Cách Chữa Vảy Nến

Mẹo chữa vảy nến tại nhà:

Cách chữa vảy nến tại nhà thường được ưa chuộng vì đơn giản, chi phí thấp và sử dụng nguyên liệu sẵn có.

Nước muối ấm:

  • Pha muối vào nước ấm và ngâm mình trong 10-15 phút.
  • Giúp làm dịu ngứa và sưng đỏ, đồng thời sát khuẩn.

Dầu dừa nguyên chất:

  • Hấp hoặc làm nóng dầu dừa và thoa lên vùng da bị vảy nến.
  • Cải thiện ngứa ngáy và bong tróc da.

Bột yến mạch:

  • Hoà tan bột yến mạch với nước và sử dụng để tắm và massage ngoài da.
  • Giảm ngứa ngáy và cải thiện triệu chứng ở giai đoạn mới khởi phát.

Lưu ý khi chữa vảy nến tại nhà:

  • Các mẹo tại nhà thích hợp cho vảy nến ở mức độ nhẹ.
  • Không nên lạm dụng mẹo tại nhà khi da đã bong tróc, rỉ dịch nghiêm trọng.

Biện pháp Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc tại chỗ như Corticosteroid, Anthralin, Retinoid.
  • Điều trị toàn thân với Cyclosporine, Methotrexate hay Sulfasalazine.
  • Quang trị liệu và thuốc sinh học như Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Ustekinumab.

Thuốc Nam trị vảy nến:

  • Cây lược vàng: Dùng ngoại và uống có tác dụng kháng khuẩn.
  • Cây lá lốt: Ngâm và tắm rửa để cải thiện các vấn đề ngoài da.
  • Lá đinh lăng và lá muồng trâu cũng được sử dụng trong điều trị.

Cảnh báo khi sử dụng thuốc Nam:

  • Hiệu quả phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người.
  • Không lạm dụng thuốc Nam để tránh nguy cơ bội nhiễm và biến chứng.

Các bài thuốc Đông y:

  • Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng và kết hợp với lối sống lành mạnh.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Không tự y án dụng thuốc mà không thăm khám bác sĩ.
  • Kiên trì sử dụng theo đúng liệu trình.
  • Kết hợp với ăn uống khoa học và chăm sóc da đầy đủ.
  • Bệnh nhân cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Vảy nến là bệnh tự miễn gây ra tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, rỉ dịch,… khiến bệnh nhân tự ti và luôn muốn trị dứt điểm. Thực tế, hiện nay các cách chữa vảy nến tương đối đa dạng, từ sử dụng mẹo dân gian, tới dùng thuốc Tây, Đông y. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm nhất định và phù hợp với từng trường hợp cụ thể. 

Tổng Quan Bệnh Vảy Nến

Bệnh vảy nến có tên tiếng Anh là Psoriasis và có tính chất mãn tính, kéo dài dai dẳng và dễ tái đi tái lại. Đặc trưng của bệnh khác với các bệnh lý da liễu khác là sự tăng sinh sản xuất các tế bào da. Vì thông thường, chu kỳ sản xuất da ở người bình thường chỉ diễn ra trong khoảng một tháng, tuy nhiên khi bị vảy nến thì quá trình này diễn ra trong vòng vài ngày.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tế bào da cũ chưa kịp được loại bỏ thay đi thì những tế bào da mới lại được sản xuất, các lớp da phát triển chồng lên nhau và tạo thành những mảng da dày màu trắng giống như vảy nến. Không chỉ đơn thuần như vậy, những tế bào da bị cơ thể đào thải nhưng chưa hết chu kỳ sống, tức là chúng chưa phải tế bào chết sẽ gây ra những tổn thương, viêm nhiễm, ngứa ngáy trên bề mặt da.

Theo một thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 7% người mắc bệnh trong tổng số lượng bệnh nhân da liễu. Tùy theo cơ địa của từng người, điều kiện sống cũng như từng khu vực khác nhau mà tỷ lệ mắc bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, độ tuổi mắc bệnh phổ biến  nhất là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi và người bệnh từ 20 – 50 tuổi.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai ở giới tính nào cũng như có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là vảy nến trên da đầu, nặng hơn thì bị vảy nến toàn thân rất khó chữa trị. Các chuyên gia đánh giá vảy nến là căn bệnh không có khả năng lây lan, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất khó có thể chữa trị dứt điểm hoàn toàn.

Cho đến nay, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh vẫn còn là “ẩn số” của giới y học. Tuy không thể xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác nhưng vẫn có một số yếu tố được nghiên cứu là có liên quan đến bệnh vảy nến như:

  • Do di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vảy nến là bệnh lý da liễu có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Tức là nếu trong gia đình có thành viên nào cùng huyết thống bị vảy nến thì tỷ lệ đời sau của họ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
  • Do bị chấn thương ngoài da: Người bệnh bị chấn thương, tác động mạnh gây tổn thương làn da, trầy xước nhưng không được xử lý và vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể, gây viêm nhiễm và hình thành khởi phát bệnh
  • Do tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại: Nếu có một làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng mà thường xuyên tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa, bột giặt, xà phòng… sẽ làm khởi phát các triệu chứng dị ứng và gây bệnh vảy nến.

Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất tẩy rửa độc hại… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến
Tiếp xúc với xà phòng, hóa chất tẩy rửa độc hại… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến

  • Do nhiễm khuẩn: Sự xuất hiện của một số loại virus có gen mã hóa ngược trong cơ thể chính là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, các loại liên cầu khuẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn da và khởi phát bệnh.
  • Rối loạn hệ thống chuyển hóa: Trong cơ thể con người nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào về quá trình chuyển hóa đường hoặc đạm cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Ở phụ nữ khi bị vảy nến, nổi mề đay, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa… đều có thể là do sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Chỉ cần kiểm soát ổn định được nội tiết tố thì các triệu chứng bệnh sẽ tự động biến mất.
  • Do sử dụng chất kích thích: Nghiện rượu bia, thuốc lá… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra những phản ứng khó chịu trên bề mặt da, khởi phát bệnh vảy nến.
  • Do tâm lý bất ổn: Người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và áp lực kéo dài cũng có thể làm khởi phát các triệu chứng kích ứng da và bùng phát bệnh. Trường hợp đang mắc bệnh mà căng thẳng quá mức sẽ càng làm tăng nặng tình trạng bệnh.
  • Thừa cân – béo phì: Tăng cân quá nhanh, thậm chí là béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Việc nắm rõ các triệu chứng của bệnh sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời, điều trị và kiểm soát triệu chứng tốt hơn:

  • Ngứa ngáy: Hầu hết những người mắc bệnh đều phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy này. Những cơn ngứa ngáy khó chịu, kéo dài dai dẳng và thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi và còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc hằng ngày.
  • Nổi mẩn đỏ trên da: Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết và có thể quan sát bằng mắt thường nhất. Những vùng da bị tổn thương bắt đầu ửng đỏ lên. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà kích cỡ của những mảng đỏ sẽ khác nhau.
  • Xuất hiện các mảng trắng trên da: Làn da của người bệnh xuất hiện rất nhiều những mảng trắng đục như sừng vảy. Khi cạy những lớp vảy này lên sẽ thấy bên dưới là các lớp sừng nằm chồng chất lên nhau và dễ bị bong tróc, rơi ra như bụi phấn trắng.
  • Tổn thương khớp: Theo một thống kê thì có đến 20% người bệnh kèm theo triệu chứng bị cứng khớp hoặc biến dạng khớp gây khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Vị trí bị tổn thương: Những mảng da bị tổn thương có thể có kích thước từ vài milimet đến vài centimet tại các vị trí như móng tay, móng chân, mông, đầu gối, khuỷa tay, vùng da xương cùng…
  • Số lượng vảy nến: Khi mắc bệnh thì số lượng vảy nến trên cơ thể thường không giới hạn, có thể nhiều hay ít tùy theo tình trạng bệnh. Có những trường hợp chỉ bị tổn thương tại một vị trí hoặc bị tổn thương toàn thân, những mảng da bị tổn thương thường cộm cứng, có giới hạn rõ ràng.

Nổi mẩn đỏ, mảng trắng da và ngứa ngáy là những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến
Nổi mẩn đỏ, mảng trắng da và ngứa ngáy là những triệu chứng điển hình của bệnh vảy nến

Mẹo chữa vảy nến tại nhà

Cách chữa vảy nến tại nhà được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi ưu điểm dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, phương pháp này tận dụng các nguyên liệu sẵn có, không cần chuẩn bị rườm rà.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên trị vảy nến

Việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên trị vảy nến phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, da chưa bong tróc nặng, chưa rỉ dịch hay có biến chứng.
Nước muối ấm
Nước muối ấm giúp làm dịu cơn ngứa ngáy, sưng đỏ do bệnh vảy nến. Đồng thời nguyên liệu này cũng giúp sát khuẩn hiệu quả.
Cách thực hiện:

  • Pha muối vào nước ấm theo tỷ lệ 1: ½ (tức 1 bồn tắm nước hoà tan ½ bát muối).
  • Ngâm mình trong bồn tắm 10-15 phút sau đó tắm tráng lại với nước sạch.
  • Bệnh nhân vảy nến nên tắm với nước muối 1-2 lần/tuần, không nên lạm dụng.

Việc ngâm mình với nước muối giúp sát khuẩn, giảm ngứa do vảy nến
Việc ngâm mình với nước muối giúp sát khuẩn, giảm ngứa do vảy nến

Dầu dừa nguyên chất
Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, hỗ trợ làm lành tổn thương… dầu dừa được nhiều người sử dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến. Đây được xem là cách chữa vảy nến tại nhà khá an toàn.
Cách thực hiện:

  • Lấy 1-2 muỗng cà phê dầu dừa vào bát, đem làm nóng bằng cách hấp hoặc cho vào lò vi sóng.
  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến rồi thoa dầu dừa ấm lên, chờ khoảng 15-20 phút rồi đi rửa lại cùng nước ấm.
  • Nên thoa dầu dừa mỗi ngày để cải thiện nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da.

Bột yến mạch
Dưỡng chất trong bột yến mạch giúp giảm ngứa ngáy, làm mềm da, hạn chế kích ứng… từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng ở bệnh vảy nến giai đoạn mới khởi phát.
Cách thực hiện:

  • Hoà tan 100g bột yến mạch với nước, sử dụng hỗn hợp này để tắm và massage ngoài da.
  • Sau đó làm sạch da thêm lần nữa với nước sạch, lau khô da và dưỡng bằng tinh dầu oải hương.

Lưu ý khi chữa vảy nến tại nhà

Không thể phủ nhận cách chữa vảy nến bằng mẹo tại nhà tương đối tiết kiệm, dễ thực hiện nhưng không thể trị hoàn toàn bệnh và chỉ phù hợp với mức độ nhẹ. Mặt khác, nếu phụ thuộc và lạm dụng quá mức có thể dẫn đến bội nhiễm, bệnh tiến triển nặng khó hoặc không thể điều trị.
Vì vậy, chỉ nên áp dụng mẹo tại nhà khi vùng da vảy nến đã thuyên giảm những tổn thương, đang trong quá trình phục hồi. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, da đã bong tróc, rỉ dịch nghiêm trọng thì cần tìm kiếm biện pháp hiệu quả, an toàn hơn.

Với các mẹo dân gian, bệnh nhân không nên quá lạm dụng
Với các mẹo dân gian, bệnh nhân không nên quá lạm dụng

Biện pháp Tây y

Khác với các biện pháp tại nhà, Tây y được sử dụng trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, việc chủ động điều chỉnh sinh hoạt, vệ sinh da,... không đem lại hiệu quả. Song cần chú ý một số liệu pháp từ Tây y có thể gây ra tác dụng phụ và bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp Tây y trong điều trị vảy nến

Sau khi thăm khám và chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân, sử dụng quang trị liệu hay thuốc sinh học. Tùy vào cơ địa, mức độ bệnh ở mỗi người mà phác đồ cụ thể sẽ được áp dụng.

  • Điều trị tại chỗ: Được chỉ định cho bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình trở nên, có thể kết hợp song song phương pháp khác để tăng hiệu quả. Trong đó, các loại thuốc thường dùng thoa tại chỗ trị vảy nến gồm: Corticosteroid, Anthralin, Retinoid, Acid Salicylic,
  • Điều trị toàn thân: Cách chữa vảy nến thường được áp dụng khi bệnh vảy nến tiến triển nặng, đe dọa biến chứng ngoài da hoặc nghiêm trọng hơn là sức khoẻ. Phổ biến phải kể đến Cyclosporine, Methotrexate hay Sulfasalazine.
  • Quang trị liệu: Bằng việc sử dụng tia UVA, UVB hay Laser, quang trị liệu giúp tấn công và gây tổn thương cho DNA trong tế bào, tạo tác động tiêu diệt những tế bào nhiễm vảy nến.
  • Thuốc sinh học: Tác dụng của phương pháp này là ức chế thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch, tạo tác động điều trị vảy nến. Trong đó các loại thuốc sinh học sẽ được sử dụng tiêm vào tĩnh mạch với liều lượng tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng mỗi người. Phổ biến như: Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Ustekinumab…

Cẩn trọng khi chữa bệnh vảy nến bằng Tây y

Tuy các phương pháp Tây y cho hiệu quả nhanh trong điều trị vảy nến nhưng khi áp dụng, người bệnh cần lưu ý:

  • Bất cứ phương pháp điều trị nào từ Tây như dùng thuốc, quang trị liệu… đều cần có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc/thực hiện tại nhà.
  • Tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng thuốc/phác đồ do bác sĩ chỉ định, không tăng/giảm liều thuốc, đổi thuốc khi chưa có hướng dẫn.
  • Kết hợp điều trị Tây y với việc chăm sóc da kỹ lưỡng, tránh cọ xát, sử dụng sữa tắm/kem dưỡng chứa cồn hoặc thành phần dễ gây kích ứng.
  • Không tắm bằng nước quá ấm vì điều này có thể khiến da thêm bong tróc, tổn thương khó điều trị.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể, giúp quá trình phục hồi da nhanh hơn.
  • Tích cực tập luyện thể thao tăng cường sức khỏe, miễn dịch để tổn thương do vảy nến nhanh phục hồi.

Bệnh nhân nên kết hợp điều trị theo chỉ định với sinh hoạt khoa học
Bệnh nhân nên kết hợp điều trị theo chỉ định với sinh hoạt khoa học

Nếu xuất hiện các triệu chứng sau cần đến ngay bệnh viện:

  • Cơ thể xuất hiện phản ứng với thuốc điều trị: Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, xuất huyết dạ dày…
  • Da bong tróc nặng nề hơn, rỉ máu, rỉ dịch, ngứa rát… nghiêm trọng hơn thời điểm trước điều trị.
  • Xuất hiện các biến chứng bệnh vảy nến như khớp sưng đỏ và đau cứng, tăng huyết áp, khô mắt, giảm thị lực, suy giảm khả năng nghe…

Thuốc Nam trị vảy nến

Ngoài cách chữa vảy nến tại nhà, sử dụng thuốc Tây kết hợp các liệu pháp điều trị hiện đại, một số người còn tìm kiếm và áp dụng những bài thuốc Nam. Đây là phương pháp được lưu truyền từ lâu, cách thực hiện đơn giản và nguyên liệu cũng dễ tìm.

Một số bài thuốc Nam chữa vảy nến

Trong dân gian, các bài thuốc Nam chữa bệnh vảy nến được lưu truyền khá rộng rãi. Đặc biệt phải kể đến những lá uống, thuốc đắp, nước tắm như:
Cây lược vàng
Từ lâu, cây lược vàng được nhiều người nhắc đến với công dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng đề kháng, làm lành tổn thương… Nhờ vậy mà vị thuốc Nam này được sử dụng rộng rãi trong điều trị vảy nến.
Cách thực hiện:

  • Bài thuốc đắp: Lấy 5-10 lá cây lược vàng đem rửa sạch, sau đó xay hoặc giã nhuyễn cùng vài hạt muối. Hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vùng da bị vảy nến, chờ khoảng 15 phút cho dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da rồi đi rửa lại với nước ấm.
  • Bài thuốc uống: Giã nát 5 lá lược vàng đã rửa sạch, vắt lấy nước cốt để uống trước bữa ăn 30 phút. Nên sử dụng bài thuốc uống này 2-3 lần/tuần.

Lá cây lược vàng là bài thuốc Nam trị vảy nến nhiều người nhắc tới
Lá cây lược vàng là bài thuốc Nam trị vảy nến nhiều người nhắc tới

Cây lá lốt
Dân gian cho rằng lá lốt có tính ấm, giàu hoạt chất chống oxy hoá nên cho hiệu quả kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da. Trong đó, tình trạng vảy nến, viêm da dầu, viêm da cơ địa… sẽ được cải thiện đáng kể nhờ nguyên liệu này.
Cách thực hiện:

  • Lấy thân, rễ, lá của cây lá lốt rửa sạch sau đó vò nát và đun cùng nước trong 15 phút.
  • Lọc phần nước vừa đun chờ nguội bớt và sử dụng để ngâm, tắm rửa vùng da vảy nến hằng ngày.

Lá đinh lăng
Lá của cây đinh lăng có đặc tính mát, giúp chống ngứa, giải độc và hỗ trợ cải thiện các vấn đề ngoài da như vảy nến, viêm da dị ứng, mề đay… Vì vậy, dân gian thường sử dụng nguyên liệu này để xử lý các triệu chứng bệnh vảy nến.
Cách thực hiện:

  • Dùng 80g lá đinh lăng khô đun cùng 500ml nước với lửa nhỏ, đến khi còn 250ml thì tắt bếp.
  • Lượng nước thu được chia làm 2 lần uống trong ngày, sử dụng liên tục 10 ngày để cải thiện tình trạng.

Lá muồng trâu
Muồng trâu là vị thuốc Nam có vị cay, tính ấm, mùi hắc nhẹ. Sở dĩ cách chữa vảy nến bằng lá muồng trâu được dân gian nhắc đến rộng rãi là vì đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, phù hợp đẩy lùi các triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi phát.
Cách thực hiện:

  • Lấy 100g lá muồng trâu non, ngọt muồng trâu đem rửa sạch với nước muối loãng.
  • Dùng máy xay xay nhuyễn lá muồng trâu, nếu không có máy xay có thể dùng cối giã nát, sau đó lọc lấy nước, bỏ bã.
  • Sử dụng tăm bông thấm vào nước lá muồng trâu, sau đó chấm lên vùng da bị vảy nến.
  • Lưu lại nước lá muồng trâu trên da khoảng 3-4 tiếng, sau đó rửa lại với nước sạch.

Lá muồng trâu là vị thuốc Nam dễ kiếm, cách dùng đơn giản
Lá muồng trâu là vị thuốc Nam dễ kiếm, cách dùng đơn giản

Những lưu ý khi dùng thuốc Nam trị vảy nến

Tương tự như các mẹo tại nhà, việc sử dụng bài thuốc Nam chữa bệnh vảy nến cũng cần cẩn trọng:

  • Đa phần các bài thuốc Nam chưa được kiểm chứng, chỉ được truyền miệng trong dân gian nên hiệu quả thực tế khi điều trị vảy nến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Nguyên liệu thiên nhiên được sử dụng trong bài thuốc Nam có dược tính thấp, chỉ hiệu quả với tình trạng vảy nến nhẹ, mới khởi phát.
  • Không lạm dụng các bài thuốc Nam vì điều này luôn tiềm ẩn nguy cơ bội nhiễm, biến chứng nguy hiểm cho làn da và sức khỏe.

Đông y trong điều trị vảy nến

Với việc sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, cách chữa vảy nến bằng Đông y được đánh giá cao khi tạo tác động từ gốc, phù hợp với nhiều thể bệnh, an toàn cho người dùng. Từ đây, căn nguyên bệnh được đẩy lùi, từng bước nâng cao đề kháng và ngăn chặn nguy cơ tái phát vảy nến hiệu quả.

Các bài thuốc phổ biến

Trong điều trị vảy nến, các bài thuốc Đông y sẽ được phối vị, cân đối tỷ lệ cho phù hợp với từng bệnh nhân, thể bệnh. Cụ thể:
Bệnh vảy nến thể huyết nhiệt phong táo
Bài thuốc dùng cho trường hợp vảy nến gây mẩn đỏ, sẩn phù, vùng da tổn thương lan rộng. Đồng thời, bệnh nhân ngứa nhiều, da bong tróc màu trắng hồng, xuất hiện các điểm xuất huyết kèm theo triệu chứng: Khát nước, bồn chồn, tiểu vàng, phân khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

  • Thành phần: 20g mỗi vị thổ phục linh, cỏ nhọ nồi, sinh địa; 12g mỗi loại kim ngân, ké đầu ngựa sao vàng; 8g kinh giới và 4g cam thảo.
  • Công dụng: Giải độc, lương huyết, trừ phong, nhuận táo.
  • Cách dùng: Sắc thang thuốc với 900ml nước đến khi còn 600ml, lượng thuốc thu được chia làm 3 phần uống trong ngày khi bụng đói.

Vảy nến thể huyết hư phong táo
Thể huyết hư phong táo ở bệnh nhân vảy nến có triệu chứng: Phần da bị tổn thương sắc nhợt, vẩy bong tróc nhiều, đau đầu, khó ngủ, khô miệng, nhịp tim rối loạn, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, bệnh kéo dài dai dẳng không khỏi.

  • Thành phần: 20g sinh địa; 12g mỗi vị huyền sâm, mạch môn, hà thủ ô, kim ngân, vừng đen và 8g vỏ đậu đen, 4g cam thảo.
  • Công dụng: Trừ phong, dưỡng huyết, nhuận táo.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 900ml, lấy 60mll chia làm 3 phần và dùng trong ngày khi đói.

Vảy nến thể huyết ứ thấp trệ
Thể bệnh này khiến vùng da tổn thương dày cộm, đỏ thẫm, chất lưỡi đỏ tía hoặc xuất hiện điểm ứ huyết, bệnh dai dẳng, mạch sáp hoặc tế hoãn.

  • Thành phần: 20g thổ phục linh; 12g mỗi vị ích mẫu thảo, kinh giới, bạch cương tàm, đương quy, kê huyết đằng; 8g hổ trượng căn; 6g xuyên khung; 4g cam thảo.
  • Công dụng: Hoá ứ, hoạt huyết, trừ phong, chống ngứa.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 800ml nước, thu 400ml và chia làm 2 lần uống vào buổi sáng - chiều khi đói.

Các bài thuốc Đông y cho tác động an toàn, hiệu quả
Các bài thuốc Đông y cho tác động an toàn, hiệu quả

Một vài lưu ý khi điều trị vảy nến bằng Đông y

Để đảm bảo an toàn, khi điều trị vảy nến bằng thuốc Đông y cần lưu ý:

  • Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc sau khi đã thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, không tự ý mua dược liệu để điều trị tại nhà.
  • Để dược tính của thuốc Đông y phát huy hiệu quả, nên kiên trì sử dụng theo liệu trình, tránh bỏ giữa chừng.
  • Hiệu quả thuốc thuốc Đông y đến đâu sẽ tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng mỗi người, kết quả điều trị có thể khác nhau ở từng bệnh nhân.
  • Nên kết hợp dùng thuốc với ăn uống khoa học, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, chăm sóc da thật tốt, kiêng rượu bia… để bệnh vảy nến mau lành.

Cùng tham khảo các loại thuốc trị vảy nến hiệu quả sau đây:

  • Anthralin: Dạng bôi chứa Anthralin giúp kiểm soát và chống viêm vảy nến. Kết hợp với mỡ axit salicylic để giảm ngứa và dày sừng. Thoa 2 lần/tuần, tránh tiếp xúc với mắt và vùng nhạy cảm.
  • Axit Salicylic: Giảm bong vảy, bạt sừng, kết hợp với Anthralin tăng hiệu quả. Được sử dụng chủ yếu cho vảy nến khu trú. Chú ý đến mức nồng độ và tránh sử dụng rộng rãi trên da.
  • Goudron: Chứa than đá hoặc chiết xuất từ cây thông giúp làm tan nhiễm và bong tróc. Màu đen, khó phai trên quần áo, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Corticoid (thuốc mỡ): Chống viêm, giảm dị ứng, cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Sử dụng theo hướng dẫn, tránh sử dụng lâu dài để tránh tác dụng phụ.
  • Calcipotriol: Dạng kem bôi chứa Calcipotriol cải thiện tình trạng dày sừng. Dùng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự y áp dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Retinoid: Dạng dẫn xuất vitamin A giảm bong tróc vảy nến. Dùng thuốc uống tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch kiểm soát vảy nến. Giám sát nghiêm ngặt, nguy cơ ngộ độc gan, chống chỉ định thai nhi.
  • Cyclosporin A: Giảm miễn dịch, kiểm soát vảy nến. Chỉ định cho trường hợp nặng, cân nhắc nguy cơ ngộ độc thận.
  • Thuốc sinh học: Sản phẩm mới, kiểm soát bệnh vảy nến sinh học. Dùng qua đường tiêm, chỉ định cho rối loạn miễn dịch nặng. Cảnh báo về chi phí cao, thiếu thông tin chính xác cơ chế hoạt động.

Bệnh vảy nến là một chứng bệnh da liễu dai dẳng, và chế độ ăn uống có thể đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị.

Cần hạn chế hoặc tránh:

  1. Thực phẩm nhiều protein: Tránh thực phẩm giàu protein, vì hàm lượng cao có thể kích thích triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát da.
  2. Thực phẩm giàu gluten: Tránh thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch, mì ống, vì chúng có thể gây kích thích và làm lan rộng bệnh.
  3. Đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị: Các loại thực phẩm này có thể gây kích ứng và làm tăng mức độ viêm nhiễm trên da.
  4. Thịt đỏ: Giảm ăn thịt đỏ, vì nhiều protein lạ trong thịt đỏ có thể làm tăng khả năng kích thích và làm nặng triệu chứng.

Nên bổ sung vào chế độ ăn:

  1. Hoa quả tươi và rau xanh: Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng chất cho hệ thống miễn dịch và đề kháng.
  2. Thực phẩm giàu omega 3: Cá hồi, cá ngừ, cá tuyết chứa omega 3 giúp cải thiện tình trạng da, làm mềm mại và giảm viêm.
  3. Dầu thực vật: Sử dụng dầu từ thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu dừa thay vì dầu động vật, để giảm kích thích và cung cấp chất béo tốt cho da.
  4. Thực phẩm chứa kẽm: Nghêu, sò, thịt nạc trắng chứa kẽm, có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Với những cách chữa vảy nến được tổng hợp trên đây, tin rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin hữu ích. Cần lưu ý rằng, mỗi phương pháp sẽ có ưu/nhược điểm riêng và đem lại hiệu quả với từng giai đoạn bệnh, đối tượng nhất định. Bệnh nhân nên thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn điều trị bằng bất cứ cách nào.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...