Viêm Amidan Nên Ăn Gì

Chế Độ Ăn Cho Người Bị Viêm Amidan: Nguyên Tắc và Top Thực Phẩm Hỗ Trợ

Amidan, hai hạch lympho ở họng, đảm nhận vai trò bảo vệ cơ thể. Viêm amidan xảy ra khi sức khỏe suy giảm và amidan bị tổn thương. Ăn uống đúng cách không chỉ giảm áp lực lên amidan mà còn hỗ trợ điều trị.

Nguyên Tắc Ăn Uống:

  1. Bổ Sung Dinh Dưỡng: Ưu tiên thực phẩm giàu vitamin C, Omega-3, và kẽm như cam, cá hồi, hàu.
  2. Rau Xanh: Rau mồng tơi, dưa leo giúp làm dịu amidan sưng viêm.
  3. Không Thực Phẩm Kích Thích: Hạn chế đồ cay, thức uống có gas, và thực phẩm gây kích ứng niêm mạc.

Top Thực Phẩm Hỗ Trợ:

  1. Vitamin C-rich: Cam, quýt, dâu tây - giảm đến 50% biểu hiện viêm amidan.
  2. Rau Xanh: Rau mồng tơi, dưa leo - giảm áp lực lên amidan.
  3. Thực Phẩm Giàu Kẽm: Hàu, hạt bí, thịt bò - tăng sức đề kháng.
  4. Chống Viêm, Kháng Khuẩn: Gừng, đinh hương, nghệ - giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
  5. Protein-rich: Thịt gà, trứng - tăng sức khỏe cơ bắp.
  6. Uống Đủ Nước: 2 - 2.5 lít mỗi ngày - làm dịu cổ họng và bảo vệ amidan.

Kiêng Ăn:

  1. Thực Phẩm Khó Nuốt: Rau củ sấy, bánh mì sấy - gây tổn thương niêm mạc.
  2. Dầu Mỡ và Gia Vị Nhiều: Gây kích thích niêm mạc họng.
  3. Bia Rượu và Cà Phê: Làm tăng thân nhiệt, gây kích ứng.
  4. Thực Phẩm Chứa Nhiều Axit: Tắc, chanh, me - làm tăng cảm giác đau.

Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh lý. Do đó, bên cạnh điều trị y tế, người bệnh cần tăng cường bổ sung những thực phẩm làm dịu amidan và tăng cường miễn dịch. Đồng thời kiêng một số thực phẩm, đồ uống gây kích thích niêm mạc.

Tổng Quan Bệnh Học Viêm Amidan

Amidan là 2 hạch bạch huyết (hạch lympho) nằm ở 2 bên hầu họng. Bộ phận này có chức năng bắt giữ vi khuẩn, virus và bảo vệ cơ quan hô hấp. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bị suy giảm cộng với sự tấn công của tác nhân gây hại, amidan có thể bị nhiễm trùng và tổn thương và dẫn đến viêm amidan.

VIÊM AMIDAN Là gì? Nguyên nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Viêm amidan là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau

Bệnh lý có thể khởi phát ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào nhưng thường ảnh hưởng ở trẻ có độ tuổi từ 3 - 12 tuổi. Nguyên do là ở độ này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây tổn thương amidan. Do nằm gần cổ họng nên các biểu hiện của viêm amidan dễ bị nhầm lẫn với viêm thanh quản, viêm họng.

Đa số các trường hợp bị viêm amidan đều ở mức độ nhẹ và có thể khắc phục hoàn toàn sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tổn thương amidan kéo dài, tiến triển thành mãn tính và có thể dẫn đến phì đại amidan. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Viêm amidan là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo các chuyên gia đầu ngành, bệnh lý có thể xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn, vi rút hoặc do thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng kém, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm,...

Một số nguyên nhân gây khởi phát bệnh lý, bao gồm:

  • Vi khuẩn: Các triệu chứng viêm amidan có thể bùng phát do sự tấn công của liên cầu tan huyết nhóm A, liên cầu khuẩn, xoắn khuẩn, phế cầu khuẩn, tụ cầu, các vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Virus: Một số loại virus có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như virus bạch hầu, cúm, sởi, ho gà,...

Tuy nhiên, các vi khuẩn, virus chỉ tấn công vào tổ chức amidan khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp: Đa số những tác nhân nhiễm trùng có khả năng lây nhiễm qua tuyến nước bọt (giao tiếp, ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân,...) Do đó, bạn có thể bị viêm amidan nếu thường xuyên tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp.
  • Cấu tạo của amidan: Không giống với những cơ quan hô hấp khác, amidan có cấu tạo bề mặt chứa các kẽ, rãnh, hốc và nằm ở vị trí "cửa ngõ". Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và trú ngụ ở cơ quan này.
  • Thời tiết thay đổi: Thực tế cho thấy, bệnh viêm amidan và một số bệnh hô hấp thường xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa. Bởi tại thời điểm này, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển quá mức.
  • Suy giảm sức đề kháng: Nguy cơ bị viêm amidan có thể tăng cao ở người có thể trạng kém, suy giảm sức đề kháng. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch giảm còn làm tăng áp lực đến amidan cũng như các cơ quan miễn dịch khác như (hạch lympho, VA). Đây được xem là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh và dẫn đến tổn thương, nhiễm trùng amidan.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, bệnh viêm amidan còn có thể khởi phát do một số yếu tố như sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm, cơ địa dị ứng, vệ sinh răng miệng kém, các ổ viêm mãn tính chưa được kiểm soát hoàn toàn như viêm xoang, viêm nướu, viêm VA,...

Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh viêm amidan sẽ phục thuộc vào giai đoạn bùng phát của bệnh. Theo đó, bệnh lý được chia thành 2 loại là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.

Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý thông qua một số dấu hiệu sau:

1. Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính thường bùng phát các triệu chứng ồ ạt, đột ngột và diễn tiến nhanh trong vòng vài ngày. Bệnh lý không chỉ gây ra những triệu chứng cơ năng, thực thể mà còn phát sinh một số biểu hiện toàn thân. Thực tế cho thấy, mức độ triệu chứng có xu hướng tiến triển nặng đối với trẻ em, người có hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng.

Viêm amidan cấp tính
Bị sốt đột ngột, sốt cao đến 39 độ C kèm theo biểu hiện ớn lạnh, rét run

Một số biểu hiện viêm amidan cấp tính, bao gồm:

  • Amidan sưng to, có màu đỏ tươi và đau nhức. Toàn bộ khoang miệng có mùi hôi và khô
  • Đau cổ họng bị đau rát, đỏ và khô, nhất là ở 2 bên amidan. Sau vài giờ, cơn đau buốt ở cổ họng có thể tăng lên lan đến tai khiển người bệnh khó chịu.
  • Bề mặt amidan có thể xuất hiện các chấm mủ trắng hoặc vàng, không bám chắc và dễ khạc nhổ, chùi.
  • Bị sốt đột ngột, sốt cao đến 39 độ C kèm theo biểu hiện ớn lạnh, rét run.
  • Cơ thể mệt mỏi, trong một số trường hợp có thể gây táo bón, tiểu ít
  • Khó khăn hoặc đau khi nhai nuốt.
  • Những trường hợp amidan sưng lớn bất thường, khi quan sát bạn có thể thấy eo họng bị thu hẹp
  • Người bệnh thường bị khàn giọng, nói giọng mũi, mất tiếng, thở khò khè, ngủ ngáy
  • Một số trường hợp có thể bị sưng sạch vùng cổ

Trường hợp viêm amidan xảy ra ở trẻ em có thể gây ra một số biểu hiện khác như chán ăn, chảy nhiều nước dãi, trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc.

Mặc dù các triệu chứng bùng phát ồ ạt và đột ngột, nhưng nếu điều trị đúng cách và chăm sóc tốt, viêm amidan cấp tính có thể kiểm soát hoàn toàn trong vòng 7 – 10 ngày.

2. Viêm amidan mãn tính

Bệnh viêm amidan mãn tính phổ biến ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành, nhất là đối tượng nghiện bia rượu, hút thuốc lá, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Trong giai đoạn mãn tính, các biểu hiện của bệnh lý thường diễn tiến âm thầm nhưng kéo dài dai dẳng.

Viêm amidan mãn tính
Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng và đi kèm với biểu hiện đau rát

Dưới đây là các triệu chứng bệnh viêm amidan mãn tính:

  • Cảm giác nuốt vướng ở cổ họng và đi kèm với biểu hiện đau rát. Cơn đau có thể lan đến tai khiến người bệnh khó chịu.
  • Hơi thở có mùi hôi ngay khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Khi nuốt cảm giác có dị vật trong cổ họng nên nhiều người bệnh thường đằng hắng
  • Gây ho khan nhưng không nhiều
  • Xuất hiện mủ trắng hoặc bã đậu ở các hốc, khe trên bề mặt amidan
  • Ở trẻ nhỏ thường có biểu hiện thở khò khè, ngáy to
  • Với những trường hợp phì đại amidan có thể gây ngưng thở khi ngủ

Tình trạng viêm amidan mãn tính gần như chỉ phát sinh các triệu chứng tại chỗ, ít khi gây ra các biểu hiện toàn thân như sưng hạch bạch huyết, sốt, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, ở giai đoạn này bệnh lý thường kéo dài dai dẳng, làm tăng nguy cơ phì đại amidan (amidan tăng kích thước), từ đó dẫn đến hình thành sỏi amidan.

Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm amidan

Amidan là thuật ngữ chỉ 2 hạch bạch huyết (hạch lympho) nằm ở 2 bên hầu họng. Bộ phận này có chức năng bắt giữ vi khuẩn, virus và bảo vệ cơ quan hô hấp. Tuy nhiên, nếu sức khỏe bị suy giảm cộng với sự tấn công của tác nhân gây hại, amidan có thể bị nhiễm trùng và tổn thương.

Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh
Bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm

Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể, amidan còn tham gia vào hoạt động hô hấp, nuốt, nếm. Do đó, bên cạnh sử dụng thuốc, người bị viêm amidan còn được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích kết hợp với các biện pháp chăm sóc, trong đó có chế độ dinh dưỡng.
Chế độ ăn uống hợp lý giúp làm giảm áp lực lên amidan, cổ họng, từ đó hạn chế phát sinh triệu chứng như nghẹn vướng, đau rát, khó chịu,... Bên cạnh đó, ăn uống khoa học còn mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm ở niêm mạc đường hô hấp.
Để rút ngắn thời gian chữa trị và kiểm soát các triệu chứng viêm amidan hiệu quả, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng theo một số nguyên tắc sau:

  • Ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, hệ miễn dịch như ngũ cốc, vitamin C, thực phẩm giàu Omega 3, trứng sữa,...
  • Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống chứa thành phần dễ gây kích ứng niêm mạc họng như nước ngọt có gas, thức uống nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bia rượu,...
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên dùng những món ăn có kết cấu khô, cứng nhằm làm giảm áp lực lên amidan bị sưng viêm.
  • Bổ sung chất lỏng để cải thiện tình trạng khô miệng, tăng cường trao đổi chất và giảm sốt.
  • Đa dạng khẩu phần hàng ngày nhằm cung cấp cho cơ thể các thành phần, dưỡng chất thiết yếu. Từ đó cải thiện tình trạng sức khoẻ tổng thể, tăng khả năng miễn dịch, đồng thời làm giảm nhiễm trùng ở amidan.
  • Đảm bảo ăn đủ 3 bữa ngày và hạn chế tình trạng bỏ bữa. Thói quen ăn uống không điều độ có thể gây suy nhược và giảm sức khỏe, từ đó tạo điều kiện cho bệnh bùng phát nặng nề.

Bị viêm amidan nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Với những trường hợp bị viêm amidan, người bệnh nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho hệ miễn dịch nhưng dễ nuốt, có kết cấu mềm và không gây áp lực lên cổ họng.
Dưới đây là các nhóm thực phẩm cần bổ sung trong quá trình điều trị viêm amidan:

1. Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào

Vitamin C là một trong những thành phần thiết yếu của cơ thể, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Việc bổ sung vitamin C vào chế độ dinh dưỡng thường xuyên có thể tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, các gốc tự do và tăng cường sức khỏe.

Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào 
Mỗi ngày dung nạp 1000mg vitamin C có thể làm giảm đến 50% các biểu hiện viêm amidan

Từ các nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C cao có thể tăng cường chức năng của các tế bào lympho, sức khoẻ và cải thiện hệ thống hô hấp. Mỗi ngày dung nạp 1000mg vitamin C có thể làm giảm đến 50% các biểu hiện viêm amidan và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác.
Các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như bưởi, cam, quýt, chanh dây, dâu tây, lựu, sơ ri, thanh long,... Trường hợp gặp khó khăn khi nuốt, bạn có thể dùng nước ép tươi trừ những loại trái cây này để giúp làm giảm cơn đau do bệnh lý gây ra và làm dịu cổ họng.

2. Rau xanh tốt cho người bị viêm amidan

Rau xanh là nhóm thực phẩm tốt cho người bị nhiễm trùng hô hấp, trong đó có viêm amidan. Với hàm lượng nước dồi dào trong các loại rau xanh có thể làm dịu vùng amidan bị sưng và cổ họng nóng rát. Ngoài ra, các khoáng chất, vitamin và hợp chất thực vật trong nhóm thực phẩm này còn có tác dụng giảm sưng, chống viêm, làm loãng đờm và hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương.
Trên thực tế, bổ sung trái cây và rau xanh sẽ giúp làm dịu triệu chứng sốt, đau cổ họng và khô rát. Bên cạnh đó, lượng chất lỏng trong nhóm thực phẩm này còn mang lại hiệu quả bù nước, làm giảm mệt mỏi và cân bằng điện giải.
Do đó, khi bị viêm amidan hay viêm họng, người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh chứa nhiều nước, dễ tiêu hoá như rau mồng tơi, dưa leo, rau đay, cải thảo, bắp cải, rau khoai,...

3. Bị viêm amidan nên ăn gì? Thực phẩm giàu kẽm

Ngoài vitamin C, kẽm cũng là một trong những thành phần mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như hệ miễn dịch nói riêng. Một số nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao có thể tăng cường sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ ức chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm amidan.

Bị viêm amidan nên ăn gì? Thực phẩm giàu kẽm
Thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao hỗ trợ ức chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm amidan.

Bên cạnh đó, kẽm còn thúc đẩy tế bào lympho T tạo ra các kháng thể giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại. Khi bị viêm amidan, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như hàu, hạt bí, hạt điều, óc chó, thịt bò, hạt kiều mạch, rong biển, gan,... vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý và bảo vệ sức khoẻ.

4. Thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm

Vi khuẩn và virus nhiễm trùng amidan có khả năng lây lan sang những cơ quan lân cận như thanh quản, vòm họng, mô xoang, VA. Do đó, bên cạnh sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nhằm hỗ trợ quá trình điều trị.
Một số loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn bao gồm:

  • Củ gừng: Gừng hay sinh khương từ lâu được biết đến với công dụng chữa các bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm họng. Không chỉ được dùng trong chế biến các món ăn, bạn cũng có thể dùng trà gừng, kết hợp gừng với mật ong hoặc ngậm gừng trực tiếp để cải thiện các triệu chứng viêm amidan.
  • Đinh hương: Bột đinh hương thường được sử dụng để tạo mùi thơm, tăng hương vị của món ăn. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn có công dụng sát khuẩn, chống viêm, tăng cường miễn dịch và giảm ho hiệu quả. Do đó, thời gian gian điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên bổ sung loại gia vị này vào chế độ ăn thường xuyên.
  • Củ cải: Củ cải không chỉ cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể mà còn có tác dụng giảm ho, kháng khuẩn và làm loãng đờm hiệu quả. Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm amidan, người bệnh nên tăng cường bổ sung củ cải vào chế độ dinh dưỡng hoặc luộc củ cải để chắt nước uống.
  • Nghệ: Đa số các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn đều có vị cay nên có thể gây khó chịu đối với trẻ em. Tuy nhiên, nghệ là một trong những loại gia vị có đặc tính sát trùng và ức chế vi khuẩn mạnh nhưng không gây nóng rát và cay. Ngoài ra, việc sử dụng nghệ trong chế ăn, bạn có thể dùng sữa nghệ, trà nghệ mật ong để làm giảm ho, đau họng, khàn tiếng.

5. Nhóm thực phẩm giàu protein

Protein (đạm) là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể. Đạm có tác dụng tăng cường sức khỏe, cải thiện cơ bắp, bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Các thực phẩm giàu protein mặc dù không tác động đến hệ miễn dịch như kẽm và vitamin C. Tuy nhiên, việc bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng đạm phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khoẻ, tăng khả năng chống chịu của cơ thể trước những tác nhân gây hại.

Nhóm thực phẩm giàu protein 
Trong quá trình điều trị viêm amidan, người bệnh chỉ nên dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, dễ tiêu hoá như thịt gà, thịt bằm, sữa, trứng, cá hồi

Thực tế cho thấy, những người có chế độ ăn khoa học, điều độ và bổ sung hàm lượng đạm phù hợp thường có thời gian điều trị ngắn, ít phát sinh biến chứng hơn so với người có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị viêm amidan, người bệnh chỉ nên dung nạp các loại thực phẩm giàu protein, dễ tiêu hoá như thịt gà, thịt bằm, sữa, trứng, cá hồi,... Hạn chế thịt xông khói, thịt nướng và đồ ăn đóng hộp.

6. Uống đủ nước

Tình trạng nhiễm trùng amidan có thể làm tăng thân nhiệt, gây khô rát, sưng nóng khiến cơ thể mất nước. Do đó, người bệnh cần bổ sung từ 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp làm dịu cổ họng, bù nước, long đờm và cân bằng điện giải tốt hơn. Bên cạnh đó, thói quen này còn giúp giảm viêm amidan, điều hoà thân nhiệt, cải thiện khàn giọng, mất tiếng,...
Nếu cảm thấy buồn nôn hay đắng miệng khi uống nước lọc, bạn có thể thay thế bằng nước ép từ rau xanh, trái cây, sữa tươi để bù nước, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bị viêm amidan nên kiêng gì?

Các triệu chứng viêm amidan có thể tiến triển nặng nề hơn nếu người bệnh dung nạp những thực phẩm, đồ uống gây kích thích niêm mạc. Do đó, bên cạnh các thực phẩm cần bổ sung, bạn cần kiêng cử một số đồ thuốc, thực phẩm sau để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

1. Thức ăn có kết cấu cứng, khô và khó nuốt

Khi amidan bị viêm có thể gây khó khăn khi ăn uống, nhai nuốt. Do đó dùng thực phẩm có kết cấu cứng, khô, khó nuốt như rau củ sấy, bánh mì sấy, đồ nướng, các loại hạt (hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng,...) có thể khiến niêm mạc ở cổ họng và amidan bị đau rát, sưng tấy.

Thức ăn có kết cấu cứng, khô và khó nuốt 
Thực phẩm khô, cứng có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, chảy máu, gây ứ đờm và khàn tiếng

Bên cạnh đó, dùng những thực phẩm này thường xuyên có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, chảy máu, gây ứ đờm và khàn tiếng.

2. Các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị

Các món ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, ớt, tiêu,...) và dầu mỡ không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột mà còn tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh viêm amidan.
Dầu mỡ, các loại gia vị có thể kích thích niêm mạc ở cổ họng và khiến amidan bị viêm, sưng to, khô rát, đau nhức khó chịu. Ngoài ra, các loại gia vị, dầu mỡ còn khiến cơ thể mất nước, gây mệt mỏi, ứ đờm ở cổ họng.

3. Bia rượu và cà phê

Người bị viêm amidan cần kiêng bia rượu và hạn chế dùng cà phê trong thời gian điều trị. Nguyên nhân là do hàm lượng ethanol và caffeine trong các loại đồ uống này có thể làm tăng thân nhiệt, mất nước và gây kích ứng niêm mạc hô hấp.

Bia rượu và cà phê 
Người bị viêm amidan cần kiêng bia rượu và hạn chế dùng cà phê trong thời gian điều trị

Hơn nữa, lạm dụng bia rượu và cà phê còn khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khoẻ và làm nghiêm trọng các biểu hiện như khàn tiếng, ho, đau rát cổ họng, ứ đờm,...

4. Thực phẩm chứa nhiều axit

Trong quá trình điều trị viêm amidan, người bệnh nên kiêng dùng những loại thực phẩm chứa nhiều axit như tắc, chanh, me, giấm, cóc, xoài sống,... Lượng axit có trong những loại thực phẩm này có thể khiến mô hầu họng và amidan bị kích thích và bào mòn. Từ đó dẫn đến tình trạng khàn tiếng, đau rát, ho khan nhiều.

5. Tránh hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động

Ngoài kiêng cử một số loại thực phẩm và thức uống trên, người bị viêm amidan cần hạn chế hút thuốc lá, hít khói thuốc thụ động. Bởi làm lượng nicotine, asen, hắc ín, chì,... trong khói thuốc có thể tấn công, gây tổn thương amidan lẫn niêm mạc hầu họng. Việc duy trì thói quen này có thể khiến các triệu chứng ứ đờm, ho, khàn tiếng, đau họng,... do bệnh lý gây ra trở nên nặng nề hơn.
Ngoài ra, hút thuốc lá thường xuyên còn làm tăng nguy cơ viêm họng mãn tính, trào ngược dạ dày thực quản, viêm xoang, viêm thanh quản mãn tính và các bệnh hô hấp nghiêm trọng như lao phổi, tràn dịch màng phổi, viêm khí phế quản,...

Mẹo chữa viêm amidan tại nhà

Khi gặp tình trạng sưng viêm amidan, bạn có thể áp dụng những mẹo sau để giảm triệu chứng khó chịu.

Uống nhiều nước ấm:

  • Uống nước ấm giúp họng giảm đau rát hiệu quả.
  • Các loại canh, súp, trà nóng cũng dịu cơn ho và tốt cho sức khỏe.
  • Kết hợp với mật ong, trà chứa pectin hay glycerine.

Súc miệng với nước muối:

  • Súc miệng với nước muối giúp làm sạch và kháng viêm họng.

Hạn chế đồ ăn cứng:

  • Tránh ăn đồ cứng để không làm tổn thương amidan và làm nghiêm trọng tình trạng viêm.

Tăng độ ẩm không khí:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hít hơi nước ấm để giảm cảm giác khô họng.

Hạn chế nói chuyện:

  • Hạn chế nói chuyện để tránh kích thích niêm mạc họng.

Khi cần gặp bác sĩ:

  • Nếu có giọng khàn, khó thở, hoặc sốt cao, cần thăm bác sĩ ngay.
  • Đau họng kèm phát ban, sưng cổ hoặc lưỡi, cổ cứng, cần đến gặp bác sĩ.

Phương pháp Tây y:

  • Uống thuốc như nước súc miệng sát khuẩn, thuốc giảm đau, kháng sinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

  • Sử dụng kháng sinh nếu nguyên nhân là vi khuẩn.
  • Uống thuốc trước khi ăn 30 phút.
  • Tránh lạm dụng thuốc.
  • Uống nhiều nước khi dùng thuốc.

Cắt amidan:

  • Phương pháp này thường dành cho trường hợp viêm amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần.

Đông y:

  • Có nhiều bài thuốc từ dược liệu như huyền sâm, toái cốt tử, kim ngân hoa, hủ trường, thục chi, lá đinh lăng, lá hẹ, rau diếp cá, cây lược vàng.

Quan trọng nhất, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.


Dưới đây là các loại thuốc chữa viêm amidan mà bạn nên biết:

Thuốc Hạ Sốt và Giảm Đau:

  • Paracetamol: An toàn và phổ biến.
  • Aspirin: Thận trọng với trẻ em dưới 12 tuổi.

Thuốc Kháng Sinh: Sử dụng chỉ khi có nhiễm khuẩn, theo hướng dẫn của bác sĩ. Ví dụ: Iba mentin, Amoxicillin, Erythromycin.

Thuốc Chống Viêm, Phù Nề: Có một số loại như Alphamostryspin 4,2mg, Prednisolone 5mg. Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Giảm Ho: Một số sản phẩm như Codein, Dextromethorphan, Toplexil, Bromhexin. Thận trọng với trẻ em, tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dung Dịch Súc Miệng Sát Khuẩn: Sử dụng dung dịch súc miệng chứa cholorhexidine hoặc povidonlod giúp kiểm soát và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho amidan. Đặc biệt hữu ích cho đối tượng dễ bị vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp.

Lưu ý: Tất cả thuốc cần sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và đảm bảo an toàn.


Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong thời gian điều trị bệnh viêm amidan cũng như các bệnh lý hô hấp khác. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa tái phát, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi, chăm sóc tai mũi họng đúng cách và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...