Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Lây Như Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu phổ biến dễ gặp nhưng lại không dễ để điều trị khỏi dứt điểm. Đặc trưng của bệnh là những tổn thương ở các vị trí như bàn tay, bàn chân… với những vùng da bong tróc, nứt nẻ, khô cứng… khiến nhiều người e ngại khi tiếp xúc với người bệnh. Vậy viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một dạng viêm da mạn tính và theo thống kê có đến 20% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, cho đến nay y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh này là gì, những nhận định liên quan cho thấy chủ yếu là do yếu tố di truyền, dị ứng, gan bị tổn thương…

Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mạn tính dễ gặp nhưng lại rất khó chữa trị

Cụ thể sự xuất hiện của viêm da cơ địa là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm yếu tố cơ địa hay viêm da cơ địa di truyền và sự suy giảm hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể cùng các tác động từ môi trường xung quanh.

  • Những người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc tẩy rửa, bị côn trùng cắn, phấn hoa, lông động vật…
  • Mắc một số bệnh liên quan đến các yếu tố như vảy nến, viêm da tiếp xúc, bệnh á sừng, viêm da dị ứng
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển mùa khiến không khí lạnh và hanh khô hơn.
  • Những người có thói quen hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.
  • Căng thẳng quá mức trong thời gian dài kèm theo chế độ ăn uống không đủ chất.
  • Bị nhiễm trùng do một vài bệnh lý cấp tính.

Bệnh đặc trưng với những biểu hiện như ngứa ngáy, da khô cứng, nổi mụn ngứa, dễ bị viêm nhiễm, đỏ da, bong tróc, nứt nẻ, chàm hóa, dày da… Những triệu chứng này bùng phát đột ngột và tự thuyên giảm dần, tuy nhiên cứ tái phát liên tục vào một thời điểm nên rất khó điều trị. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai ở mọi độ tuổi, trong đó phổ biến nhất là ở trẻ em.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Lây như thế nào?

Từ những nguyên nhân vừa kể trên, có thể thấy những nguyên nhân gây bệnh không hề có sự xuất hiện của vi khuẩn, virus hay nấm. Vì vậy, bệnh viêm da cơ địa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người kia thông qua việc tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung.

Thực chất đây là bệnh liên quan đến cơ địa của mỗi người, tức là những người có địa dễ dị ứng hoặc sức đề kháng yếu sẽ mắc bệnh. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tiếp xúc với người bị viêm da cơ địa mà không cần phải lo lắng về vấn đề lây nhiễm.

Viêm da cơ địa có lây không?
Bệnh viêm da cơ địa không có khả năng lây nhiễm từ người sang người thông qua việc tiếp xúc hay sinh hoạt chung

Tuy bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại có khả năng lây lan trên chính cơ thể của người bệnh. Như đã biết, đặc trưng của bệnh là những cơn ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh phải gãi liên tục, mạnh, làm vỡ các đốm mụn nước làm cho vùng da bị tổn thương ngày càng nặng lớn hơn, kéo dài thời gian chữa trị.

Vì vậy, người bệnh cần chú ý chú trọng điều trị ngay từ khi bệnh vừa khởi phát để dễ kiểm soát bệnh, phòng ngừa lây lan sang những vùng da lân cận. Ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Da liễu để được tư vấn hướng điều trị kịp thời.

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Ngoài “viêm da cơ địa có lây không?” thì “viêm da cơ địa có di truyền không?” cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Vì có rất nhiều trường hợp trong gia đình có nhiều hơn một thành viên mắc bệnh, nhưng nếu bệnh không phải do lây nhiễm thì nguyên nhân do đâu?

Lý giải vấn đề này, các chuyên gia cho biết mắc dù bệnh viêm da cơ địa không lây lan qua đường tiếp xúc nhưng lại có khả năng di truyền qua các thế hệ với những người có quan hệ huyết thống trực hệ. Hầu hết các trường hợp bị viêm da cơ địa đều có sự liên quan đến yếu tố tiền sử gia đình, cụ thể như sau:

  • Có đến 80% trẻ sơ sinh chào đời mắc bệnh viêm da cơ địa (bệnh chàm sữa) nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
  • Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 50 – 60% nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh.
  • Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ em nếu có người thân (không phải bố mẹ) cùng chung huyết bị bệnh.
  • Nếu anh chị em có dấu hiệu bị bệnh viêm da cơ địa thì trẻ sinh đôi cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao khoảng 77%.

Bệnh viêm da cơ địa nguy hiểm như thế nào?

Viêm da cơ địa là bệnh đặc trưng với một số triệu chứng như ngứa ngáy, da khô nứt nẻ, nổi mẩn đỏ… Bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm cho sức khỏe và tình mạng của người bệnh nhưng lại mang đến gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.

Không những vậy, những vết mẩn đỏ, trầy xước do cào gãi mạnh trên da tay, da chân khiến người bệnh trở nên tự ti trong giao tiếp hằng ngày. Đáng lo ngại nhất đó là bệnh rất khó chữa khỏi dứt điểm, lan rộng dần trên cơ thể người bệnh và nếu không được can thiệp điều trị, khắc phục triệu chứng có thể gây ra một số biến chứng như:

Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa rất khó chữa và dễ biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm và để lại những vết sẹo xấu trên da
  • Gây bội nhiễm, nhiễm trùng da do người bệnh có thói quen cào gãi bằng tay, đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong thông qua những vết thương hở.
  • Tạo thành những vết sẹo xấu xí từ vết nứt nẻ, chảy máu trên da khiến người bệnh tự ti.
  • Với những trường hợp các tổn thương của viêm da cơ địa xuất hiện ở vùng mí mắt khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong và gây ra viêm kết mạc.
  • Một số ít trường hợp bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như viêm mũi dị ứn, suy hô hấp, hen suyễn…

Chữa bệnh viêm da cơ địa có dễ không?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý điển hình với phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì vậy, rất khó để có thể chữa khỏi bệnh dứt điểm hoàn toàn, việc điều trị chủ yếu nhằm giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống tùy theo tình trạng bệnh.

Ngoài ra, để góp phần cải thiện triệu chứng bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa hằng ngày. Ưu tiên sử dụng những loại sữa tắm, xà phòng không chứa chất tạo mùi, nhiệt độ nước tắm vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh để ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Vệ sinh nơi ở, không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, hóa chất, lông động vật…
  • Dưỡng ẩm da hằng ngày sau khi tắm kể cả đang bệnh hoặc không bệnh. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp cấp nước, dưỡng chất cần thiết, không bị khô, tránh tình trạng nứt nẻ, chảy máu… Khi chọn mua người bệnh nên cân nhắc đọc kỹ thành phần để tìm ra sản phẩm phù hợp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vận động, tập thể dục thể thao hằng ngày để có một sức khỏe tốt, hệ miễn dịch chắc chắn chống lại bệnh tật.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ da liễu về cách sử dụng thuốc, dù là thuốc uống hay thuốc bôi.
  • Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nếu muốn áp dụng các biện pháp chữa viêm da cơ địa dân gian hay Đông y để đem lại hiệu quả và an toàn tuyệt đối.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp những thắc mắc của quý bạn đọc về viêm da cơ địa có lây không. Hãy thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt khi thấy có sự xuất hiện bất thường của các dấu hiệu về da để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...