Lang Ben Có Tự Khỏi Không? Làm Thế Nào Nhanh Khỏi?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
“Lang ben có tự khỏi không? Làm thế nào nhanh khỏi?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi đây là một trong những bệnh da liễu phổ biến và có khả năng lây lan trực tiếp và gián tiếp. Theo các chuyên gia, bệnh lang ben có tự khỏi không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Bệnh lang ben có tự khỏi không?
Trước khi tìm hiểu “lang beng có tự khỏi không” hay “lang ben có tự hết không”, chúng ta cần biết lang ben là gì. Theo đó, lang ben (nấm lang ben/ lang beng) là một trong những bệnh da liễu lành tính phổ biến. Bệnh xảy ra khi nấm men trên da phát triển quá mức, điển hình là nấm Malassezia furfur.
Từ đó hình thành các ban dát có màu trắng, đỏ, hồng, nâu tại vùng da bị nhiễm nấm. Những ban dát do bệnh lý gây ra thường có ranh giới rõ ràng so với những vùng da xung quanh, không gây đau, bằng phẳng và chỉ gây ngứa nhẹ khi đổ nhiều mồ hôi.
Bệnh lang ben thường ảnh hưởng đối tượng thanh thiếu niên, người trẻ tuổi và ít khi gặp ở người cao tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh lý xảy ra do nấm men nên có xu hướng lan rộng, bùng phát mạnh vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm và có khả năng lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp.
Do đó, nhiều người bệnh thắc mắc “lang ben có tự khỏi không/lang ben ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?”. Theo các chuyên gia, bệnh lang ben là căn bệnh da liễu lành tính, có thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều cần sử dụng thuốc điều trị lang ben theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tốt tổn thương cũng như hạn chế tình trạng lan rộng.
Hơn nữa, bệnh lý có xu hướng tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh tuân thủ các phương pháp điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc khoa học, sinh hoạt điều độ để phòng ngừa tái nhiễm lâu dài.
Thực tế, có nhiều trường hợp bị lang beng tự khỏi (thường xảy ra khi tổn thương da có phạm vi ảnh hưởng nhỏ). Tuy nhiên, tỷ lệ khỏi bệnh không cần điều trị rất thấp. Bởi đa số tổn thương da có xu hướng lan rộng nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách.
Theo các chuyên gia, lang ben là bệnh ngoài da lành tính, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các ban dát màu trắng, đỏ, nâu có thể tác động trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ cũng như yếu tố tâm lý của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị sớm khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý.
Lang ben chữa bao lâu thì khỏi?
Lang beng bao lâu thì khỏi? Thực tế nhận thấy, bệnh lang beng đáp ứng tốt các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà. Thông thường, tổn thương và một số biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra có thể kiểm soát sau 2 – 4 tuần điều trị tuỳ thuộc vào phạm vi vùng da nhiễm nấm men, tuân thủ điều trị cũng như chế độ chăm sóc của từng trường hợp.
Trường hợp tuân thủ điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh lý có thể thuyên giảm nhanh chóng và hạn chế đối đa tình trạng tái nhiễm. Ngược lại, nếu dùng thuốc không đều đặn, ngưng dùng thuốc sớm hơn liệu trình, vệ sinh cơ thể kém,… có thể làm giảm khả năng đáp ứng, đồng thời làm tăng nguy cơ kháng thuốc và bệnh bùng phát nặng nề hơn.
Do đó, thời gian điều trị bệnh lang ben phù thuộc nhiều vào mức độ tổn thương, các biểu hiện lâm sàng đi kèm, mức độ tuân thủ điều trị cũng như cách chăm sóc da và sinh hoạt hàng ngày.
Biện pháp giúp khắc phục bệnh lang ben nhanh chóng
Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu đối với bệnh lang beng là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Các loại thuốc này chứa hoạt chất chống nấm, ức chế sự phát triển quá mức của Malassezia furfur – tác nhân gây ra bệnh lang ben và một số hại khuẩn khác.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng kiểm soát tổn thương, một số triệu chứng đi kèm và tăng phục hồi sắc tố da. Bệnh vẫn có nguy cơ tái nhiễm cao khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bên cạnh dùng thuốc điều trị, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát lâu dài.
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Tuỳ thuộc vào phạm vi tổn thương và vị trí bị nhiễm nấm lang ben, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Thông thường, sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hoặc dầu gội có tác dụng kháng nấm và bạt sừng để kiểm soát bệnh lý. Tuy nhiên, trường hợp tổn thương lan rộng và không đáp ứng điều trị tại chỗ, bệnh tái phát nhiều lần, lúc này bác sĩ có thể cân nhắc điều trị toàn thân.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh lang ben:
Điều trị tại chỗ:
- Thuốc bôi chống nấm: Nhóm thuốc này thường được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu do nấm gây ra, trong đó có bệnh lang ben. Một số loại thuốc kháng nấm thường dùng có chứa các hoạt chất như Terbinafine, Ciclopirox, Ketoconazole,… Thuốc bôi thường được chỉ định từ 2 – 3 tuần tuỳ thuộc vào mức độ đáp ứng.
- Dầu gội kháng nấm: Trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra xuất hiện trên da đầu. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định dầu gội có chứa Ketoconazole nhằm ức chế nấm men. Người bệnh cần ủ dầu gội trong vòng 5 phút trước khi xả nước và sử dụng đều đặn trong vòng 2 tuần để kiểm soát bệnh lý.
- Selenium sulfide/ kẽm pyrithioine: Trường hợp bị dị ứng với các hoạt chất kháng nấm nhóm azol, có thể thay thế bằng Kẽm và Selenium. Những hoạt chất này có tác dụng ức chế sự phát triển quá mức của Malassezia furfur và gần như không gây ra hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc.
- Nhóm thuốc bôi chứa Axit salicylic: Axit salicylic có khả năng giảm viêm, sát trùng tốt và làm giảm ngứa ngáy nhẹ. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng làm bong vảy tế bào gừng, từ đó loại bỏ các vi nấm phát triển quá mức tại tầng thượng bì.
- Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ còn có thể chỉ định một thuốc loại thuốc khác tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như thuốc ASA, Benzoyl peroxide, lưu huỳnh,…
Thuốc trị lang ben toàn thân:
Trường hợp tổn thương do bệnh lý gây ra lan rộng, điều trị tại chỗ không mang lại kết quả tốt và bệnh tái phát nhiều lần. Lúc này bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị toàn thân để kiểm soát bệnh lý.
Điều trị toàn thân đối với bệnh lang ben chủ yếu sử dụng thuốc kháng nấm (Itraconazole, Fluconazole) nhằm tiêu diệt nấm men, đồng thời ức chế sự phát triển quá mức của nấm trên da.
Tuy nhiên, các loại thuốc kháng nấm đường uống điều trị bệnh lang ben cũng như các bệnh da liễu do nấm gây ra không chỉ định cho đối tượng trẻ nhỏ và người bị suy giảm chức năng gan. Bởi việc sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Điều trị dự phòng:
- Áp dụng trong trường hợp bệnh lang ben tái phát nhiều lần hoặc người thường xuyên sinh hoạt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
- Dùng Itraconazole đường uống (200mg/ ngày) 1 lần/ mỗi tháng khi thời tiết nóng ẩm, gây đổ nhiều mồ hôi
- Hoặc có thể chỉ định dầu gội Ketoconazol 2%/ Selenium sulfide 2.5% thoa toàn thân, ủ khoảng 10 phút rồi xả lại với nước sạch. Mỗi tháng thực hiện 1 lần để phòng ngừa lang ben tái phát.
2. Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong sử dụng các loại thuốc điều trị lang ben, người bệnh cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng các để hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa tái nhiễm lâu dài.
Dưới đây là một số cách giúp kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý tái phát:
- Giữ vệ sinh cơ thể, mỗi ngày tắm 2 lần với các loại xà phòng tác dụng diệt khuẩn, chống nấm và khử mùi. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý vệ sinh các vùng da có hoạt động bài tiết mồ hôi mạnh như ngực, lưng, vùng dưới cánh tay, da đầu,…
- Thường xuyên giặt giũ quần áo, mền, vỏ gối, thảm,… và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt nấm men, vi khuẩn gây bệnh. Thực hiện biện pháp này thường xuyên còn giúp làm giảm nguy cơ tái nhiễm, hạn chế lây nhiễm cho người thân trong gia đình.
- Chọn mặc trang phục thoáng mát, thấm hút tốt. Đồng thời hạn chế các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí cao.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và lợi khuẩn để giúp tăng cường sức khoẻ và thúc đẩy phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá, các món ăn cay nóng, chứa nhiều đường. Bởi các thức uống, món ăn này có thể làm tăng sản sinh lượng dầu thừa, bã nhờn, từ đó kích thích nấm men phát triển mạnh mẽ.
- Người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh lang ben như rau răm, gừng, củ riềng, dầu dừa, giấm táo,…
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “lang ben có tự khỏi không? Làm thế nào nhanh khỏi?”. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh lang ben có thể tự khỏi, tuy nhiên tỷ lệ khá thấp. Để kiểm soát tổn thương lan rộng cũng như tránh lây nhiễm cho người xung quanh, người bệnh cần chủ động thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách.
Xem Thêm:
- Bệnh Lang Ben Có Lây Không? Cách Phòng Tránh Hiệu Quả
- Lang Ben Vùng Kín: Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị, Phòng Ngừa
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!