Người Bị Suy Thận Giai Đoạn Cuối Có Chết Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Suy thận giai đoạn cuối là tình trạng nghiêm trọng của bệnh thận mạn tính, khi chức năng thận suy giảm đáng kể, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Câu hỏi liệu người bị “suy thận giai đoạn cuối có chết không” thường được đặt ra khi bệnh nhân đối mặt với tình trạng này. Bài viết này sẽ mang đến cái nhìn tổng quan về các phương pháp điều trị, các biến chứng liên quan và tiên lượng của những người mắc phải suy thận giai đoạn cuối.
Các biến chứng suy thận giai đoạn cuối
Trước khi đi vào giải đáp vấn đề “suy thận giai đoạn cuối có chết không”, bạn cần nắm được các biến chứng của bệnh lý ở giai đoạn này. Suy thận giai đoạn cuối (End-Stage Renal Disease – ESRD) là tình trạng nghiêm trọng khi thận mất chức năng gần như hoàn toàn, không còn khả năng lọc chất thải và duy trì cân bằng dịch điện giải trong cơ thể.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:
- Tích tụ chất thải và độc tố: Chức năng lọc của thận suy giảm dẫn đến sự tích tụ của các chất thải như ure và creatinin trong máu, gây ra tình trạng nhiễm độc cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa.
- Rối loạn điện giải: Thận không còn khả năng điều chỉnh nồng độ các chất điện giải như natri, kali và canxi. Từ đó có thể dẫn đến các vấn đề như tăng kali máu, gây nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây loạn nhịp tim và ngừng tim.
- Cường cận giáp thứ phát: Do suy thận, cơ thể không thể chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động, dẫn đến giảm hấp thu canxi và tăng tiết hormon cận giáp. Do đó gây ra tình trạng cường cận giáp thứ phát, loãng xương và gãy xương.
- Thiếu máu: Thận sản xuất erythropoietin – một hormone kích thích sản xuất hồng cầu. Khi thận suy, sản xuất erythropoietin giảm, dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi và suy giảm sức khỏe tổng thể.
- Tăng huyết áp: Suy thận khiến cơ thể giữ nước và natri, làm tăng huyết áp, góp phần làm trầm trọng hơn các bệnh tim mạch và tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Bệnh nhân ESRD có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ do sự tích tụ chất thải và rối loạn điện giải.
- Phù và khó thở: Sự tích tụ dịch trong cơ thể có thể gây phù ở chân, mắt cá chân – tay. Đồng thời có thể dẫn đến khó thở do dịch tích tụ trong phổi (phù phổi).
- Bệnh lý xương khớp: Rối loạn chuyển hóa canxi và phosphate có thể dẫn đến bệnh xương khớp, gây đau xương, biến dạng xương, gãy xương.
- Giảm chức năng miễn dịch: Bệnh nhân suy thận có chức năng miễn dịch giảm, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Giảm chất lượng cuộc sống: ESRD ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống do các biến chứng về sức khỏe, sự phụ thuộc vào lọc máu hoặc cấy ghép thận kéo theo các hạn chế trong hoạt động hàng ngày.
Người bị suy thận giai đoạn cuối có chết không?
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm và có tiên lượng tử vong cao, nhất là ở những trường hợp phát hiện muộn, khi bệnh đã tiến triển xấu và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị suy thận giai đoạn cuối có chết không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Thận học, người bị suy thận giai đoạn cuối có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiện đại, nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có thể kéo dài cuộc sống và duy trì chất lượng sống tốt.
Cách cải thiện tiên lượng sống khi bị suy thận giai đoạn cuối
Do chức thận ở giai đoạn này đã quá yếu nên nếu muốn duy trì sự sống, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị bằng các phương pháp sau đây:
- Ghép thận: Đây là phương pháp lấy thận từ những người hiến khỏe mạnh hoặc bị chết não vào cơ thể người bị suy thận giai đoạn cuối. Ghép thận là kỹ thuật khó cũng như rất khó để tìm được quả thận tương thích. Chưa kể chi phí thực hiện phẫu thuật cao và sau khi thực hiện bệnh nhân phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời.
- Chạy thận nhân tạo: Là liệu pháp điều trị phổ biến và được nhiều bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối lựa chọn. Chạy thận nhân tạo hoạt động theo nguyên lý rút máu độc từ cơ thể dẫn đến máy lọc để loại bỏ chất thải, độc tố rồi đưa máu sạch trở lại cơ thể. Phương pháp cho hiệu quả lọc sạch máu hiệu quả, quá trình lọc máu được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, an toàn. Song bệnh nhân bị lệ thuộc vào máy móc, thường xuyên phải tới bệnh viện và dễ gặp tình trạng đau đầu, buồn nôn, tụt huyết áp,…
- Lọc màng bụng: Màng bụng của bệnh nhân sẽ được sử dụng làm màng lọc để thay dịch lọc tại nhà. Theo đó, đều đặn 4 tiếng bệnh nhân sẽ cần rút dịch lọc cũ ra, thay dịch lọc mới vào khoang màng bụng qua ống thông. Lúc này, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, đi lại bình thường. Tuy dễ thực hiện, không bị phụ thuộc vào máy móc, có thể đi lại linh hoạt nhưng bệnh nhân phải phẫu thuật để đặt một ống thông vào cơ thể. Đồng thời phải tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
“Suy thận giai đoạn cuối có chết không” vừa được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp chi tiết. Nhìn chung, bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối có thể kéo dài sự sống nếu được can thiệp điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện nhẹ nhàng để góp phần cải thiện sức khỏe hiệu quả hơn.
Xem Thêm:
- Người Bệnh Suy Tuyến Thượng Thận Sống Được Bao Lâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!