Viêm Tai Giữa Mạn Tính

Viêm tai giữa mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh lý hình thành do sự tấn công dai dẳng của virus, vi khuẩn ở tai giữa trong thời gian dài hoặc viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm tai giữa mạn tính là gì?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở nhiều độ tuổi và đối tượng khác nhau. Theo các chuyên gia, bệnh lý tiến triển thành nhiều giai đoạn với mức độ nguy hiểm khác nhau, trong đó viêm tai giữa được đánh giá có mức độ nghiêm trọng và khó điều trị. Bệnh lý xảy ra do tình trạng viêm tai giữa cấp tính kéo dài dai dẳng, không được điều trị dứt điểm hoặc tái phát nhiều lần.

Viêm Tai Giữa Mạn Tính nguy hiểm không? Chữa được không?
Viêm tai giữa mạn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời

Tình trạng nhiễm trùng thường xảy ra tại vùng tai, nhất là phía sau màng nhĩ. Điều này khiến người bệnh khó chịu trong thời gian dài. Trong tai giữa có ống Ottat, nhiệm vụ chính là giúp thoát dịch ở tai, khi ống này bị tổn thương, viêm tắc dẫn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các triệu chứng bệnh lý kéo dài có có thể ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có thủng màng nhĩ dẫn đến điếc vĩnh viễn.

Thống kê nhận thấy, viêm tai giữa có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, khởi phát chủ yếu ở trẻ nhỏ bởi cấu tạo ống Ottat lúc này nằm ngang và ngắn nên khiến dịch mủ dễ dành chảy ra ngoài, dẫn đến viêm nhiễm.

Viêm tai giữa mạn tính đang có xu hướng gia tăng do nhiều yếu tố khác nhau như ô nhiễm môi trường, các bệnh lý liên quan cao. Bệnh lý tác động không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược, sức đề kháng suy giảm.

Bệnh lý nếu không được theo dõi, thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Trong đó, một số biến chứng có thể kể đến như:

  • Thủng màng nhĩ: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể sản sinh nhiều dịch nhầy kèm mủ ứ đọng trong tai, từ đó làm tăng áp lực tại cơ quan này. Chúng chèn ép lên màng nhĩ và gây thủng màng nhĩ. Các lỗ thủng thường có khả năng tự phục hồi sau 72 giờ đồng hồ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh cần can thiệp y tế kịp thời.
  • Suy giảm thính lực: Khi bị viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính, bệnh nhân đều gặp phải tình trạng suy giảm thính lực. Tình trạng này có thể xảy ra trong khoảng thời gian vài ngày hoặc kéo dài và dẫn đến mất thính giác tạm thời. Biến chứng này có xu hướng tái phát thường xuyên và gây tổn thương màng nhĩ, gây điếc.
  • Nhiễm trùng lân cận: Tổn thương do viêm tai giữa mạn tính gây ra nếu không được điều trị kịp thời có thể lan rộng sang những bộ phận xung quanh, nhất là nhiễm trùng xương chũm. Tình trạng khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn, đồng thời hình thành các nang mủ dịch trong tai.
  • Giảm khả năng giao tiếp: Khi tai bị giảm thính lực, các chức năng hoạt động của tai cũng như trung khu thần kinh ở não cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và phản ứng chậm chạp.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng thường gặp trên, người bị viêm tai giữa và viêm tai giữa mạn tính cũng có thể đối mặt với một số biến chứng khác như nhiễm trùng xương trong tai, mất thị lực, xơ nhĩ, chảy dịch trong màng nhĩ, hình thành u trong tai, viêm não, liệt cơ mặt, viêm màng não,...

Nguyên nhân viêm tai giữa mạn tính

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây viêm tai giữa mạn tính là do vi khuẩn, virus tấn công hình thành viêm nhiễm và kéo dài trên 6 tuần. Bên cạnh đó, bệnh lý còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác dẫn đến viêm tắc ống thông ở tai, gây ứ đọng dịch nhầy.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa mãn tính 
Cảm cúm, cảm lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa mạn tính

Dưới đây là một số yếu tố khiến ống Ottat bị sưng đau, tắc nghẽn:

  • Dị ứng
  • Nhiễm khuẩn
  • Cảm lạnh, cảm cúm
  • Viêm xoang cấp/ mãn tính
  • Viêm họng
  • Hội chứng down
  • Dịch nhầy bị dư thừa
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm tai giữa

Ngoài ra, việc không kiểm soát viêm tai giữa cấp tính cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa mạn tính. Khi bị viêm tai giữa ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường có xu hướng bỏ qua các triệu chứng, không chữa trị kịp thời. Lâu dần các triệu chứng sẽ phát triển thành mãn tính.

Hơn nữa, tự ý sử dụng thuốc điều trị cũng có thể khiến bệnh lý kéo dài, tăng nguy cơ kháng thuốc, gặp nhiều rủi ro và gây khó khăn trong quá trình chữa trị về sau. Bên cạnh đó, bệnh lý cũng có thể bùng phát mạnh bởi một số yếu tố nguy cơ như:

  • Thay đổi thời tiết hoặc trời chuyển lạnh
  • Thay đổi áp suất, độ cao đột ngột
  • Khói thuốc lá
  • Lạm dụng kháng sinh (trường hợp bệnh lý khởi phát do virus)
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến tai - mũi - họng
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học

Triệu chứng viêm tai giữa mạn tính

Theo các chuyên gia, viêm tai giữa tại từng giai đoạn sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Đối với bệnh lý thể mãn tính, có thể nhận biết dễ dàng, các biểu hiện thường xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên tai với tần suất liên tục, lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Dấu hiệu nhận biết 
Chảy dịch mủ từ tai kéo dài trên 6 tuần là một trong những biểu hiện nhận biết bệnh lý

Theo đó, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sức khỏe khi phát hiện các dấu hiệu sau:

  • Đau tai nhẹ
  • Tai trong luôn nặng, cảm nhận áp lực
  • Sốt nhẹ
  • Mất ngủ
  • Chảy dịch mủ từ tai kéo dài trên 6 tuần
  • Suy giảm thính lực
  • Mất thính lực tạm thời

Trường hợp bệnh khởi phát ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần lưu ý một số biểu hiện sau:

  • Trẻ bị mất khả năng thăng bằng
  • Đau tai, nhất là khi ngủ dẫn đến quấy khóc, bứt tai
  • Chán ăn, mất ngủ
  • Cáu kỉnh, quấy khóc liên tục
  • Dịch từ tai chảy ra

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng khởi phát của bệnh viêm tai giữa thể cấp tính như sốt, đau nhức tai, thính lực kém, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Hoặc trường hợp có tiền sử viêm tai cũng nên chú ý kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nhằm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai giữa mạn tính ăn gì và kiêng gì?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý. Việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh không chỉ giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và còn hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

Viêm tai giữa mạn tính ăn gì và kiêng gì? 
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh lý

Viêm tai giữa mạn tính ăn gì? 

  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin A có trong đu đủ, cà rốt, gan bò,... giúp tăng cường thính giác, đồng thời bảo vệ niêm mạc tai
  • Bổ sung nhiều iot trong rong tảo biển, cá biển để tăng khả năng phục hồi bệnh
  • Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể, tránh ù tai
  • Có thể bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây khô, các loại củ vào thực đơn dinh dưỡng thường xuyên
  • Bổ sung kẽm trong hải sản để cải thiện tình trạng chóng mặt
  • Cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại quả như cam, quýt, bưởi, lựu,... để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm tươi, giàu đạm
  • Chỉ sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu oliu, dầu dừa, dầu lạc,... và nhóm thực phẩm chứa omega - 3 như cá béo.
  • Bạn chỉ nên dùng nước tinh khiết để ăn uống, tránh dùng nước máy chứa nhiều Clo.

Viêm tai giữa kiêng gì? 

  • Không sử dụng bia rượu, chất kích thích gây suy giảm sức đề kháng
  • Hạn chế nhai kẹo cao su và thực hiện hoạt động nhai nhiều lần
  • Kiêng các thức ăn có kết cấu khô, cứng bởi chúng có thể khiến tình trạng viêm tai giữa tiến triển nặng nề, tác động xấu vùng tai của bệnh nhân
  • Tránh dùng các món ăn chứa nhiều đường và dễ tăng cân như kẹo, bánh mì, socola,...
  • Không dùng các món ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ vì có thể khiến tình trạng viêm, sưng đau ở vùng tai giữa trở nên nặng nề hơn
  • Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng, kích thích sự tạo mủ cũng như gia tăng đau nhức như thịt đỏ, hải sản, đồ nếp, tôm,...
  • Các thực phẩm cứng, dai, giòn có thể gây vướng ở cổ họng, từ đó tăng nguy cơ hình thành đờm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính xảy ra khi tổn thương do viêm tai giữa cấp tính không được kiểm soát. Mặc dù gây ra nhiều biến chứng nặng nề nhưng bệnh lý có thể kiểm soát tốt nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính 
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng tai - mũi - họng

Bên cạnh điều trị y tế, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát như sau:

  • Tích cực điều trị dứt điểm viêm tai giữa cấp tính để phòng ngừa viêm tai giữa mạn tính cũng như các biến chứng nặng nề.
  • Chủ động tiêm phòng viêm màng não, cúm để ngăn chặn vi khuẩn phế cầu khuẩn. Bởi đây được xem là tác nhân gây viêm tai giữa
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá
  • Chú ý giữ ấm cơ thể để phòng ngừa cảm cúm, cảm lạnh
  • Cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đến 1 năm đầu
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng tai - mũi - họng
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện thể dục, thể thao để giúp nâng cao thể trạng, phòng ngừa tác nhân gây hại tấn công cơ thể.

Viêm tai giữa mạn tính nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...