Hội Chứng Niệu Đạo là gì? Nguyên nhân và Cách chẩn đoán
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hội chứng niệu đạo đề cập đến một nhóm triệu chứng khởi phát ở niệu đạo khi bị kích thích. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được thăm khám và điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Hội chứng niệu đạo là gì?
Niệu đạo là một ống nhỏ được nối từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Đối với nam giới, niệu đạo còn là ống dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh. Theo đó, hội chứng niệu đạo là thuật ngữ chỉ một nhóm những triệu chứng có thể xảy ra ở niệu đạo khi bị kích thích. Khi cơ quan này bị kích thích, sưng tấy lên sẽ làm thu hẹp lòng niệu đạo lại. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
Các triệu chứng của hội chứng niệu đạo khá giống với viêm niệu đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Tuy nhiên, nhiễm virus, vi khuẩn không được xem là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Theo các chuyên gia, hội chứng niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng niệu đạo
Thực tế nhận thấy, các biểu hiện của hội chứng này tương tự với viêm niệu đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều này khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn, điều trị sai cách và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết hội chứng niệu đạo:
- Cảm giác đau khi đi tiểu
- Mắc tiểu thường xuyên, tiểu ít
- Cảm giác mắc tiểu mặc dù vừa tiểu xong
- Đau thắt lưng
- Đau bụng, khó chịu
- Đau ở bộ phận sinh dục, nhất là khi quan hệ tình dục.
Hội chứng này có thể gây chảy máu ở dương vật, đi kèm với một số biểu hiện khác ảnh hưởng đến chức năng tình dục như đau khi xuất tinh, sưng tinh hoàn, lẫn máu trong tinh dịch.
Nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo
Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp nhận và điều trị nhận thấy, hội chứng này có liên hệ mật thiết với các yếu tố môi trường và một số tình trạng bệnh lý.
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây ra hội chứng này:
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Việc mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng ở niệu đạo. Một số bệnh lý có thể kể đến như lậu, chlamydia, mycoplasma bộ phận sinh dục.
- Sử dụng dung dịch, vật dụng gây kích ứng: Hóa chất trong một số loại xà phòng, sản phẩm vệ sinh cá nhân, các biện pháp tránh thai có thể gây kích thích niệu đạo, từ đó làm tăng nguy cơ bùng phát triệu chứng ở cơ quan này. Một số sản phẩm người bệnh cần thận trọng khi sử dụng như nước rửa phụ khoa, sữa tắm, nước hoa vùng kín, sản phẩm bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Hội chứng niệu đạo có thể xuất hiện khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Nguyên nhân là sau khi nhiễm trùng, bộ phận này thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương, viêm nhiễm hơn.
- Quan hệ tình dục thô bạo: Thói quen quan hệ tình dục nhiều lần, thô bạo có thể gây tổn thương niệu đạo, nhất là ở nữ giới. Trường hợp tình trạng viêm nhiễm dẫn đến hội chứng hiệu đạo cũng được xem là một phần của việc phục hồi tự nhiên.
- Một số yếu tố rủi ro khác: Ngoài những tác nhân trên, hội chứng niệu đạo còn có thể xảy ra bởi một số yếu tố khác như có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục, quan hệ tình dục không dùng bao cao su, nhiễm khuẩn ở thận/ bàng quang, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, gặp các vấn đề niệu đạo như hẹp niệu đạo, phụ nữ đã sinh nhiều con, sinh nở không phẫu thuật cắt tầng sinh môn,…
Chẩn đoán và điều trị hội chứng niệu đạo
Có thể nhận thấy, các biểu hiện lâm sàng do hội chứng này gây ra có điểm tương đồng với các bệnh lý ở đường tiết niệu. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng để xác định nguyên nhân, yếu tố khởi phát, mức độ triệu chứng. Từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chẩn đoán bệnh lý
Bên cạnh khai thác tiền sử bệnh lý, các câu hỏi liên quan đến triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm để hỗ trợ quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi.
Dưới đây là một số kỹ thuật xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán hội chứng:
- Lấy mẫu máu xét nghiệm
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm trên vùng xương chậu của bệnh nhân
Điều trị hội chứng niệu đạo
Các phương pháp điều trị hội chứng này tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, đối tượng và khả năng đáp ứng. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc Tây, can thiệp ngoại khoa.
Một số biện pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh lý, bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Đối với những trường hợp triệu chứng nhẹ, xảy ra do sử dụng sản phẩm không phù hợp, vệ sinh bộ phận sinh dục kém hoặc duy trì các thói quen xấu. Người bệnh cần thay đổi lối sống để kiểm soát hội chứng nhanh chóng. Theo đó, bạn cần quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên, đúng cách, tránh mặc quần lót bó sát, hầm bí,…
- Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nghi ngờ hội chứng khởi phát do nhiễm trùng xuất hiện trên những xét nghiệm. Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co thắt tác động lên dây thần kinh nhằm giảm đau; Thuốc chẹn alpha giúp cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn.
- Can thiệp ngoại khoa: Trường các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật (trường hợp khởi phát do co thắt niệu đạo) để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng nặng nề và tái đi tái lại nhiều lần.
Phòng ngừa hội chứng niệu đạo
Hội chứng niệu đạo có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa tái phát thông qua một số biện pháp sau:
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường khắc phục nhanh chóng.
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh. Trong trường hợp cần thiết, hãy sử dụng bao cao su và tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
- Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để hỗ trợ quá trình đào thải độc tố, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm ở bàng quang, niệu đạo. Bên cạnh đó, kiêng dùng nước ngọt có gas, cà phê, bia rượu, trà đặc,…
- Cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu, nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để tránh vi khuẩn tấn công vào niệu đạo.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là trước – sau khi quan hệ tình dục.
Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về hội chứng niệu đạo. Hội chứng này không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở niệu đạo, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm Niệu Đạo Nam Giới: Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Điều Trị
- Viêm Niệu Đạo Do Lậu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!