Viêm Cầu Thận Nên Ăn Gì?

Khi bị viêm cầu thận, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thận giảm áp lực và phòng ngừa suy thận.

Nên ăn:

  1. Rau xanh: Bổ sung chất xơ và nước, kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ bài tiết và giảm tình trạng bí tiểu. Nên chế biến bằng cách luộc, hấp, hoặc trộn salad thay vì chiên xào nhiều dầu.
  2. Hoa quả tươi: Mâm xôi, bưởi, táo, dâu tây chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp giảm nguy cơ sỏi thận, cải thiện chức năng thận, và chống oxy hóa mạnh mẽ.
  3. Thực phẩm giàu sắt: Cải bó xôi, trứng, đậu hà lan, cần tây, rau dền, đậu đen, đậu tương giúp tăng cường lượng sắt tự nhiên, ổn định sức khỏe.
  4. Cá hồi: Cá hồi chứa omega-3 giúp ngăn chặn viêm nhiễm tại cầu thận, phục hồi tế bào tổn thương, và chống lại quá trình oxy hóa.
  5. Tỏi: Bổ sung allicin, giúp tăng cường khả năng kháng viêm, lọc sạch máu, và ổn định huyết áp.
  6. Khoai lang: Chứa đường thấp, beta carotene, và nhiều dưỡng chất, giúp giảm áp lực lọc bỏ cặn bã tại thận.

Kiêng ăn:

  1. Thực phẩm nhiều kali: Chuối, cà rốt sống, khoai tây, củ cải đường, hải sản nên hạn chế để tránh gia tăng áp lực lên thận.
  2. Thực phẩm nhiều protein: Thịt bò, thịt dê, trứng nên giảm để hạn chế áp lực lên thận và tránh sự giảm chức năng nhanh chóng.
  3. Đồ uống kích thích: Bia, rượu, nước hoa quả lên men, cà phê nên kiêng để tránh tăng cường áp lực thận và gây mất nước.
  4. Thực phẩm nhiều muối: Cà muối, dưa muối, đồ ăn đóng hộp, thịt nguội nên hạn chế để giảm giữ nước và áp lực lên thận.
  5. Thực phẩm nhiều phốt pho: Hạn chế để tránh gây lắng đọng canxi và tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và theo dõi sự hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm cầu thận là bệnh lý thường gặp tại thận, gây ra các dấu hiệu viêm sưng, tổn thương khá lớn tại vị trí này. Đặc biệt bệnh có liên quan nhiều tới chế độ ăn uống hàng ngày, có thể chuyển thành suy thận nếu dùng thực phẩm sai cách. Vậy bị bệnh viêm cầu thận nên ăn gì, kiêng những gì?

Tổng Quan Bệnh Học Viêm Cầu Thận

Mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu cầu thận, đây là những cấu trúc có kích thuốc nhỏ đóng vai trò lọc và đào thải các chất cặn bã trong máu vào trong nước tiểu để bài tiết ra khỏi cơ thể.

Viêm cầu thận là dạng bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở cầu thận khiến cho thận dần bị suy thoái, mất đi các chức năng cơ bản như lọc và loại bỏ chất cặn bã, chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, kể cả tính mạng.

Viêm cầu thận kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận nguy hiểm đến tính mạng

Bệnh khởi phát ban đầu với các triệu chứng đơn giản như viêm da hoặc viêm họng. Sau một thời gian ủ bệnh vi khuẩn tấn công lên thận thông qua cơ chế miễn dịch. Lúc này cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra kháng nguyên kết hợp với kháng thể để tạo ra phức hợp miễn dịch để loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, một vài người bị rối loạn hệ miễn dịch, không có khả năng tự loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể này thì chúng sẽ theo các dòng máu di chuyển đến cầu thận. Từ đó gây ra những tổn thương viêm nhiễm nhất định cùng nhiều triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Bệnh được chia làm 2 nhóm chính là cấp tính (bệnh xảy ra đột ngột) và mạn tính (tiến triển từ từ) với các nguyên nhân, triệu chứng và diễn tiến của bệnh khác nhau.

Chuyên gia phân tích cụ thể những nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận như sau:

Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng dưới đây có thể gây viêm tại cầu thận:

  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc trong của buồng tim và van, gây ra sự thay đổi hệ miễn dịch người bệnh và khiến cầu thận viêm.
  • Viêm cầu thận hậu liên cầu: Những người bị bệnh do liên cầu khuẩn gây ra (viêm họng hoặc các bệnh nhiễm trùng khác) sẽ có biến chứng viêm cầu thận sau 1 - 2 tuần khỏi bệnh.
  • Nhiễm trùng thận do virus: Bao gồm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C, chúng sẽ đi ngược từ gan lên thận và gây viêm.
  • HIV: Virus gây bệnh HIV là một tác nhân gây viêm cầu thận và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.

Bệnh tự miễn

Đây là tình trạng hệ miễn dịch không thể phân biệt kháng nguyên của cơ thể với tác nhân bên ngoài, từ đó tự tấn công gây tổn thương cơ quan nội tạng.

  • Bệnh thận IgA: Bệnh IgA làm suy giảm chức năng thận và gây viêm cầu thận cho người bệnh.
  • Lupus ban đỏ: Đây là bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, da, khớp, tim, phổi, tế bào máu,...
  • Hội chứng goodpasture: Hội chứng này gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, dẫn đến viêm cầu thận, hư thận, suy thận.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận

Viêm mạch máu 

Viêm mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu, từ đó tổn thương nội tạng và mô, gây bệnh viêm tại cầu thận.

  • Viêm đa mạch: Gây tổn thương trên mạch máu ở thận, da, cơ, khớp, đường tiêu hóa.
  • U hạt kèm viêm đa mạch (u hạt wegener): Bệnh gây tác động lên mạch máu bên trong thận, phổi và hệ hô hấp của người bệnh.

Tình trạng xơ cứng

Xơ cứng gây sẹo ở cầu thận cũng là một nguyên nhân gây viêm cầu thận. Những bệnh gây xơ cứng, hình thành sẹo ở cầu thận gồm:

  • Đái tháo đường: Sẹo ở cầu thận gây ra từ lượng đường thừa trong máu.
  • Huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao kéo dài và không được kiểm soát sẽ gây sẹo và dẫn đến viêm cầu thận.
  • Xơ vữa cầu thận khu trú: Ở bệnh này, sẹo xơ cứng sẽ nằm rải rác ở một số cầu thận.

Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác khiến cầu thận viêm như:

  • Hội chứng Alport (hội chứng viêm thận di truyền).
  • Người có thị lực, thính lực kém.
  • Người mắc các bệnh ung thư.

Viêm cầu thận thể cấp tính và mãn tính sẽ có những triệu chứng khác biệt, người bệnh có thể phân biệt như sau:

Thể cấp tính:

  • Người bệnh bị phù tại các vị trí như bàn tay, bàn chân, bắp chân,...
  • Có bọng mắt khi thức dậy buổi sáng.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu màu đỏ nâu hoặc màu hồng.
  • Tiểu ít hơn bình thường.
  • Dịch tụ tại phổi gây ho, khó thở.

Thể mạn tính:

  • Phù tại các bộ phận như mặt, bụng, chân tay.
  • Thường xuyên tiểu đêm.
  • Nước tiểu sủi bọt (do có lẫn protein).
  • Huyết áp tăng cao, mệt mỏi kéo dài.
  • Nước tiểu nâu đỏ, màu hồng, màu coca do lẫn hồng cầu.

Nước tiểu sủi bọt là triệu chứng của viêm cầu thận
Nước tiểu sủi bọt là triệu chứng của viêm cầu thận

Bị viêm cầu thận nên ăn gì?

Khi bị viêm cầu thận, các hoạt động đào thải chất, cân bằng điện giải và nước sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể hỗ trợ thận giảm tải áp lực, điều tiết các chức năng cũng như phòng ngừa biến chứng suy thận và nhiều vấn đề khác.

Các loại rau xanh

Rau xanh có chứa nhiều chất xơ, lượng nước cao và các vitamin cùng khoáng chất đa dạng. Việc bổ sung rau xanh đều đặn hàng ngày sẽ giúp kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ hoạt động bài tiết có thể diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời cơ thể dễ dàng đào thải độc tố, nâng cao sức khỏe tổng thể. Người bệnh giảm tình trạng bí tiểu một cách đáng kể.
Vì vậy, nên ăn nhiều loại rau màu xanh hoặc các loại rau củ có chứa nhiều chất xơ để có thể duy trì hoạt động bài tiết tốt nhất. Trong quá trình chế biến, nên ưu tiên các món luộc, hấp hoặc trộn salad thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ.

viem cau than nen an gi
Viêm cầu thận nên ăn gì? Các loại rau xanh

Hoa quả tươi

Các loại hoa quả tươi có rất nhiều dưỡng chất có lợi, được chuyên gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt khi bệnh nhân mắc viêm cầu thận. Có thể kể tới một số loại quả sau:

  • Mâm xôi: Giúp chống lại oxy hóa, hạn chế nguy cơ hình thành khối u, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tăng cường miễn dịch nhờ các thành phần flavonoid, vitamin C, B, folate, chất xơ,...
  • Bưởi: Cung cấp nhiều vitamin C giúp giảm hình thành các viên sỏi thận, hạn chế tình trạng suy thận. Các dấu hiệu tổn thương tại cầu thận cũng có thể được cải thiện tốt hơn, bệnh nhân tăng cường sức đề kháng tổng thể.
  • Táo: Trong mỗi quả táo có lượng lớn canxi, sắt, vitamin C, beta carotene, chất xơ,.... cho khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp thận cải thiện chức năng, ngăn chặn các viêm nhiễm tổn thương nặng hơn tại thận. Màng lọc cầu thận qua đó cũng có thể phục hồi khá hiệu quả.
  • Dâu tây: Các anthocyanin, ellagitannin, vitamin C đều là những chất chống oxy hóa được tìm thấy trong dâu tây. Nhờ vậy những phản ứng viêm tại thận sẽ bị ức chế, giảm nguy cơ cầu thận tổn thương nhiều hơn.

Viêm cầu thận nên ăn đồ giàu sắt

Viêm cầu thận nên bổ sung thêm những thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào. Bởi bệnh nhân bị bệnh lý này thường sẽ dễ bị thiếu máu da giảm khả năng lọc máu, dễ xảy ra chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, các thực phẩm như: Cải bó xôi, trứng, đậu hà lan, cần tây, rau dền, đậu đen, đậu tương,.... đều sẽ giúp tăng cường lượng sắt tự nhiên, giúp sức khỏe của người bệnh ổn định hơn.

Cá hồi

Viêm cầu thận nên ăn gì? Người bệnh nên ăn cá hồi thường xuyên. Bởi cá hồi chứa omega 3 khá cao, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Chất béo này sẽ ngăn chặn viêm nhiễm tại cầu thận phát triển rộng, phục hồi những tế bào tổn thương và chống lại quá trình oxy hóa.
Do đó, có thể dùng cá hồi mỗi tuần tối đa 3 lần và nên chế biến đơn giản để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất tốt nhất.

viem cau than nen an gi
Bổ sung cá hồi rất tốt cho làn da

Ăn tỏi

Tỏi bổ sung allicin cho cơ thể nhằm tăng cường khả năng kháng viêm, hạn chế các tổn thương viêm nhiễm mới tại cầu thận. Hơn nữa, đây còn là gia vị có tác dụng lọc sạch máu cũng như duy trì huyết áp ở mức ổn định, cầu thận sẽ giảm gánh nặng. Vì vậy, tỏi nên được sử dụng thường xuyên trong các món ăn để bệnh nhân cải thiện viêm cầu thận hiệu quả.

Khoai lang

Khoai lang có lượng đường thấp, trong khi đó beta carotene đo được khá cao cùng với nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ nổi bật. Đây là những chất cần thiết cho người viêm cầu thận để cải thiện chức năng hoạt động, giảm áp lực lọc bỏ cặn bã tại thận cũng như giảm nguy cơ viêm nhiễm phát triển mạnh. Vì vậy, người bệnh có thể tham khảo khoai lang để sử dụng hàng tuần.

Kiêng ăn uống gì khi bị viêm cầu thận?

Viêm cầu thận cũng cần kiêng một số loại thực phẩm để không làm gia tăng áp lực lên thận, hạn chế viêm nhiễm phát triển mạnh, giúp thận phục hồi tốt hơn. Có thể kể tới một số nhóm đồ ăn sau đây:

Đồ ăn nhiều kali

Các thực phẩm có chứa nhiều kali dễ làm tăng lượng kali trong máu, khiến gia tăng áp lực ở thận để có thể lọc bỏ hết lượng kali dư thừa. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm cầu thận càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân còn có nguy cơ mắc thêm các bệnh lý liên quan tới tim. Do đó, cần hạn chế việc sử dụng chuối, cà rốt sống, khoai tây, củ cải đường, hải sản,...

Thực phẩm nhiều protein

Protein có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt hàm lượng khá cao cùng trong nhóm trứng, thịt bò, thịt dê,... Khi nạp những thực phẩm này, lượng protein trong cơ thể tăng lên tương đối cao và tạo áp lực lớn lên thận. Quá trình phân hủy chất sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi viêm cầu thận đang ở giai đoạn phức tạp, dễ sụt giảm chức năng nhanh chóng.

Đồ uống có chất kích thích

Người bị viêm cầu thận nên kiêng các thức uống có cồn như bia, rượu, nước hoa quả lên men hoặc các loại cà phê, đồ uống kích thích. Bởi nhóm thức uống này khi vào cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố khiến thận phải hoạt động nhiều hơn, mất lượng nước lớn, dễ gây ra phù nề, khó thở, huyết áp cao. Khi này, bệnh viêm cầu thận sẽ càng trở nên nghiêm trọng, khó kiểm soát hơn dù đã áp dụng nhiều phương thuốc.

viem cau than nen an gi
Cần kiêng các loại bia rượu và cà phê

Thực phẩm nhiều muối

Các món ăn có chứa nhiều muối thường gây ra tình trạng giữ nước, tăng lượng natri trong cơ thể khiến thận không thể đào thải kịp thời. Từ đó dẫn tới sưng phù, khó thở, huyết áp tăng cao, thận ngày càng yếu hơn. Một số món ăn có chứa nhiều muối thường dùng là cà muối, dưa muối, đồ ăn đóng hộp, thịt nguội,...

Kiêng thực phẩm chứa nhiều phốt pho

Các món ăn có chứa nhiều phốt pho đều nên hạn chế sử dụng cho người bị viêm cầu thận. Nguyên do bởi lúc này thận đang tổn thương sẽ giảm khả năng lọc phốt pho. Nếu dư thừa sẽ gây lắng đọng canxi, yếu xương, bệnh nhân xuất hiện thêm các nguy cơ đột quỵ, đau tim rất nguy hiểm.

Bệnh nhân viêm cầu thận có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số mẹo đơn giản:

Chế Độ Ăn Uống:

  • Kiểm soát lượng protein: Hạn chế protein đối với bệnh nhân, ưu tiên thực phẩm như trứng, cá, thịt gia cầm, đậu nành.
  • Thực phẩm tốt cho tim mạch: Bổ sung rau củ, hoa quả, dầu oliu, quả bơ để hỗ trợ tim mạch.
  • Tăng cường omega 3: Ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, dầu hạt lanh để giảm triệu chứng viêm nhiễm.
  • Giảm lượng natri: Hạn chế thực phẩm chứa natri cao để giảm áp lực lên thận.
  • Tránh bia rượu và chất kích thích: Loại bỏ các yếu tố này để ngăn chặn sự tổn thương thêm cho cơ thể.

Chế Độ Sinh Hoạt:

  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên huyết áp và tim mạch.
  • Tập thể dục: Thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, hoặc đi bộ để duy trì sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Bảo vệ cơ thể khỏi khu vực độc hại và hóa chất ô nhiễm.

Khi Cần Thăm Khám:

Nên nhớ rằng các mẹo chăm sóc tại nhà chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu như sụt cân, đau nhức, và tình trạng đi tiểu không bình thường, cần ngay lập tức tìm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp.

Cách Chữa Viêm Cầu Thận:

  • Sử dụng thuốc huyết áp: ACE inhibitors hoặc ARBs để giảm áp lực và bảo vệ thận.
  • Thuốc giảm sưng: Sử dụng NSAIDs như ibuprofen để kiểm soát viêm nhiễm và giảm sưng.
  • Thuốc chữa thiếu máu: Erythropoietin để điều trị thiếu máu.
  • Thuốc hạ cholesterol: Statins hoặc fibrates để kiểm soát mức cholesterol.
  • Lọc máu: Hemodialysis hoặc peritoneal dialysis khi bệnh trở nặng.
  • Ghép thận: Thực hiện khi cần thay thế thận mất chức năng.

Cây Thuốc Nam:

  • Sử dụng cây thuốc như lệ chi thảo, rau dừa nước, rễ cỏ tranh có tính chống viêm và giúp cơ thể phục hồi.

Thuốc Đông Y:

  • Áp dụng các bài thuốc Đông y như cam thảo, ma hoàng, hoàng cầm để hỗ trợ điều trị.

Lưu Ý:

  • Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tìm sự tư vấn chuyên sâu khi áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt nhất.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm cầu thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, và yếu tố cơ địa của bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng:

  1. Pelicillin V:
    • Loại kháng sinh penicillin, hiệu quả trên nhiều loại khuẩn.
    • Liều lượng: 2 viên/lần, 3-4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm.
  2. Cephalexin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Chữa viêm cầu thận và nhiễm khuẩn nhiều bệnh nền.
    • Chống chỉ định: Tiêu chảy nặng, suy thận, thai phụ.
  3. Erythromycin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, tai, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, rối loạn tim.
  4. Bumetanide:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: 0.5-1mg/ngày.
    • Chỉ định: Phù do suy tim, suy thận, tăng huyết áp.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng.
  5. Cyclophosphamide:
    • Thuốc trị ung thư và chứng thận hư.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Nhiều loại ung thư, mắc hội chứng thận hư ở trẻ em.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, suy thận nặng.
  6. Natri nitroprusside:
    • Thuốc giãn mạch làm giảm huyết áp.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, hỗ trợ chữa viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, tăng huyết áp nhẹ.
  7. Furosemid:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Phù nguyên nhân từ gan, tim, thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng, tắc nghẽn đường tiểu.

Như vậy, vấn đề viêm cầu thận nên ăn gì và kiêng gì đã được chúng tôi giải đáp cụ thể trong bài viết này. Để có được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên chú ý tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và áp dụng phác đồ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...