Viêm Tai Giữa Có Bị Điếc Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm tai giữa có bị điếc không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi tổn thương do bệnh lý gây ra không chỉ khiến tai bị đau nhức mà còn làm giảm thính lực, ảnh hưởng đến khả năng nghe. Theo các chuyên gia, viêm tai giữa nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn.
Viêm tai giữa có bị điếc không? Giải đáp
Viêm tai giữa đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm vùng tai do vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc tai gây tổn thương và viêm. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,…
Bệnh viêm tai giữa có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, cấu tại ống tai Eustache thường ngắn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Người bị viêm tai giữa thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Đau nhức trong tai
- Mất thính lực một phần
- Chảy dịch nhầy trong tai, kèm theo mủ xanh và vàng
- Sưng tấy vùng trong hoặc sau tai
- Sốt nhẹ
- Đau đầu, chóng mặt
- Chán ăn, dễ mất ngủ
Theo các chuyên gia, bệnh viêm tai giữa đáp ứng tốt các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trường hợp bệnh chuyển biến nặng, việc điều trị thường khó khăn và mất nhiều thời gian. Lúc này, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Về vấn đề “Viêm tai giữa có bị điếc không?” Các chuyên gia cho biết, tổn thương do bệnh lý gây ra nếu không được kiểm soát hoàn toàn có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn và một số biến chứng nặng nề khác như:
- Viêm màng não
- Thủng màng nhĩ
- Xơ hóa màng nhĩ
- Áp xe não
- Áp xe màng cứng
- Viêm xương chũm
- Tử vong
Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám – chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc nhỏ tai để kiểm soát bệnh lý. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa để phòng ngừa biến chứng nặng nề.
Các biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa bị điếc
Các triệu chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng nghe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn gây điếc vĩnh viễn và những biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, việc can thiệp điều trị sớm và phòng ngừa bệnh lý là rất cần thiết.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa viêm tai giữa cấp tính và mãn tính:
- Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời. Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ bú bình và không nằm bú.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, khói bụi. Nhất là đối với trẻ nhỏ, tránh để trẻ đến những nơi đông người trong thời gian điều trị bệnh.
- Tích cực điều trị các bệnh lý liên quan đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang,…
- Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên và đúng cách. Nên sử dụng nước muối sinh lý để giúp sát khuẩn, chống viêm và làm sạch hiệu quả
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng sát khuẩn, tránh đưa tai hoặc những vật chứa nhiều vi khuẩn, bụi bẩn lên vùng tai
- Không hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc lá
- Tránh sử dụng bia rượu, chất kích thích, nước ngọt có gas, các món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ, gia vị cay nóng,…
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vào chế độ ăn hàng ngày để giúp phục hồi sức khỏe, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát
- Thăm khám tai – mũi – họng định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và điều trị nhanh chóng.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Viêm tai giữa có bị điếc không?” cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây điếc vĩnh viễn và nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.
Xem Thêm:
- Viêm Tai Giữa Có Tự Khỏi Được Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Viêm Tai Giữa Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!