Lang Ben Đỏ

Lang ben đỏ là một trường hợp phổ biến của bệnh lang ben. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện các dát, đốm da có màu hồng hoặc đỏ tập trung ở phần thân trên, ít ngứa và không gây đau. Nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị sớm, tổn thương da do bệnh lý gây ra sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lang ben đỏ là bệnh gì?

Lang beng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm nấm da nông do vi nấm Pityrosporum ovale (nấm Malassezia) gây ra. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện các dát da giảm/tăng sắc tố hoặc các dát da màu hồng. Trường hợp sang thương là các dát hồng được gọi là lang beng đỏ.

Lang Ben Đỏ: Dấu Hiệu Nhận Biết và Cách Điều Trị Bệnh
Lang ben đỏ là một trường hợp phổ biến của bệnh lang ben

Tương tự như bệnh lang ben trắng, lang ben đỏ không gây đau rát, ít ngứa (thường chỉ ngứa khi tiết nhiều mồ hôi). Tuy nhiên, tổn thương da do bệnh lý gây ra ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình cũng như tâm lý của người bệnh.

Bệnh lang beng nói chung và lang ben đỏ nói riêng thường ảnh hưởng đến đối tượng sống và làm việc trong thời tiết, môi trường nóng ẩm, nhất là thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gặp ở trẻ em, nhũ nhi và hiếm gặp ở người cao tuổi.

Nguyên nhân lang ben đỏ

Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý là do nấm Malassezia - loại nấm thường trú trên da. Thông thường, loại nấm này sống trên da với số lượng hạn chế và có vai trò cân bằng hệ vi sinh. Tuy nhiên, đây là loại nấm lưỡng hình, phụ thuộc vào chất béo (lipid) nên có thể phát triển mạnh mẽ, đồng thời chuyển đổi từ các tế bào nấm men sang tế bào nấm sợi nếu cơ thể tiết nhiều bã nhờn.

Sự biến đổi về hình dáng của vi nấm là yếu tố tác động trực tiếp gây xuất hiện các biểu hiện lâm sàng. Nấm Pityrosporum ovale thường trú trên da, do đó khi có điều kiện thích hợp, chúng mới phát triển mạnh và gây ra bệnh lang beng.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben đỏ:

  • Thời tiết nóng ẩm: Sống trong thời tiết nóng ẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben và một số bệnh nấm da thường gặp khác. Bởi khi thời tiết nóng ẩm, da bài tiết ra nhiều mồ hôi, bã nhờn hơn so với bình thường nhằm điều hoà thân nhiệt, đồng thời làm mát cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng này vô tình tạo điều kiện cho nấm men hấp thụ lipid, phát triển mạnh mẽ và biến đổi cấu trúc, gây tổn thương da.
  • Mất cân bằng hormone: Hormone được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành lang ben. Hiện tượng tăng đột ngột của hormone androgen (hormone được sản sinh trong độ tuổi dậy thì) có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, từ đó gây khởi phát bệnh lang ben đỏ. Bên cạnh đó, mất cân bằng giữa hormone progesterone và estrogen có thể gây rối loạn tuyến bã nhờn, tăng nguy cơ nhiễm nấm.
  • Rối loạn tuyến bã nhờn: Hiện tượng này có thể khiến da bài tiết lượng dầu thừa nhiều hơn so với bình thường. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi nấm phụ thuốc lipid. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhũ nhi do tuyến bã nhờn chưa phát triển hoàn chỉnh.
  • Vệ sinh cơ thể kém: Đây được xem là một trong những yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben đỏ và lang ben trắng. Vệ sinh cơ thể kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bụi bẩn, bã nhờn, da chết tích tụ trong nang lông. Từ đó thúc đẩy sự phát triển quá mức của vi nấm và gây bùng phát các biểu hiện lâm sàng.
  • Suy giảm miễn dịch: Các vi khuẩn, nấm men sống trên da có số lượng hạn chế và được kiểm soát bởi các lợi khuẩn. Tuy nhiên, khi suy giảm hệ miễn dịch, kéo theo lợi khuẩn suy giảm. Lúc này nấm men dễ dàng phát triển và gây tổn thương da. Do đó, trường hợp có hệ miễn dịch kém (người bị tiểu đường, trẻ em, sử dụng corticoid dài hạn,...) đều dễ bị tái phát lang ben sau điều trị.
  • Các yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh lang ben đỏ còn có nguy cơ bùng phát bởi một số yếu tố thuận lợi như chế độ ăn nhiều chất béo, thừa cân - béo phì, ăn nhiều đường, uống bia rượu, dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài,...

Thực tế nhận thấy, bệnh lý ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng thanh thiếu niên, trẻ nhỏ và người trẻ tuổi. Bệnh hiếm khi khởi phát ở người cao tuổi, bởi ở độ tuổi này, hoạt động tuyến bã nhờn suy giảm mạnh khiến nấm men không có điều kiện phát triển.

Triệu chứng lang ben đỏ

Thông thường, bệnh lang ben đỏ và lang beng trắng rất dễ nhận biết. Người bệnh có thể nhận biết 2 loại lang ben này thông qua màu sắc và hình dáng sang thương da.

Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lang ben đỏ:

  • Trên da xuất hiện các ban dát màu hồng ở chỗ chân lông hoặc chấm đỏ
  • Tổn thương da khi mới khởi phát có kích thước nhỏ, rải rác sau đó lan rộng ra các vùng da xung quanh và liên kết lại thành mảng lớn (hình tròn, hình đa cung, hình oval,...)
  • Tổn thương da do bệnh lý gây ra có màu hồng nhạt đến đậm
  • Một vài trường hợp có thể xuất hiện tổn thương da với màu sắc đa dạng như màu nâu, màu hồng, nâu đậm, màu trắng
  • Tổn thương da do lang ben đỏ gây ra ít gây ngứa, không đau rát, khó chịu. Một số trường hợp có thể bị ngứa nhẹ do nhiệt độ cơ thể tăng cao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Lang ben đỏ thường xuất hiện ở nửa thân trên, tập trung chủ yếu ở các khu vực da bài tiết nhiều bã nhờn
  • Sang thương da do bệnh lý gây ra có bề mặt mịn, khi cạo sẽ tạo hành lớp bụi phấn trắng mịn.

Theo các chuyên gia, lang ben trắng và lang ben đỏ có đặc điểm gần giống nhau, chỉ khác biệt nhau về màu sắc. Sở dĩ thương tổn do vi nấm Pityrosprum ovale gây ra thường có màu trắng là vì loại nấm men này sản xuất ra acid azelaic - một loại axit dicarboxylic gây ức chế, phát huỷ melanocyte, đồng thời ngăn chặn quá trình vận chuyển melanin đến các tế bào thượng bì.

Đối với lang ben đỏ, tổn thương ban dát hồng có thể là hệ quả do phản ứng viêm của cơ thể với các loại vi nấm gây hại.

Lang ben đỏ nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh lang beng đỏ cũng như các bệnh nhiễm nấm nông đều có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này, người bệnh cần thông báo với những người xung quanh nhằm chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Bởi việc tiếp xúc qua các vật dụng trung gian như gối, mền, khăn,... cũng có thể gây lây nhiễm nấm và gây ra lang ben ở mặt, ở lưng.

Lang ben đỏ nguy hiểm không? Có lây không?
Tiếp xúc qua các vật dụng trung gian như gối, mền, khăn,... có thể gây lây nhiễm bệnh lang ben đỏ

Đặc biệt, bệnh lý lây nhiễm mạnh khi thời tiết nóng ẩm, xuất hiện các yếu tố thuận lợi như vệ sinh cơ thể kém, hệ miễn dịch suy giảm, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức,...
Bệnh lang ben nói chung và lang ben đỏ nói riêng đều là bệnh da liễu lành tính, không gây khó chịu, đau rát. Chỉ khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, tổn thương da có thể gây ngứa nhẹ nhưng không đáng kể.
Mặc dù không đe dọa đến sức khoẻ như bệnh chàm nhưng lang beng đỏ tác động tiêu cực đến chức năng thẩm mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình cũng như tâm lý của người bệnh. Hơn nữa, bệnh có khả năng lây nhiễm cao nên người bệnh thường tự ti và từ chối các hoạt động vui chơi tập thể.
Ngoài ra, tổn thương da do bệnh lang ben đỏ gây ra có thể lan rộng đến các vùng da khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình nếu không áp dụng các biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát

Lang ben đỏ là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến, mặc dù không đe doạ đến sức khoẻ nhưng bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Do đó, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái nhiễm.

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát 
Người bệnh cần tắm rửa từ 1 - 2 lần/ ngày để loại bỏ vi khuẩn, nấm, bụi bẩn, bã nhờn

Một số biện pháp giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát, bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể là một trong những biện pháp giúp quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất cũng như phòng ngừa tái phát. Theo đó, người bệnh cần tắm rửa từ 1 - 2 lần/ ngày để loại bỏ vi khuẩn, nấm, bụi bẩn, bã nhờn, từ đó làm giảm lượng lipid trên da, đồng thời hạn chế sự phát triển của nấm Malassezia.
  • Không tiếp xúc trực tiếp và dùng chung vật dụng cá nhân với người khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, cần giặt giũ quần áo, chăn mền, khăn,... với xà phòng và phơi ở nơi có nhiều nắng để tiêu diệt vi nấm. Biện pháp này còn giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm nấm cho những người xung quanh, từ đó hạn chế tình trạng tái nhiễm.
  • Để hạn chế tình trạng bài tiết bã nhờn, người bệnh nên uống nhiều nước, tránh hoạt động ngoài trời khi thời tiết nóng ẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ngoài ra, cần hạn chế các món ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo, đường và gia vị.
  • Trong quá trình điều trị bệnh lý, người bệnh cần hạn chế các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi. Thay vào đó, nên lựa chọn bộ môn bơi lội để hạn chế hiện tượng da tiết nhiều bã nhờn, mồ hôi.
  • Thực tế nhận thấy, hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm men bùng phát mạnh, gây tổn thương da trên diện rộng. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc, giữ vệ sinh da, người bệnh nên ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
  • Trường hợp lang beng đỏ tái phát thường xuyên, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như tư vấn điều trị phòng ngừa. Để tránh bệnh lý tái phát, bác sĩ thường chỉ định dùng dầu gội chứa hoạt chất kháng nấm thoa lên toàn bộ cơ thể, để khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch (mỗi tháng thực hiện 1 lần). Hoặc có thể uống Itraconazole 200mg/ lần/ tháng khi thời tiết nóng ẩm.

Lang ben đỏ là một trường hợp thường gặp của bệnh lang beng. Bệnh lý thường không gây ra nhiều phiền toái như bệnh chàm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ và có khả năng lây nhiễm. Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...