Xét Nghiệm Chỉ Số Creatinin Bao Nhiêu Là Suy Thận? Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Xét nghiệm chỉ số Creatinin bao nhiêu là suy thận được nhiều người quan tâm. Chỉ số Creatinin sẽ phản ánh trạng tình trạng hoạt động của thận đang ở mức độ nào, suy giảm bao nhiêu phần trăm,… Các số liệu này hỗ trợ chẩn đoán bệnh các vấn đề về thận chính xác hơn.

Chỉ số Creatinin là gì? Nguyên nhân Creatinin tăng

Creatinin là sản phẩm được tạo ra phân rã các Creatinin ở cơ bắp trên của cơ thể khi đã chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Trong các nghiên cứu cho thấy, Creatinin có nguồn gốc nội sinh được sản xuất từ các hoạt động như tuỵ, gan, thận. Trong khi đó, Creatinin có nguồn gốc ngoại sinh do lượng thức ăn cung cấp vào cơ thể mỗi ngày.

Xét Nghiệm Chỉ Số Creatinin Bao Nhiêu Là Suy Thận? Giải Đáp
Xét nghiệm chỉ số Creatinin bao nhiêu là suy thận được nhiều người quan tâm

Thành phần này được tạo ra rồi đưa trở lại vòng tuần hoàn, đào thải qua các cầu thận và không được tái hấp thụ. Tuy nhiên, do một số vấn đề về sức khỏe, chức năng thận suy giảm mà các Creatinin thay vì được đẩy ra bên ngoài, chúng sẽ tích lũy trong cơ thể.

Dựa vào chỉ số Creatinin trong máu kết hợp với chỉ số Creatinin niệu sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc đánh giá trạng thái hoạt động của thận, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Theo đó, nồng độ Creatinin tăng trong suy thận càng cao thì chứng tỏ chức năng thận càng suy giảm. Do đó, khi nhận thấy các chỉ số Creatinin ổn định, chứng tỏ chức năng thận vẫn hoạt động bình thường.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến Creatinin trong máu tăng cao:

  • Trường hợp tổn thương thận, suy thận thường có nồng độ Creatinin cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là lượng Creatinin không thể đào thải bên ngoài, lâu dần sẽ tồn đọng trong máu.
  • Người bị suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp, tăng axit uric, viêm cầu thận,…
  • Với những trường hợp bị hoại tử cơ bắp, những tế bào phân tử bị phân rã nếu không được đào thải ra ngoài sẽ đi vào trong máu và dẫn đến tổn thương thận.
  • Xét nghiệm cho thấy chỉ số Creatinin trong máu tăng cao có thể xảy ra với những trường hợp mắc bệnh nhược giáp.

Xét nghiệm chỉ số creatinin bao nhiêu là suy thận? Giải đáp

Về vấn đề “xét nghiệm chỉ số Creatinin bao nhiêu là suy thận?” được nhiều người quan tâm. Theo đó, khi xét nghiệm chỉ số này trong suy thận, người bệnh cần nhận biết mức độ Creatinin ở người bình thường, người mắc bệnh suy thận và suy thận giai đoạn nặng. Từ đó, bạn sẽ nhận biết được tình trạng sức khoẻ của mình đang ở giai đoạn nào.

1. Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu?

Thực tế cho thấy, chỉ số Creatinin trong máu bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác, giới tính. Cụ thể, chỉ số Creatinin bình thường ở người trẻ tuổi, đối tượng nam hay nữ sẽ có sự khác biệt.

Chỉ số Creatinin bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số Creatinin bình thường ở người trẻ tuổi, đối tượng nam hay nữ sẽ không giống nhau

Theo đó, chỉ số Creatinin của người bình thường nằm ở khoảng giá trị tương ứng sau:

  • Nam giới trưởng thành: 0,6 – 1,2 mg/dl (xấp xỉ 74 – 110 µmol/l).
  • Nữ giới trưởng thành: 0,5 – 1,1 mg/dl (xấp xỉ 58 – 96 µmol/l).
  • Tuổi vị thành niên: 0,5 – 1,0 mg/dl (tương đương 44 – 88,4 µmol/l).
  • Trẻ em: 0,3 – 0,7 mg/dl (khoảng 26,52 – 61,99 µmol/l).
  • Trẻ sơ sinh: 26 – 106 µmol/l.

Có thể nhận thấy, chỉ số suy thận ở độ tuổi thành niên thường có biến động ít nhiều do với người lớn tuổi. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm chỉ số Creatinin cũng có thể thay đổi bởi một số yếu tố như:

  • Xét nghiệm sau khi tiêu thụ thức ăn chứa hàm lượng protein cao
  • Hồng cầu bị vỡ tại thời điểm phân tích
  • Nồng độ Creatinin cao nhất vào buổi chiều và thấp nhất vào sáng sớm

2. Nồng độ Creatinin ở người suy thận là bao nhiêu?

Chỉ số Creatinin tăng so với mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận. Theo các bác bác sĩ chuyên khoa, giá trị xét nghiệm nồng độ Creatinin thường tương ứng với các cấp độ bệnh (từ cấp độ 1 đến cấp độ 4).

Nồng độ Creatinin ở người suy thận là bao nhiêu?
Chỉ số Creatinin ở người bị suy thận theo các cấp độ

Dưới đây là chỉ số Creatinin ở người bị suy thận theo các cấp độ:

  • Suy thận độ I: <1.5 (mg/dl) hoặc <130 (µmol/l). Đây là cấp độ thấp nhất của bệnh suy thận.
  • Suy thận độ II: 1.5 (mg/dl)– 3.4 hoặc 130 – 300 (µmol/l). Ở giai đoạn này, chức năng thận suy giảm khoảng 50% so với bình thường
  • Suy thận độ IIIa: 3.5 (mg/dl) hoặc 6 và 300 – 500 (µmol/l). Giai đoạn này, các biểu hiện do bệnh lý gây ra thể hiện rõ ràng, chức năng thận suy giảm nhiều.
  • Suy thận độ IIIb: 6 – 10 (mg/dl) hoặc 500 – 900 (µmol/l).
  • Suy thận độ IV: >10 (mg/dl) hoặc >900 (µmol/l). Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận. Lúc này thận gần như mất chức năng hoàn toàn.

Trường hợp bị suy thận ở giai đoạn IIIb, người bệnh bắt buộc can thiệp chạy thận tốn kém. Nhiều trường hợp phải chạy thận nhân tạo trong suốt quãng đời còn lại.

Ngoài việc dựa vào chỉ số Creatinin để chẩn đoán bệnh suy thận, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm khác như:

  • Albumin huyết thanh
  • Xét nghiệm GFR (mức lọc cầu thận)
  • Xét nghiệm lượng protein trong nước tiểu
  • Microalbumin niệu
  • Xét nghiệm chỉ số ure trong máu

Biểu hiện nhận biết nồng độ Creatinin tăng cao

Đa số trường hợp bị suy thận khi xét nghiệm có chỉ số Creatinin tăng cao nhưng không xuất hiện các biểu hiện cụ thể. Trong một số trường hợp bị suy thận được phát hiện bị động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các triệu chứng bệnh lý ở giai đoạn đầu thường mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác.

Biểu hiện nhận biết nồng độ Creatinin tăng cao
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Creatinin trong vòng 48 giờ vượt quá 42,5 µmol/l được chẩn đoán là suy thận cấp

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Creatinin trong vòng 48 giờ vượt quá 42,5 µmol/l được chẩn đoán là suy thận cấp. Các triệu chứng bệnh lý có xu hướng diễn tiến nhanh chóng, ồ ạt và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Ngoài ra, người mắc bệnh suy thận cũng có thể nhận biết thông qua một số biểu hiện lâm sàng như đi tiểu ít hơn so với bình thường, tay chân phù nề, tăng huyết áp, thiếu máu, cảm giác yếu ớt. Đồng thời, bệnh lý có thể gây ra các triệu chứng ít gặp hơn như nôn mửa, da khô, đau lưng, ngứa ngáy da,… Khi các dấu hiệu trên điển hình cho thấy bệnh lý đã diễn tiến sang giai đoạn nặng. Việc điều trị lúc này thường rất tốn kém và gần như không thể phục hồi chức năng thận hoàn toàn.

Cách giúp ổn định chỉ số Creatinin trong suy thận

Có nhiều biện pháp giúp ổn định nồng độ Creatinin trong máu và nước tiểu. Trường hợp chỉ số này tăng cao do chế độ ăn uống sinh hoạt, các loại thực phẩm hoặc một số bệnh lý khác, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống và tuân thủ nguyên tắc điều trị để khắc phục.

Trường hợp tăng nồng độ Creatinin do các vấn đề về thận, trong đó có suy thận, người bệnh cần tiến hành điều trị sớm. Ở mỗi giai đoạn bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ bệnh lý, sẽ chỉ định phương pháp bảo tồn hoặc can thiệp ngoại khoa.

Cách giúp ổn định chỉ số Creatinin trong suy thận 
Cung cấp nhiều chất xơ, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây và các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ chức năng thận

Song song với việc điều trị, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, tăng cường tập luyện để góp phần làm ổn định nồng độ Creatinin trong suy thận. Cụ thể:

  • Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước để giúp đào thải hoàn toàn các chất cặn bã, độc tố ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, tránh uống nhiều nước trước khi ngủ vì có thể gây đi tiểu đêm, tăng áp lực lên thận.
  • Cung cấp nhiều chất xơ, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây và các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ chức năng thận, tăng cường sức khoẻ tổng thể.
  • Kiêng các món ăn chứa nhiều đường, muối, thức ăn nhanh, đồ đông lạnh, các thức uống chứa gas, chất kích thích,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao và cân chỉnh thời gian làm việc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, áp lực, stress trong thời gian dài.
  • Hạn chế sử dụng các loại nội tạng động vật và các loại thực phẩm giàu canxi, kali (các loại thịt đỏ, hải sản,…).

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, khoa học có thể hỗ trợ ổn định chỉ số Creatinin trong suy thận, giúp làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh lý. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, cần điều trị dứt điểm sớm nguyên nhân gây bệnh, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Xét nghiệm chỉ số Creatinin bao nhiêu là suy thận?” và một số vấn đề liên quan. Để nhận biết bệnh lý sớm, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán sớm. Ngoài xét nghiệm nồng độ Creatinin, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng bệnh lý và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Báo chí, truyền hình đưa tin về hiệu quả bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang

Báo Chí, Truyền Hình Đưa Tin Về Hiệu Quả Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý Mãnh lực Phục dương khang của Trung tâm Thuốc dân tộc...
Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám MIỄN PHÍ Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...