Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng, nhất là trẻ em. Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Viêm tai giữa có tự khỏi được không? Giải đáp

Tai giữa là một bể không khí ở phía sau màng nhĩ chứa các rung xương nhỏ được gọi là ossicles. Tai giữa được nối với phía sau bằng ống eustachian. Ống này có nhiệm vụ cung cấp không khí sạch cho tai giữa, hút dịch nhầy, giữ áp suất không khí ở mức bình thường.

Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Số liệu thống kê nhận thấy, trẻ em thường có xu hướng bị viêm tai giữa cao hơn người lớn. Nguyên do là trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường hô hấp, dị ứng. Các tình trạng sức khỏe này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công vào tai giữa và gây nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, ống eustachian ở trẻ thường ngắn, hẹp và nằm ngang. Cấu tạo này có thể làm tăng khả năng “bẫy” vi khuẩn, virus, khiến chất lỏng dễ tích tụ hơn. Ở trẻ em, khối tổ chức adenoids (có vị trí ở trần vòm họng) còn to, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa.

Nhiều người thắc mắc “Viêm tai giữa có tự khỏi được không?”. Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh lý có tự khỏi không còn tùy thuộc vào thời gian phát bệnh và triệu chứng lâm sàng. Cụ thể:

Các dấu biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết:

  • Đau tai (cơn đau âm ỉ hoặc liên tục, rõ hơn là đột ngột đau nhói)
  • Xuất hiện dịch ấm chảy ra qua ống tai
  • Cảm giác như tai bị bít tắc
  • Giảm thính lực
  • Buồn nôn

Những triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ khác với người trưởng thành:

  • Biếng ăn, chán ăn
  • Sốt 38 độ C
  • Khó chịu, cáu bẳn
  • Nhức đầu
  • Thường xuyên đưa tay lên tai hoặc đầu

Các biểu hiện bệnh lý ở mức độ nhẹ thường kéo dài từ 2 – 3 ngày và có thể thuyên giảm hẳn mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng, gây đau nhức dữ dội, lúc này người bệnh cần can thiệp điều trị để kiểm soát triệu chứng hoàn toàn, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, viêm tai giữa có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

  • Viêm màng não
  • Viêm xương chũm
  • Rách/ thủng màng nhĩ
  • Suy giảm thính lực hoặc mất thính lực vĩnh viễn

Trong nhiều trường hợp, sau khi khỏi nhiễm trùng, chất lỏng trong tai giữa vẫn có thể tồn đọng lại trong tai giữa và có thể gây ra một số biểu hiện ở mức độ nhẹ trong vài tuần hoặc vài tháng. Theo đó, tình trạng này được chẩn đoán và viêm tai giữa ứ dịch.

Người bị viêm tai giữa cần làm gì?

Có thể nhận thấy, bệnh viêm tai giữa có thể tự khỏi được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bệnh có thể tự cải thiện ở mức độ nhẹ nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát kịp thời. Do đó, khi mắc bệnh viêm tai giữa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

1. Thăm khám sớm

Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở tai, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám – chẩn đoán. Bên cạnh thăm khám lâm sàng, bác sĩ cũng có thể thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thương, giai đoạn tiến triển, từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Người bị viêm tai giữa cần làm gì?
Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở tai, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám – chẩn đoán

Một số phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh lý, bao gồm:

  • Nội soi tai
  • Đo lưỡng nhĩ
  • Xét nghiệm dịch tai
  • Kiểm tra phản xạ âm

2. Tiến hành điều trị bệnh lý

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị dựa trên các yếu tố sau:

  • Loại viêm tai giữa, mức độ nghiêm trọng
  • Tiền sử viêm tai giữa
  • Thời gian khởi phát bệnh
  • Độ tuổi và đối tượng mắc bệnh
  • Nhiễm trùng tai giữa có ảnh hưởng đến thính giác không?

Không phải tất cả trường hợp bị viêm tai giữa đều sử dụng thuốc điều trị. Bởi nhiều trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi. Theo đó, bác sĩ sẽ theo dõi quá trình tiến triển của bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, viêm tai giữa ở trẻ có thể khỏi trong vòng 24 – 48 tiếng đồng hồ.

Trong trường hợp khởi phát cơn đau và sốt kéo dài hơn 72 tiếng, bác sĩ sẽ can thiệp điều trị để kiểm soát bệnh lý.

Điều trị bằng kháng sinh:

Tiến hành điều trị bệnh lý
Trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh chữa viêm tai giữa, người bệnh cần tuân thủ về liều dùng và thời gian dùng thuốc

Như đã đề cập, đa số các trường hợp bị viêm tai giữa không cần dùng kháng sinh. Nhóm thuốc này không thường được chỉ định vì:

  • Không mang lại công dụng đối với người bị viêm tai giữa do virus
  • Không giúp không dịch tích tụ ở tai giữa
  • Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng
  • Thường không có tác dụng giảm đau trong 24 giờ kể từ khi bị nhiễm trùng

Trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh chữa viêm tai giữa, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối về liều dùng cũng như thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, ngưng hoặc thay đổi kế hoạch khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, thời gian dùng kháng sinh điều trị bệnh sẽ kéo dài khoảng 10 ngày. Trẻ em trên 6 tuổi không xuất hiện tình trạng nhiễm trùng nặng chỉ cần dùng thuốc từ 5 – 7 ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc không kê đơn:

Để làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như Acetaminophen, Ibuprofen. Bên cạnh đó, thuốc nhỏ tai cũng có thể được bác sĩ khuyến cáo sử dụng để làm sạch tai, chống viêm và giảm đau.

Đặt ống hơi vào màng nhĩ:

Trường hợp bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, trẻ mất thính lực trong thời gian dài, chậm nói. Bác sĩ có thể cân nhắc đặt ống thông hơi vào màng nhĩ (Ear Tubes). Theo đó, ống thông hơi sẽ được đưa vào tai giữa để cân bằng áp suất không khí bên trong tai, giúp chất lỏng tích tụ trong ống tai dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

3. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bị viêm tai giữa cần kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Chăm sóc tại nhà  
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, lợi khuẩn probiotic, vitamin C, vitamin D3 giúp tăng cường hệ miễn dịch

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị viêm tai giữa:

  • Chườm ấm lên phía sau tai để cải thiện tình trạng đau nhức
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, lợi khuẩn probiotic, vitamin C, vitamin D3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe.
  • Người bệnh có thể xoa dầu mullein bên trong tai để mang lại hiệu quả trong việc hút ẩm, làm khô tai.

Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa tái phát

Để phòng ngừa viêm tai giữa tái đi tái lại thường xuyên, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng cúm mỗi năm (đối với người trưởng thành và trẻ nhỏ)
  • Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời kể từ khi chào đời. Trường hợp bú bình, nên bế trẻ thay vì để nằm.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn
  • Uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, gừng, tỏi, nghệ, cá béo omega-3, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm giàu đạm,…
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, sữa bò, các sản phẩm từ sữa bò
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và đúng cách.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm tai giữa có tự khỏi được không?” và một số vấn đề liên quan. Theo các chuyên gia, bệnh lý có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng, phòng ngừa biến chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...