, thực chất phương pháp này vẫn là mẹo dân gian nên vẫn còn nhiều người hoài nghi về tác dụng thực sự của loại dược liệu này. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của cây thuốc này trong bài viết dưới đây.
Chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại có thực sự hiệu quả không?
Cây ngải dại có tên khoa học là Artermisia Indica Willd, đây là loại cây thân thảo mọc hoang rất nhiều trong tự nhiên. Loại cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc như Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai… Ngải dại có hình dạng khá giống với cây ngải cứu, tuy nhiên dược tính của chúng thì lại khác nhau.
Theo ghi chép trong Đông y, cây ngải dại có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị những bệnh lý da liễu, trong đó có viêm da cơ địa. Công dụng chính của dược liệu là giúp thanh nhiệt giải độc, kháng viêm, chống khuẩn, từ đó làm giảm thiểu nhanh chóng các triệu chứng bệnh.
Còn trong các nghiên cứu khoa học, trong lá ngải dại còn chứa một số hoạt chất tốt có khả năng chống nhiễm trùng hiệu quả. Bên cạnh đó, chiết xuất tinh dầu ngải dại khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương sẽ giúp làm mềm da, cấp ẩm, giảm bong tróc và cắt nhanh cơn ngứa ngáy hiệu quả. Thậm chí, theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã kết luận rằng những dược chất trong cây ngải dại có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của những tế bào ung thư.
Với những dược tính tốt vừa kể trên, có thể thấy cây ngải dại là loại dược liệu có khả năng hỗ trợ chữa trị viêm da cơ địa rất hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế thì các loại dược liệu nói chung, kể cả cây ngải dại đều chứa hàm lượng dược tính khá ít nên chỉ phù hợp với những trường hợp mắc bệnh nhẹ. Còn những người mắc bệnh nặng, triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm sẽ không đạt hiệu quả khi áp dụng biện pháp này.
Gợi ý một số cách chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại
Mẹo dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa đã có từ xa xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Có rất nhiều cách sử dụng cây ngải dại để đạt được hiệu quả chữa bệnh như nấu nước ngâm rửa, thuốc đắp vết thương, tắm nước lá…
1. Đắp lá ngải dại lên vết thương viêm da cơ địa
Giúp giữ lại trọn vẹn các dược chất trong lá ngải dại, từ đó phát huy công dụng cải thiện triệu chứng hiệu quả hơn. Cách này cũng rất đơn giản và dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian và công sức.
Chuẩn bị: Một nắm lá ngải dại tươi và một ít muối biển.
Cách thực hiện:
- Lá ngải tươi hái hoặc mua về loại bỏ các lá sâu, héo, đem đi rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho hết phần lá ngải dại vào trong cối giã nhuyễn cùng 2 thìa muối biển.
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn thông thường, sau đó đắp lá ngải dại đã giã nhuyễn lên vết thương.
- Giữ nguyên trong vòng 15 – 20 phút và thư giãn tại chỗ hoặc dùng băng gạc cố định thuốc đắp lại.
- Sau đó rửa lại bằng nước ấm cho sạch sẽ, thấm khô bằng khăn bông và bôi kem dưỡng ẩm lên (nếu có) để tăng hiệu quả.
2. Sắc nước lá ngải dại để uống
Với những người được chẩn đoán bị viêm da cơ địa do tích tụ độc tố trong cơ thể dẫn đến bùng phát triệu chứng ngáy ngáy, nóng rát trên da thì uống nước sắc từ lá ngải dại là mẹo hay không thể bỏ qua.
Chuẩn bị: 200g lá ngải dại và một ít muối biển
Cách thực hiện:
- Chỉ dùng lá ngải dại tươi, không sâu rầy héo úa, rửa sạch và pha vào nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo.
- Cho hết lá ngải dại vào nồi nước sôi sắc cùng 500ml nước.
- Nấu cho đến khi nước sôi bùng lên và cạn xuống còn khoảng 200ml nước thuốc thì tắt bếp.
- Lọc lấy phần nước thuốc đổ ra chén chia thành 2 phần và uống hết trong ngày. Nên uống khi nước còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Ngâm rửa và tắm từ cây ngải dại
Với những người bị viêm da cơ địa ở tay, chân hay toàn thân thì nấu nước lá ngải dại để tắm hay ngâm rửa là cách hiệu quả nhất. Kiên trì thực hiện thường xuyên sẽ giúp kiểm soát rất tốt các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy và nóng rát trên bề mặt da.
Chuẩn bị: 50g cây ngải dại, lấy cả phần thân và rễ.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch phần cây ngải dại đã chuẩn bị để loại bỏ hết đất cát, bụi bẩn, ngâm vào trong nước muối loãng khoảng 15 phút cho sạch hoàn toàn.
- Vò cây ngải dại cho hơi nát hoặc nghiền cho nhuyễn ra, cho vào nồi nước sôi và nấu cùng 2 thìa muối biển.
- Đổ hết phần nước lá ngải dại ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc thêm nước vào cho ấm ấm để ngâm rửa vùng da bị tổn thương hoặc tắm hằng ngày.
- Trong lúc tắm, có thể kết hợp dùng bã lá cây ngải dại chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Áp dụng mẹo này khoảng 2 – 3 lần/ tuần, mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút. Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm đi thì ngưng lại.
Một số lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại
Cũng tương tự như những mẹo chữa viêm da cơ địa bằng thảo dược khác, dùng cây ngải dại dù hiệu quả, an toàn nhưng trong quá trình áp dụng, người bệnh cần chú ý tuân thủ một số nguyên tắc để phòng ngừa những biến chứng rủi ro ngoài ý muốn.
- Nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ về việc chữa viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian này. Nếu quyết định áp dụng nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm, không nên bỏ ngang giữa chừng vì sẽ làm giảm hiệu quả và mất thời gian của người bệnh.
- Dùng cây ngải dại chữa viêm da cơ địa thực chất chỉ là mẹo dân gian được truyền miệng, chưa được khoa học kiểm chứng nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng khi áp dụng biện pháp này.
- Hết sức chú ý trong việc thu hái hay mua cây ngải dại, chỉ sử dụng ngải dại mọc tự nhiên, không lẫn hóa chất, thuốc hay sâu rầy để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe.
- Chú ý rửa sạch ngải dại trước khi sử dụng, đặc biệt đối với các phương pháp đắp và bôi để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể làm gây bệnh.
- Chống chỉ định sử dụng cây ngải dại đối với người bệnh có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với các thành phần trong ngải dại. Nên thử trước bằng cách môi một ít lên tay và đợi xem da có phản ứng lại hay không mới quyết định sử dụng lên toàn thân.
- Để tăng hiệu quả điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần chú ý kết hợp chăm sóc và bảo vệ làn da bằng cách ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh, điều độ, vận động mỗi ngày, tránh tiếp xúc với dị nguyên, hạn chế cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương, vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng các sản phẩm làm sạch sâu, dịu nhẹ, bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi…
- Kiểm soát căng thẳng, áp lực của bản thân, thay vào đó nên cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ cho đầu óc thoải mái, tinh thần thư giãn. Vì mệt mỏi quá độ cũng là một trong những nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng bệnh.
Hy vọng những thông tin cơ bản về mẹo chữa viêm da cơ địa bằng cây ngải dại trong bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về biện pháp này. Thực tế, đây chỉ là mẹo giúp cải thiện triệu chứng ngoài da, chứ không có khả năng giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, hãy nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị phù hợp, hiệu quả cao với tình trạng bệnh của từng người.
Xem Thêm:
- Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Trầu Không – Cách Làm Đúng Từ A-Z
- Cách Dùng Lá Bàng Chữa Viêm Da Cơ Địa Theo Kinh Nghiệm Cổ Truyền
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!