Ngứa Niệu Đạo Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Ngứa niệu đạo có thể khởi phát ở cả nam và nữ giới. Tình trạng này thường cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số bệnh xã hội khác. Triệu chứng nếu không được thăm khám và can thiệp điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngứa niệu đạo là bệnh gì?
Ngứa niệu đạo đề cập đến tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở ống dẫn nước tiểu do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do vi khuẩn, virus, vi nấm,… Ngứa niệu đạo là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng. Trong đó chiếm đa số là trường hợp mắc chứng rối loạn tiểu tiện.
Ngứa niệu đạo được xem là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm niệu đạo. Theo đó, người bệnh cần chủ động theo dõi, thăm khám sớm để giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, tránh phát sinh biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể cũng như khả năng sinh sản.
Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, ở người bị rối loạn tiểu tiện hay viêm niệu đạo thường xuất hiện các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, đau rát khi tiểu tiện, nước tiểu có mùi khai nồng, ngứa niệu đạo,…
Bên cạnh đó, tình trạng ngứa ống dẫn tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh lý thường gặp ở nữ giới do niệu đạo có cấu tạo ngắn. Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những bệnh lý gây ngứa niệu đạo và đi kèm với một số biểu hiện như tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, đau vùng bụng dưới,…
- Viêm niệu đạo: Đây là bệnh lý xảy ra do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào niệu đạo và gây viêm nhiễm. Phổ biến nhất là ở người bị nhiễm chlamydia, bệnh lậu đi kèm các triệu chứng như khó chịu, tiểu buốt, buồn nôn,…
- Viêm thận, nhiễm trùng máu: Những bệnh lý này được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Bệnh lý cần được chẩn đoán chính xác, can thiệp điều trị sớm để bảo vệ sức khoẻ.
- Bệnh xã hội: Biểu hiện điển hình ở các bệnh xã hội là ngứa rát ở bộ phận sinh dục, đau vùng chậu, xuất hiện mụn, tiết dịch bất thường,…
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ngứa niệu đạo
Thực tế, có nhiều nguyên nhân gây ngứa niệu đạo. Tuy nhiên, một số nguyên nhân thường gặp gây khởi triệu chứng như:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục kém, không đúng cách, nhất là sau khi quan hệ tình dục, tiểu tiện. Điều này làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, lan rộng sang niệu đạo và phát sinh phản ứng viêm.
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và bừa bãi có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai,…
- Triệu chứng có thể xảy ra do suy giảm sức đề kháng. Ở nhiều trường hợp, người bệnh có sức đề kháng yếu khiến cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và gây ra tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm ở niệu đạo.
- Khởi phát do vi khuẩn E Coli, loại vi khuẩn này dễ dành tấn công vào cơ thể thông qua nhiều đường khác nhau, dẫn đến viêm nhiễm trực tiếp ở niệu đạo.
- Ngoài ra, một số bệnh lý ở hệ bài tiết cũng có thể gây ảnh hưởng đến niệu đạo, gây ngứa ngáy như ứ trệ nước tiểu, sỏi tiết niệu,…
Khi bị ngứa niệu đạo, người bệnh thường nhận thấy một số biểu hiện đi kèm. Những triệu chứng này thường không giống nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, một số triệu chứng thường gặp, bao gồm:
- Tiểu rắt, khó tiểu, buốt rát khi đi tiểu khiến nhiều người bệnh nhịn tiểu
- Việc nhịn tiểu lâu ngày ảnh hưởng xấu đến bàng quang, thận
- Tiểu ít, tiểu gấp, đi tiểu nhiều lần và luôn trong trạng thái buồn tiểu
- Căng tức, đau vùng bàng quang, bụng dưới
- Cơ thể khó chịu, mệt mỏi, ớn lạnh, không tập trung
- Nước tiểu có màu dục, mùi khai nồng hoặc màu hồng trà
Trường hợp bị ngứa niệu đạo đi kèm với một số biểu hiện như sốt cao, đau lưng, buồn nôn,… có thể tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng nề và có khả năng cao là các loại vi khuẩn tấn công vào thận. Người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám – chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Ngứa niệu đạo có nguy hiểm không?
Tình trạng ngứa ống dẫn tiểu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tổng thể cũng như khả năng sinh sản ở người bệnh. Một số trường hợp bệnh lý nhẹ có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị y tế.
Tuy nhiên, có trường hợp bệnh lý kéo dài và tác động xấu đến sức khoẻ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Trường hợp ngứa niệu đạo nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm niệu đạo và gây ra nhiều hậu quả về sau.
- Viêm niệu đạo: Ngứa niệu đạo lâu ngày nếu không được kiểm soát có thể gây viêm niệu đạo do nấm, vi khuẩn, khuẩn E Coli, khuẩn lậu,…
- Nhiễm trùng máu, suy thận: Vi khuẩn xâm nhập lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm ở thận, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Bệnh nếu không được kiểm soát sớm có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng,…
- Tăng nguy cơ vô sinh: Trường hợp ngứa niệu đạo do mắc các bệnh xã hội như giang mai, lậu, chlamydia,… có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Bởi các loại vi khuẩn này tấn công liên tục vào bộ phận sinh dục và gây viêm cổ tử cung, tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn,… Lâu dần sẽ gây hiếm muộn, mất khả năng tình dục và vô sinh.
Biểu hiện ngứa niệu đạo không quá nguy hiểm ở giai đoạn mới khởi phát và có thể kiểm soát nhanh chóng nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan trước các biểu hiện bất thường hoặc tự ý điều trị có thể khiến triệu chứng tiến triển nặng nề và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
Cách khắc phục tình trạng ngứa niệu đạo
Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa âm đạo có thể được kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng an toàn, hiệu quả, mang lại kết quả tốt và hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Để quá trình điều trị ngứa niệu đạo đạt được kết quả tốt nhất, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán. Sau khi xác định nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Với những trường hợp bị ngứa niệu đạo ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây giúp kiểm soát triệu chứng như:
- Thuốc chống dị ứng
- Thuốc kháng viêm, kháng sinh: Amoxicillin, nitrofurantoin, trimethoprim,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Aspirin, paracetamol,…
2. Tận dụng một số thảo dược tự nhiên chữa bệnh
Một số bài thuốc dân gian kết hợp từ các dược liệu tự nhiên có độ an toàn, lành tính cao giúp cải thiện tình trạng ngứa niệu đạo đáng kể. Cách chữa này phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau, nhất là trường hợp không được chỉ định dùng tân dược.
Tuỳ thuộc vào thể bệnh cụ thể cũng như các biểu hiện đi kèm, người bệnh có thể lựa chọn một số bài thuốc phù hợp giúp cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.
- Cây mã đề: Theo tài liệu y học cổ truyền, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn, hơi thanh mát, công dụng tiêu viêm sưng, thanh nhiệt, giảm đau rát khi đi tiểu, đẩy lùi vi khuẩn xâm nhập.
- Râu ngô: Râu ngô chứa các hoạt chất, vitamin có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng niệu đạo, đồng thời hỗ trợ điều trị sỏi niệu đạo.
- Lá chè tươi: Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong lá chè xanh có chứa các hoạt chất chống oxy hoá, kháng khuẩn, tiêu viêm tốt, giúp hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nấm và chống ung thư.
Phòng ngừa ngứa niệu đạo bằng cách nào?
Thực tế nhận thấy, ngứa niệu đạo có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, triệu chứng có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, sau điều trị bạn cần chủ động áp dụng các biện pháp giúp phòng ngừa triệu chứng tái đi tái lại. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức khoẻ tổng thể, hạn chế triệu chứng tái phát.
- Hạn chế hoặc kiêng các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng gây ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể.
- Không hút thuốc lá, sử dụng bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas gây kích thích phản ứng viêm trở nên nặng nề hơn.
- Cần đi tiểu ngay khi cơ nhu cầu, nhất là sau khi quan hệ tình dục.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và đúng cách để hạn chế vi khuẩn, nấm tấn công gây ngứa niệu đạo và làm tăng nguy cơ viêm niệu đạo không đặc hiệu và do lậu.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp nâng cao thể trạng, hạn chế hại khuẩn tấn công và gây bệnh.
- Chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ từ 2 – 3 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường và điều trị nhanh chóng.
Ngứa niệu đạo có thể kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Ngược lại, trường hợp chủ quan trước các biểu hiện bất thường có thể khiến tình trạng tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Xem Thêm:
- Ngứa Niệu Đạo Nam, Nữ Giới: Nguyên Nhân và Cách Xử Trí
- Hội Chứng Niệu Đạo là gì? Nguyên nhân và Cách chẩn đoán
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!