Vảy Nến Ở Móng Tay

Vảy nến ở móng tay gây sưng tấy, dày sừng,…kèm theo các cơn đau nhức khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cầm nắm và công việc của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy móng tay có biểu hiện bất thường, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và có hướng xử lý sớm. Tránh trường hợp vảy nến móng tay nặng nề, tăng nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây biến chứng.

Vảy nến ở móng tay là gì?

Bệnh vảy nến ở móng tay là gì?

Bệnh vảy nến là một trong những chứng bệnh da liễu dai dẳng, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi đó, vùng da mắc bệnh sẽ trở nên đỏ, khô, sưng tấy và bắt đầu bong tróc. Tùy từng trường hợp mà các triệu chứng sẽ có điểm tương đồng hoặc khác nhau.

Bệnh vảy nến ở móng tay là gì?
Bệnh vảy nến ở móng tay là gì?

Bệnh vảy nến ở móng tay cũng là một trong các dạng vảy nến xuất hiện phổ biến. Người bệnh sẽ nhận thấy móng tay có biểu hiện bất thường như dày, vỡ hoặc tách móng. Điều này khiến móng bị biến đổi về kích thước cũng như hình dạng. Qua quan sát, vảy nến móng tay thường xuất hiện thứ phát sau vảy nến da cơ thể.

Việc móng tay bị vảy nến kéo dài có thể gây ra các hệ lụy cho sức khỏe, công việc của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên chủ động thăm khám và xử lý sớm để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng, nhất là khiến nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn tăng cao, dễ gây biến chứng, thậm chí dẫn đến mất móng.

Nguyên nhân vảy nến ở móng tay

Nguyên nhân nào gây bệnh vảy nến ở móng tay? Theo cơ chế bệnh sinh, vảy nến hình thành dưới tác động của các yếu tố di truyền, rối loạn tự miễn hoặc các tổn thương cơ học khác. Trường hợp vảy nến ở móng tay cũng tương tự. Mặc dù cho đến hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên các nhà khoa học đã chỉ ra các yếu tố chính làm phát sinh bệnh vảy nến ở móng tay là do:

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở móng tay
Gen di truyền, yếu tố miễn dịch, rối loạn chuyển hóa da,...làm bùng phát vảy nến ở móng tay

  • Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ có người mắc vảy nến thì khả năng con sinh ra cũng mang gen bệnh từ bố, mẹ. Đặc biệt tỷ lệ càng cao khi cả hai người đều mắc phải chứng bệnh này.
  • Rối loạn miễn dịch: Các tế bào miễn dịch nhầm lẫn các tế bào bình thường là dị nguyên dẫn đến tình trạng tấn công lẫn nhau. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý da liễu, trong đó có chứng vảy nến ở móng tay. Da trở nên dày sừng do tế bào chết đi nằm xếp chồng lên nhau, điều này khiến móng dễ bong tách khỏi da, tạo nguy cơ viêm nhiễm.
  • Các yếu tố thúc đẩy: Ngoài hai vấn đề kể trên, vảy nến ở móng còn có thể bùng phát khi gặp các xúc tác như stress, rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa da, tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng rượu bia, ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi đột ngột,...

Để phòng tránh các rủi ro không đáng có, bạn nên chủ động thăm khám nếu nhận thấy móng tay, chân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường. Sớm can thiệp điều trị giúp bảo vệ móng, tránh biến chứng hoặc viêm nhiễm nặng nề hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Triệu chứng vảy nến ở móng tay

Tùy mức độ tổn thương trên móng tay do bệnh vảy nến gây ra mà người bệnh sẽ có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên đa số triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng tay có thể nhận diện bằng mắt thường. Bạn có thể dựa vào một vài dấu hiệu như:

  • Bề mặt móng sần sùi, rỗ: Một trong những thành phần cấu tạo nên móng tay, móng chân là các tế bào keratin. Khi chúng bị tấn công, tiêu diệt sẽ khiến bề mặt móng không còn trơn láng như bình thường. Lúc này, nhiều nốt rỗ bắt đầu xuất hiện, số lượng có thể nhiều hoặc ít, độ nông sâu khác nhau khiến bề mặt móng tay, chân sần sùi.
  • Bong, tách móng: Bạn có thể quan sát phần giường móng (mô mềm dưới đĩa móng) khi bị vảy nến sẽ tách rời với móng tay, làm xuất hiện một khoảng trống lớn. Bình thường phần giường móng là nơi chứa mạch máu, nhờ vậy móng tay sẽ có màu hồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bệnh vảy nến, phần móng không chỉ rỗ bề mặt mà còn mất đi màu sắc bình thường. Sự tách móng này là cơ hội cho vi khuẩn, nấm tân công sâu vào bên trong, gây nhiễm trùng tay, chân.
  • Biến dạng móng: Nguy cơ biến dạng móng tay có thể xảy ra dưới tác động quá lớn của tình trạng suy yếu cấu trúc tế bào khi bị vảy nến. Móng có thể bị vỡ, thay đổi kích thước và hình dáng. Bề mặt móng hiện lên các lằn rãnh bất thường, lỗ rỗ, mảnh vỡ máu màu trắng, tích tụ dưới móng tay,...khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội.
  • Biến đổi màu sắc móng: Như đã đề cập, việc móng tay bị tách ra khiến bề mặt móng không còn hồng hào như bình thường. Ngoài ra, móng có thể chuyển sang màu xanh, vàng, thậm chí là nâu đen. Trường hợp bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, móng tay có thể trở nên tối sẫm, xuất hiện đốm đỏ hoặc trắng,...

Có khoảng 1/3 trường hợp vảy nến móng bị nhiễm nấm. Điều này khiến các tế bào da dưới móng tay tăng sinh quá mức, da dày sừng kéo theo đau nhức khó chịu. Ngoài ra một số trường hợp còn bị xuất huyết dưới móng tay gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt đời sống và công việc của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh vảy nến ở móng tay
Vảy nến móng tay gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng sinh hoạt cuộc sống và sức khỏe

Tình trạng vảy nến ở móng tay sẽ diễn tiến theo các giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Móng tay bắt đầu có hiện tượng thay đổi màu sắc, từ trắng hồng chuyển sang vàng hoặc vàng nhạt. Ngoài ra, trên bề mặt móng hình thành một vài đốm trắng đục bất thường.
  • Giai đoạn 2: Đường kẻ sọc, một vài đốm nhỏ xuất hiện trên bề mặt móng tay, chân. Một số vùng da dưới móng bị dày sừng do tế bào tăng sinh đột ngột, điều này kéo theo sự lỏng lẻo trong xấu trúc móng khiến móng tay dễ bong tróc,
  • Giai đoạn 3: Nếu không xử lý, móng bắt đầu tiến vào giai đoạn bị bào mòn, vỡ vụn, dễ gãy và xuất hiện nhiều đốm màu nâu đen. Đồng thời, giai đoạn này cũng là thời điểm nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giai đoạn 4: Lúc này các tế bào móng đã phát triển vượt mức khiến móng tay bị đẩy cao lên trên, bắt đầu bong ra khỏi cấu trúc da. Người bệnh sẽ bị đau đớn, sưng nóng và ngứa ngáy khó chịu ở giai đoạn này.

Bệnh vảy nến ở móng tay nguy hiểm như thế nào?

Như đã đề cập, tình trạng bệnh vảy nến ở móng tay nếu không được kiểm soát, phát triển ngày càng nặng hơn có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến công việc và sức khỏe. Mặc dù được đánh giá là bệnh da liễu lành tính, tuy nhiên cho đến nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vảy nến có khả năng tái đi tái lại dai dẳng.

Bệnh vảy nến ở móng tay nguy hiểm như thế nào?
Tổn thương ở móng tay kéo dài có thẻ nhiễm trùng, nhiễm nấm gây ra nhiều biến chứng

Một số trường hợp vảy nến móng tay kéo dài, nền móng nứt nẻ, chảy máu có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu không sớm điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vảy nến làm nứt móng khiến nấm men có điều kiện tấn công sâu vào bên trong. Không chỉ gây ngứa, móng còn bị hư hại, biến dạng nặng, dễ gãy ngay cả khi bị tác động lực nhẹ.
  • Ngoài ra, trường hợp móng bị nhiễm khuẩn có thể kéo theo hiện tượng sưng viêm, đau nhức vô cùng khó chịu.
  • Mất móng là hệ lụy nặng nề mà vảy nến ở móng tay gây ra.

Vảy nến móng hay vảy nến da đều gây ra không ít ảnh hưởng cho người bệnh, nhất là tính thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp với người xung quanh. Ảnh hưởng tâm lý kèm theo vảy nến là tình trạng thường gặp, người bệnh thường trải qua một số rối loạn về tinh thần khi vảy nến kéo dài không khỏi. Đặc biệt một khi biến chứng mất móng, công việc, sinh hoạt cũng trở nên khó khăn khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề liên quan khác.

Chăm sóc phòng ngừa bệnh vảy nến ở móng tay tái phát

Bệnh vảy nến ở móng tay xuất hiện và gây ra không ít ảnh hưởng trong sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc chủ động điều trị là cách phòng chống rủi ro được chuyên gia khuyến khích thực hiện. Ngoài ra, để góp phần tăng hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, phòng ngừa tái phát, bạn đọc nên lưu ý các vấn đề như:

  • Giữ vệ sinh móng tay, khi làm việc có thể đeo găng tay để hạn chế để da tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc khiến vi khuẩn, nấm xâm nhập.
  • Lựa chọn sản phẩm làm sạch và chăm sóc da nhẹ dịu, ưu tiên chọn loại có chiết xuất từ thiên nhiên.
  • Tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu chăm sóc điều trị tại nhà nên thường xuyên theo dõi, đồng thời bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.
  • Tránh sơn móng tay hoặc để móng tiếp xúc với các loại hóa chất gây kích ứng khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
  • Kết hợp duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Đồng thời cắt giảm thực phẩm có khả năng dị ứng như thịt bò, hải sản, đậu nành,....trong quá trình điều trị. Không ăn đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá,...
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thăm khám y tế ngay khi tình trạng móng tay có dấu hiệu chuyển nặng để phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Bệnh vảy nến ở móng tay là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Bởi, tổn thương tại khu vực này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng công việc của nhiều người. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tìm nguyên nhân, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn của người có chuyên môn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...