Viêm Niệu Đạo Có Lây Không? Cách Ngăn Ngừa Lây Lan

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm niệu đạo có lây không? Theo các chuyên gia, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… gây bệnh có thể lây nhiễm thông qua đường tình dục, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc lây từ mẹ sang con qua sinh nở. 

Viêm niệu đạo có lây không?

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm nằm trong hệ thống đường tiết niệu, ảnh hưởng đến việc tiểu tiện của người bệnh. Theo đó, niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo còn là con đường vận chuyển tinh dịch phóng ra ngoài.

Viêm niệu đạo có lây không?
Viêm niệu đạo gây ra các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt, đau rát khi quan hệ, tiết dịch hôi tanh ở lỗ niệu đạo,…

Bệnh có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Trong đó tỷ lệ nữ giới viêm niệu đạo thường cao hơn do ống niệu đạo của phụ nữ ngắn, nằm gần âm đạo, lỗ hậu môn, dễ bị vi khuẩn từ các khu vực này tấn công. Bệnh kéo dài không được kiểm soát khiến nam và nữ giới đối mặt với nhiều biến chứng.

Do đó, bạn đọc nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy vùng kín có biểu hiện như tiểu rát, tiểu khó, tiết dịch niệu đạo bất thường, có màu lạ, mùi hôi,… Nếu không điều trị đúng cách, viêm nhiễm có thể lan rộng, hoặc chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn cho việc điều trị và khiến bệnh nhân tốn nhiều chi phí.

Các chuyên gia nhận định, quá trình hình thành viêm nhiễm niệu đạo có liên quan đến các loại vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Thông thường khi nhắc đến chứng bệnh này, người ta sẽ phân nó ra thành hai dạng là viêm không do bệnh lậu và viêm do bệnh lậu.

Đánh giá nguyên nhân chính tác động dẫn đến viêm nhiễm, một số tác nhân được chuyên gia liệt kê hàng đầu đó là vi khuẩn E.coli, Trichmonas, Chlamydia, Candida, vi khuẩn gram dương – âm,… Đây là những tác nhân có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác hoặc lan rộng trên cơ thể bệnh nhân.

Do đó, với thắc mắc: “Viêm niệu đạo có lây không?”, câu trả lời là . Bệnh lây nhiễm chủ yếu thông qua đường tình dục, nhất là khi người bệnh không kiêng cữ, quan hệ tình dục không an toàn trong thời gian điều trị. Chính vì thế, nhiều trường hợp cả hai vợ chồng đều mắc phải chứng bệnh này.

Viêm niệu đạo có lây không?
Người bệnh thắc mắc viêm niệu đạo có lây không

Ngoài ra, theo thống kê cho thấy, tỷ lệ người bệnh mắc viêm niệu đạo không do lậu có khả năng lây bệnh thấp hơn so với người mắc bệnh do vi khuẩn bệnh lậu gây ra. Tuy nhiên, bạn đọc không nên chủ quan, cần chủ động khám chữa sớm và tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân và người xung quanh.

Con đường lây nhiễm viêm niệu đạo

Như trên đã giải đáp thắc mắc: “Viêm niệu đạo có lây không?”, câu trả lời là có. Vậy bệnh lây nhiễm thông qua những con đường nào? Dưới đây là những trường hợp lây nhiễm thường gặp, bạn đọc nên chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe:

Lây qua đường tiếp xúc mầm bệnh

Theo các bạn đã biết, bệnh viêm niệu đạo hình thành có liên quan đến các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng,… tấn công và gây tổn thương niệu đạo. Khi người khác tiếp xúc trực tiếp với mần bệnh có khả năng nhiễm phải chúng và phát bệnh viêm nhiễm trên các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là vùng kín.

Ngoài ra, trường hợp người khác dùng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh như quần lót, khăn tắm, chậu tắm,… có nguy có nhiễm gián tiếp mẫu bệnh phẩm từ cơ thể người bệnh. Điều này có khả năng khiến người này mắc bệnh, nhất là trường hợp cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, có sức khỏe kém.

Con đường lây nhiễm viêm niệu đạo
Viêm nhiễm có thể lây lan thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân, quan hệ với người bệnh hoặc lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh thường

Lây lan mầm bệnh qua quan hệ tình dục

Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, bác sĩ khuyến khích người bệnh nên kiêng quan hệ trong thời gian này để phòng rủi ro bệnh nặng hơn hoặc lây nhiễm sang bạn tình. Bởi, theo đánh giá từ các chuyên gia, đường tình dục là con đường lây nhiễm chính của căn bệnh này.

Dịch tiết từ niệu đạo chứa tác nhân gây bệnh bám vào bộ phận sinh dục, niệu đạo của “đối tác”, chúng có thể lưu trú và hình thành viêm nhiễm. Đặc biệt là trong trường hợp nam giới và nữ giới không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trước và sau khi quan hệ.

Lây nhiễm từ mẹ sang con khi sinh nở

Ngoài hai nguyên nhân kể trên, các vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh có thể lây lan sang trẻ sơ sinh thông qua sinh thường. Lúc này, cơ thể bé khá nhạy cảm, hệ miễn dịch và đề kháng yếu nên hại khuẩn có khả năng tấn công, gây viêm nhiễm cơ thể trẻ như tại mắt, đường hô hấp. Một số trường hợp trẻ sinh ra bị mù hoặc dị tật mắt bẩm sinh.

Cách phòng tránh viêm niệu đạo lây lan

Viêm niệu đạo có lây không?. Các con đường lây nhiễm bệnh đã được đề cập trong nội dung bên trên, bạn đọc cần lưu ý và phòng tránh. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Cách phòng tránh viêm niệu đạo lây lan
Thăm khám sớm và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để điều trị viêm niệu đạo dứt điểm, phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh

Đồng thời, bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc lây nhiễm tác nhân gây hại cho người khác. Một số lưu ý như sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Với nữ giới, tuyệt đối không nên thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, không dùng dụng cụ sắt, cứng làm tổn thương niêm mạc vùng kín. Với nam giới, nên vệ sinh phần bìu, bao quy đầu sạch sẽ tránh hại khuẩn lưu trú.
  • Lựa chọn loại dung dịch vệ sinh phù hợp, ưu tiên lợi có chiết xuất từ thiên nhiên. Dùng với liều dùng phù hợp, không lạm dụng có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến cáo từ bác sĩ. Nhất là việc tạm thời ngừng sinh hoạt tình dục đến khi bệnh được kiểm soát, chữa trị dứt điểm.
  • Nhằm phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, gây viêm niệu đạo, bạn nên chung thủy đời sống một vợ một chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình, nên quan hệ tình dục an toàn, bảo vệ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể cho cả hai.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm, quần áo lót, bồn tắm,… phòng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.
  • Nữ giới khi có ý định mang thai nên cùng chồng thăm khám sức khỏe sinh sản để sớm phát hiện bất thường và khắc phục sớm. Trường hợp nhận thấy nữ giới mắc chứng viêm niệu đạo, việc mang thai sẽ tạm hoãn đến khi bệnh được điều trị hoàn toàn để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người đã mắc viêm niệu đạo cần chú ý điều chỉnh lịch sinh hoạt, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất để cơ thể sớm phục hồi, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cân bằng điện giải, kích thích việc đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể, phòng nguy cơ nước tiểu tích tụ gây nhiễm khuẩn ngược ảnh hưởng sức khỏe.
  • Người bệnh nên tái khám định kỳ để theo dõi quá trình điều trị bệnh có hiệu quả hay không. Trường hợp không có dấu hiệu cải thiện hoặc nghi ngờ viêm nhiễm lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Viêm niệu đạo có lây không?”. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường tình dục, tiếp xúc với mầm bệnh hoặc lây cho trẻ sơ sinh khi thai phụ sinh thường. Do đó, bạn nên chủ động kiểm soát bệnh sớm, tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân và người thân.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...