Cách Dùng Lá Bàng Chữa Viêm Da Cơ Địa Theo Kinh Nghiệm Cổ Truyền
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Lá bàng chữa viêm da cơ địa là một trong những mẹo dân gian không phải ai cũng biết nhưng lại đem đến hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng. Dược tính trong lá bàng có tác dụng làm giảm thiểu những tổn thương trên bề mặt da, từ đó giảm ngứa, giảm bong tróc da hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa từ loại lá này, người bệnh cần chú ý trong cách chế biến và sử dụng.
Dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả không?
Cây bàng là loại cây rất phổ biến ở nước ta, chúng mọc nhiều nhất ở các vùng đồng bằng. Với thân cây to, tán rộng nên cây bàng được nhân dân sử dụng như một loại cây che bóng mát. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết rằng lá bàng còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số loại bệnh da liễu như viêm da cơ địa, nổi mề đay, vảy nến, á sừng, mụn, chàm da… rất hiệu quả.
Ngoài ra, công dụng này của lá bàng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và ghi chép lại trong sách, điển hình là trong quyền “Những cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam” được xuất bản năm 1983 của GS. TS Đỗ Tất Lợi cho biết, lá bàng có những công dụng chính gồm:
- Chữa các vết thương mưng mủ, mụt nhọt
- Chữa viêm da cơ địa, dị ứng da, chàm má
- Chữa viêm loét, nhiệt miệng, sưng nướu
- Chữa bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến
- Chữa bỏng xăng có mủ ở chân
- Giảm ngứa do vết thương kéo da non
- Chữa trị bệnh lỵ và chườm để giảm đau
- Chữa tê thấp, chứng ra nhiều mồ hôi
Theo quan niệm trong Đông y thì hầu hết mọi bộ phận của lá bàng đều có khả năng điều trị bệnh. Tuy nhiên, phần lá cây bàng vẫn là bộ phận được khai thác chủ yếu để sử dụng vì có chứa nhiều thành phần dược tính hơn so với các bộ phận còn lại như quả, vỏ cây…
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong lá bàng có chứa nhiều hoạt chất quý như tannin, flavonoid, phytosterol… có khả năng hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương ngoài da, vết thương của bạn dù có mưng mủ hay lở loét cũng sẽ nhanh chóng khô lại, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ bị viêm nhiễm.
Đặc biệt, hoạt chất Tanin trong lá bàng còn có tác dụng sát khuẩn tốt, ngăn ngừa tình trạng vết thương mưng mủ. Chính vì vậy, ngay khi những triệu chứng của viêm da cơ địa vừa khởi phát người bệnh nên sử dụng lá bàng ngay để vết thương được kiểm soát, làm giảm ngứa ngáy những nốt sưng viêm không thể lây lan sang các vùng da khác gây mất thẩm mỹ và nhanh lành hơn.
Điểm cộng lớn nhất của phương pháp này đó là giúp tiết kiệm công sức và chi phí điều trị bệnh nhiều hơn so với các biện pháp dùng thuốc Tây hay thuốc Đông y thông dụng. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm thì cách này cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Vì là phương pháp có nguồn gốc xuất phát từ dân gian nên vẫn chưa được phổ biến như những biện pháp y học hiện đại.
Ngoài ra, vì lá bàng là thảo dược tự nhiên nên dược tính sẽ không thể mạnh như các loại thuốc Tây nên tác dụng của nó sẽ đến khá chậm, mất nhiều thời gian nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cảm nhận rõ ràng công dụng của nó.
Tóm lại, dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa vẫn được xem là một trong những cách chữa bệnh có thể áp dụng được. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng cho những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ, phù hợp với người không muốn sử dụng nhiều thuốc Tây hay không có điều kiện kinh tế.
Gợi ý 4 cách dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa
Có rất nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng từ sắc lấy nước uống, nấu tắm hay ngâm rửa… và cách thực hiện cũng rất đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần phải tốn quá nhiều công sức. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên ưu tiên sử dụng các loại lá còn non vì trong chúng có nhiều nhựa, dược chất tốt.
Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy thử tham khảo các cách đơn giản sau đây:
Ngâm rửa nước lá bàng
Chuẩn bị: 10 lá bàng non
Cách thực hiện:
- Lá bàng đem rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 15 phút cho sạch hết bụi bẩn cùng vi khuẩn.
- Cho hết lá vào nồi nước lớn nấu cho sôi lên khoảng 10 phút, nước sôi bùng lên thì vặn nhỏ lửa nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Đổ hết nước ra thau nhỏ, đợi cho nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương, chủ yếu là ngâm tay và chân.
Tắm nước lá bàng non
Cũng như phương ngâm rửa, tắm cũng có cách thực hiện tương tự. Cách này phù hợp với những người có vùng da bị viêm trên khắp cơ thể, trong đó có những vị trí không thể tự nhìn thấy để ngâm rửa hay bôi thuốc lên được thì tắm sẽ là cách tốt nhất.
Chuẩn bị: 15 lá bàng non và một ít muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá bàng hái về rửa sạch và ngâm vào trong thau nước muối loãng khoảng 15 phút, rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho hết phần lá bàng đã rửa sạch vào trong nồi, đun sôi cùng 2 lít nước và một ít muối hạt.
- Khi nước đã sôi già thì lọc lấy nước lá đổ ra thau, có thể pha thêm nước lạnh cho nước ấm lại để tắm.
- Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp dùng lá bàng vò nát chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm cơ địa.
Bôi nước cốt lá bàng
Sử dụng nước cốt lá bàng sẽ giúp tận dụng trọn vẹn các dược chất trong lá bàng và tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Chuẩn bị: 2 – 3 lá bàng non và muối hạt
Cách thực hiện:
- Lá bàng non rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt lá.
- Cho lá vào cối giã hay máy xay cùng một ít muối hạt.
- Vắt lấy phần nước cốt lá bàng rồi bỏ phần bã đi.
- Vệ sinh vùng da bị tổn thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý rồi dùng tăm bông thấm nước cốt lá bàng bôi đều lên da.
- Nên thực hiện trước khi đi ngủ, sau khi bôi thì để qua đêm rồi rửa lại thật sạch vào ngày hôm sau.
- Kiên trì áp dụng ít nhất ngày 2 lần để giúp các triệu chứng bệnh được cải thiện hiệu quả nhất.
Đắp lá bàng lên da
Ngoài bôi nước cốt lá bàng thì nhiều người chọn cách đắp trực tiếp phần lá bàng giã nhuyễn để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Chuẩn bị: 2 – 3 lá bàng non
Cách thực hiện:
- Lá bàng rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng trong vòng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Cho lá vào cối giã nhuyễn cùng một ít muối hạt.
- Vệ sinh vùng da bị viêm cơ địa, sau đó đắp trực tiếp hỗn hợp lá bàng giã nhuyễn lên da khoảng 15 phút. Lúc này, hoạt chất Tanin sẽ nhanh chóng thấm sâu vào bên trong da và xử lý các triệu chứng.
- Sau đó, rửa sạch lại bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn hoàn toàn.
Một số lưu ý khi áp dụng mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng
Mặc dù mẹo dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa tại nhà có nhiều ưu điểm như hiệu quả cao, lành tính, an toàn, dễ thực hiện, tiết kiệm tối đa chi phí điều trị và gần như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như phòng ngừa những rủi ro ngoài ý muốn, người bệnh cần chú ý một số điều sau đây:
- Trước khi quyết định áp dụng lá bàng để chữa viêm da cơ địa hay bất kỳ mẹo dân gian nào khác nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
- Nên ưu tiên dùng lá bàng non, không bị sâu rầy vì có chứa nhiều dược tính trị bệnh hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng… Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít nước mới đủ cấp ẩm cho làn da luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất tẩy rửa, lông chó mèo, bụi bẩn… để tránh khởi phát các triệu chứng bệnh.
- Trong quá trình áp dụng nếu có bất kỳ vấn đề gì hay phản ứng khó chịu trên da nên ngưng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Mẹo dùng lá bàng chữa viêm da cơ địa là phương pháp được bắt nguồn từ dân gian nên khó tránh khỏi việc hiệu quả không ổn định, có người thì hiệu quả cao và cũng có người không đạt được hiệu quả. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Xem Thêm:
- Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Tỏi, Tỏi Đen Hiệu Quả Nhất
- Hướng Dẫn Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Lốt Đúng Cách, Giảm Bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!