Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Lây Như Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bệnh mề đay có lây không, lây như thế nào?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Các triệu chứng bệnh lý bùng phát do hoạt động dị ứng nên thường không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, tổn thương da do bệnh lý gây ra có xu hướng lan rộng khi gặp yếu tố thuận lợi và thường xuyên chà xát, cào gãi.

Bệnh nổi mề đay có lây không? Lây như thế nào?

Nổi mề đay mẩn ngứa là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương da ở dạng cấp và mãn tính phổ biến. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát khi các chất trung gian gây dị ứng được phóng thích vào mao mạch ở tầng trung bì, tăng khả năng thấm ở mạch máu, từ đó gây ra tình trạng phù nề, nổi sẩn cục, nóng rát và ngứa ngáy.

Bệnh mề đay có lây không? Lây như thế nào?
“Bệnh mề đay có lây không, lây như thế nào?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm

Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau và ảnh hưởng khoảng 20% dân số. Bệnh lý có thể bùng phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như căng thẳng, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, tiếp xúc với dị nguyên hoặc cũng có thể tự phát vô căn.

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng những triệu chứng bệnh có thể tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày, thẩm mỹ, ngoại hình gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, có nhiều người bệnh thắc mắc “Bệnh mề đay có lây không? Lây như thế nào?”.

Theo các chuyên gia Da liễu, mề đay là một trong những dạng tổn thương da có liên quan đến phản ứng dị ứng. Do đó, bệnh lý không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người bình thường – ngay khi tiếp xúc trực tiếp tại vùng da bị tổn thương da. Tổn thương do bệnh mề đay mẩn ngứa gây ra có thể lan rộng sang những vùng da bình thường nếu tiếp xúc với dị nguyên, thường xuyên cào gãi, chà xát, uống bia rượu và dùng các loại thực phẩm dị ứng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nổi mề đay có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm như viêm nhiễm đường hô hấp, nhiễm trùng da,… Những loại vi khuẩn, nấm, virus gây ra những bệnh lý này có thể lây nhiễm sang người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và đường hô hấp.

Các biện pháp phòng ngừa nổi mề đay mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng da liễu thường gặp ở người lớn, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Bệnh lý này được đánh giá lành tính, đáp ứng tốt các biện pháp điều trị, chăm sóc và ít phát sinh biến chứng. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh lý tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, ngoại hình cũng như hiệu quả làm việc. Do đó, bạn nên chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm làm giảm nguy cơ bùng phát nổi mề đay mẩn ngứa.

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

1. Cách ly với những yếu tố dị ứng

Dị nguyên được xem là yếu tố trực tiếp kích thích bùng phát phản ứng dị ứng, từ đó gây ra tình trạng tăng IgE, phóng thích histamin vào niêm mạc và da.

Cách ly với những yếu tố dị ứng
Người bị nổi mề đay nên kiêng một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như đậu nành, hải sản, nấm, đậu phộng

Do đó, để cải thiện và giảm nguy cơ nổi mề đay khởi phát, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những yếu tố dị ứng như:

  • Thực phẩm: Đây được xem là một trong những yếu tố gây dị ứng thường gặp, nhất là những trường hợp có cơ địa nhạy cảm. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn protein trong thực phẩm là dị nguyên và sẽ đối kháng lại bằng cách tăng kháng nguyên, phóng thích chất trung gian gây phản ứng dị ứng vào da. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ dị ứng như đậu nành, hải sản, nấm, đậu phộng,…
  • Hóa mỹ phẩm: Việc sử dụng bột giặt, xà phòng, nước rửa chén, kem chống nắng, sữa rửa mặt, nước mặt,… chứa những thành phần kích ứng, nồng độ pH quá thấp/ quá cao có thể kích thích gây tổn thương da và nổi mề đay mẩn ngứa. Do đó, bạn nên mang bao tay khi tiếp xúc với những chất tẩy rửa. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn những sản phẩm làm sạch da và chăm sóc lành tính, an toàn.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột có thể khiến da bị kích ứng, da bị mất nước và bùng phát bệnh nổi mề đay mẩn ngứa. Mặc dù thời tiết là yếu tố không thể tác động nhưng người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách mang khẩu trang, giữ ấm cơ thể và hạn chế những hoạt động ngoài trời khi thời tiết chuyển lạnh. Đồng thời vệ sinh da thường xuyên, mặc quần áo thông thoáng khi thời tiết nóng ẩm.
  • Các dị nguyên khác: Ngoài ra, người bệnh cần tránh xa những yếu tố dị ứng khác như phấn hoa, khói thuốc lá, côn trùng, bia rượu, mủ thực vật, lông động vật,…

2. Chăm sóc da đúng cách

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh nổi mề đay mẩn ngứa thường khởi phát ở những người có làn da nhạy cảm, mỏng, khô và suy giảm sức đề kháng. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ bùng những bệnh lý da liễu, người bệnh cần chăm sóc da đúng cách để duy trì độ ẩm, cải thiện làn da săn chắc, đồng thời củng cố hàng rào bảo vệ da.

Chăm sóc da đúng cách
Sau khi làm sạch da, bạn cần lau khô da với khăn sạch và dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu phù hợp với tình trạng da

Dưới đây là biện pháp chăm sóc da giúp phòng ngừa bệnh nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả:

  • Vệ sinh da 2 lần mỗi ngày với những sản phẩm dịu nhẹ, có độ an toàn và độ pH từ 5 – 6.
  • Sau khi làm sạch da, bạn cần lau khô da với khăn sạch và dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu phù hợp với tình trạng da.
  • Đối với vùng da mặt, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da kèm theo nước cân bằng, sữa dưỡng, serum,…
  • Dùng kem chống nắng đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là khi hoạt động, di chuyển dưới ánh nắng có cường độ mạnh.
  • Bổ sung nhiều nước, tăng cường các thực phẩm có lợi cho cơ thể và làn da như trái cây, sữa chua, đậu, rau xanh và các loại củ.
  • Mỗi tuần tẩy tế bào chết từ 1 – 2 lần để loại bỏ các lớp sừng trên da, làm sạch bã nhờn và lỗ chân lông.
  • Không tắm với nước quá nóng, tắm quá lâu hoặc cào gãi, chà xát lên vùng da bị tổn thương khi tắm.
  • Thường xuyên giặt giũ, vệ sinh mền, khăn lau, vỏ gối,… để tránh bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc gây kích ứng da.

3. Nâng cao sức đề kháng

Ngoài đặc tính của làn da, các triệu chứng bệnh mề đay mẩn ngứa còn có xu hướng bùng phát ở người có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe yếu. Do đó, bệnh lý thường bùng phát mạnh ở phụ nữ mang thai, trẻ em và người mắc những bệnh lý mãn tính.

Nâng cao sức đề kháng
Bổ sung nhiều nước, tăng cường các thực phẩm có lợi cho cơ thể và làn da như trái cây, sữa chua, đậu, rau xanh và các loại củ

Một số biện pháp giúp nâng cao thể trạng, giảm nguy cơ bùng phát triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa, bao gồm:

  • Cân bằng thành phần dinh dưỡng, ăn uống đều độ. Mỗi ngày ăn đủ 3 bữa và hình thành thói quen ăn chậm, nhai kỹ để giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm.
  • Tránh căng thẳng áp lực và stress bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, giảm khối lượng công việc, ngủ đủ giấc, thực hiện một số hoạt động thư giãn như nghe nhạc, đọc sách, mua sắm,…
  • Mỗi ngày dành 30 phút để tập luyện thể dục thể thao, cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng về hệ miễn dịch.
  • Người bệnh nên tắm nắng 5 phút mỗi ngày từ khung giờ từ 6 – 10 sáng. Ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin, cải thiện sức khỏe xương khớp, tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá và dung nạp các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng. Bởi những thói quen này sẽ khiến suy yếu khả năng miễn dịch và thể trạng. Kích thích bùng phát các triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa và những bệnh ngoài da khác.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh mề đay có lây không? Lây như thế nào?” và những vấn đề liên quan. Hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về cơ chế phát sinh, diễn tiến của mề đay mẩn ngứa. Từ đó áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc và phòng ngừa phù hợp.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0388778986

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...