Nổi Mề Đay Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu: Dấu Hiệu, Cách Chữa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là một căn bệnh da liễu thường gặp, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên việc điều trị bệnh cho thay phụ trong tam cá nguyệt thứ nhất cần phải cẩn trọng để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu là bệnh gì?

Nổi mề đay là một tình trạng da liễu phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, có khoảng 20% phụ nữ mang thai sẽ bị nổi mề đay vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến hình thành các nốt sần đỏ, mẩn ngứa trên da. Thông thường căn bệnh này sẽ tự hết trong vòng vài tuần mà không gây ra bất cứ nguy hiểm gì tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể

Tuy nhiên, những cơn ngứa ngáy khó chịu có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó cần có phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đau bầu 3 tháng đầu

Bị nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Xuất hiện các nốt sần: Nổi mề đay thường xuất hiện các nốt sẩn màu hồng hoặc đỏ, sưng lên thành các mảng lớn. Các nốt sẩn này thường xuất hiện ở bụng, đùi, lưng, ngực, mặt hoặc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
  • Da sưng tấy: Vùng da bị nổi mề đay sẽ sưng tấy, tạo cảm giác căng tức và khó chịu. Tình trạng sưng tấy có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh.
  • Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của nổi mề đay. Cảm giác ngứa có thể dữ dội, khiến người bệnh có xu hướng muốn cào gãi.
  • Các triệu chứng khác: Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng khác như nổi mẩn đỏ, phát ban, sốt, ớn lạnh, khó thở, buồn nôn, nôn mửa.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu:

  • Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ sẽ khiến các mạch máu giãn ra và rò rỉ chất lỏng. Từ đó hình thành các nốt sẩn ngứa, đỏ, có thể sưng lên thành các mảng lớn.
  • Phản ứng dị ứng: Hệ miễn dịch nhạy cảm hơn trong thai kỳ khiến phụ nữ dễ bị dị ứng với các tác nhân như thực phẩm (hải sản, thịt bò, sữa bò, trứng, đậu phộng…), thuốc men, phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa,…
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn có thể gây nổi mề đay như rubella, thủy đậu, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc nổi mề đay, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị nổi mề đay khi mang thai.
  • Căng thẳng: Căng thẳng, lo âu khi mang thai có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và làm tăng nguy cơ nổi mề đay.
  • Một số nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, tiếp xúc với nước nóng hoặc nước lạnh, mặc quần áo bó sát,…

Mang thai 3 tháng đầu bị mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu thường không nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ bầu và thai nhi, bao gồm:

Ảnh hưởng đến mẹ bầu:

  • Nổi mề đay thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm, khiến mẹ bầu khó ngủ, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm trạng.
  • Việc gãi ngứa liên tục có thể làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng da.
  • Nổi mề đay có thể khiến da bị mẩn đỏ, sưng tấy, ảnh hưởng đến ngoại hình, thẩm mỹ của mẹ bầu.
  • Mề đay có thể gây phù mạch, suy hô hấp nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
  • Phụ nữ mang thai bị nổi mề đay dễ bị sinh non. Mặc dù trường hợp này rất thấp nhưng vẫn cần được quan tâm.
Nổi mề đay gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Nổi mề đay gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

Ảnh hưởng đến thai nhi:

  • Thai phụ bị căng thẳng, lo âu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trong một số trường hợp nổi mề đay ở mẹ bầu có thể dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu oxy.
  • Trẻ sinh ra dễ bị các bệnh như đục thủy tinh thể, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, thiếu máu não, dị dạng huyết quản.
  • Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị bệnh mề đay bẩm sinh.

Chú ý: Những trường hợp này rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra khi mẹ bầu bị nổi mề đay nghiêm trọng, không được điều trị kịp thời.

Khắc phục bệnh nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc Tây y để tránh gây dị tật bẩm sinh. Thay vào đó bạn có thể tham khảo một số phương pháp cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả sau đây: 

Tắm lá khế

Tắm lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng để giảm ngứa và khó chịu do nổi mề đay. Lá khế có tính bình, vị chua chát, giúp giải độc, tiêu viêm và làm dịu da. Đặc biệt phương pháp này rất an toàn và phù hợp với phụ nữ mang thai.

  • Rửa sạch 200-300g lá khế tươi, để ráo nước.
  • Cho lá khế vào nồi, đổ nước và đun sôi trong 5-10 phút.
  • Để nước lá khế nguội bớt, sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm.
  • Có thể thêm một ít muối vào nước tắm để tăng hiệu quả sát khuẩn.
  • Tắm nước lá khế mỗi tuần 2-3 lần.
Tắm lá khế chữa nổi mề đay cho bà bầu
Tắm lá khế chữa nổi mề đay cho bà bầu

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một phương pháp đơn giản giúp giảm ngứa và khó chịu do nổi mề đay gây ra. Khi chườm lạnh, các mạch máu ở khu vực bị ảnh hưởng sẽ co lại, giúp giảm lưu thông máu, cải thiện sưng viêm, từ đó làm dịu da và giảm ngứa.

  • Sử dụng khăn lạnh: Nhúng khăn mềm vào nước lạnh, vắt bớt nước và chườm lên da bị nổi mề đay.
  • Sử dụng túi chườm lạnh: Cho đá viên vào khăn vải mềm. Chườm lên da bị nổi mề đay trong vòng 10-15 phút.

Tắm bằng mướp đắng

Mướp đắng có tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và làm mát cơ thể. Do đó, mướp đắng được xem là một phương pháp cải thiện nổi mề đay an toàn và hiệu quả cho thai phụ.

  • Rửa sạch mướp đắng, đem cắt thành từng lát mỏng.
  • Cho mướp đắng vào nồi, đổ nước và đun sôi trong 10-15 phút.
  • Thêm một ít muối vào nước mướp đắng.
  • Để nước mướp đắng nguội bớt, sau đó pha loãng với nước lạnh để tắm.
  • Tắm nước mướp đắng 2-3 lần mỗi tuần.

Tắm bằng bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giúp giảm sưng và làm dịu da. Tắm bột yến mạch là một phương pháp an toàn và hiệu quả để giúp giảm ngứa và kích ứng do nổi mề đay ở phụ nữ mang thai. 

  • Cho bột yến mạch vào bồn tắm hoặc chậu lớn.
  • Đổ nước ấm vào cho đến khi nước ngập ngang hông.
  • Khuấy đều bột yến mạch cho đến khi tan hết.
  • Ngâm mình trong nước yến mạch 15-20 phút.
  • Sau khi tắm xong cần lau khô da bằng khăn mềm.  
Tắm bằng bột yến mạch
Tắm bằng bột yến mạch

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm,  thuốc kháng histamin (Allegra, Benadryl, Chlor Trimeton, Claritin, Zyrtec) hoặc thuốc giảm ngứa không kê đơn (Benadryl, Claritin). Tuy nhiên, thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc bôi và thuốc uống.

Phòng ngừa nổi mề đay cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể phòng ngừa tình trạng nổi mề đay bằng cách áp dụng những lưu ý sau:

  • Loại bỏ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày như rượu bia, tôm, cua, ghẹ, ốc,…
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa mạnh, nước hoa,…
  • Tắm rửa hàng ngày với nước ấm và sử dụng sữa tắm có thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu. 
  • Giữ cho làn da luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, chất liệu cotton mềm mại.
  • Tránh gãi ngứa vì có thể khiến tình trạng mẩn đỏ và sưng tấy lan rộng.
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày, nên dùng nước lọc, nước hoa quả, không uống trà sữa, cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia,…
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tập thể dục thường xuyên, phù hợp với sức khỏe thai kỳ.
  • Giảm căng thẳng, stress bằng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định, xem phim, nghe nhạc….

Trên đây là những thông tin về tình trạng nổi mề đay khi mang thai 3 tháng đầu. Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp, mẹ bầu có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nổi mề đay kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, khó thở, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...