Viêm Cầu Thận Cấp

Viêm cầu thận cấp đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm đột ngột, xảy ra trong thời gian ngắn tại cầu thận. Bệnh lý được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao, có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe doạ đến tính mạng nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm cầu thận cấp là gì?

Viêm cầu thận cấp là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng sưng nề, viêm xảy ra trong thời gian ngắn tại các cuộn máu trong bên trong thận (được gọi là cầu thận). Thận được xem là cơ quan chính của hệ bài tiết với nhiệm vụ chính là thanh lọc, đào thải độc tố.

Bên cạnh đó, cơ quan này còn đóng vai trò quan trọng trong lọc máu, điều hoà huyết áp, sản sinh hormone,... Mỗi ngày, thận phải lọc từ 120 - 150 lít máu và xử lý 2 lít nước tiểu. Do đó, khi cơ quan này bị tổn thương, suy yếu, sức khoẻ tổng thể có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Viêm cầu thận cấp là hội chứng có thể xảy ra ở ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào, nhất là ở trẻ em. Trong một số trường hợp, hội chứng không được kiểm soát kịp thời có thể diễn tiến dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong việc điều trị.

Theo nhận định của các chuyên gia, viêm cầu thận cấp có mức độ nguy hiểm cao. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây suy thận cấp, phù phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng huyết áp, suy tim hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Nguyên nhân viêm cầu thận cấp

Thực tế nhận thấy, hội chứng viêm cầu thận cấp có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân là yếu tố khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là các vấn đề liên quan đến miễn dịch trong cơ thể như mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, thoái hóa tinh bột, bệnh Lupus ban đỏ,...

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp
Bệnh có thể xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. Pyogenes), tụ cầu, phế cầu,...

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bùng phát bệnh lý:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường xảy ra do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Vi khuẩn này không chỉ tấn công làm tổn thương da, niêm mạc họng mà còn xâm nhập vào cầu thận và gây viêm nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng được hô hấp trên được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra hội chứng viêm cầu thận cấp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh lý khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các tế bào khỏe mạnh do tín hiệu sai lệch ở cơ quan thần kinh. Tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị đúng cách có thể làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng ảnh hưởng đến nội tạng như đau tim, sưng viêm cầu thận cấp tính.
  • Bệnh thoái hóa tinh bột: Bệnh thoái hóa tinh bột hay amyloidosis, xảy ra khi protein bất thường tích tụ ở mô tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể. Trường hợp các protein tập trung nhiều tại cầu thận, chúng có thể gây sưng, viêm cấp tính và đau nhức dữ dội.
  • Bệnh u hạt Wegener: Hội chứng viêm cầu thận có thể là hệ quả của bệnh u hạt Wegener (u hạt đại mạch). Bệnh gây ra hiện tượng viêm tại các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Kết quả lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, bao gồm cầu thận. Tuy nhiên, bệnh u hạt Wegener rất hiếm gặp ở cả người trưởng thành và trẻ em.
  • Viêm da sốt sần: Nếu bệnh u hạt đại mạch tấn công chủ yếu ở các mạch máu nhỏ thì bệnh viêm da nốt sần ảnh hưởng ở động mạch chủ. Bệnh lý khiến lượng oxy trong máu bị suy giảm và gây tắc nghẽn tuần hoàn máu trong cơ thể.

Bên cạnh những nguyên nhân bệnh lý trong hệ thống miễn dịch, bệnh lý cũng có thể xảy ra bởi một số yếu tố nguy cơ sau:

  • Hội chứng Alport: Hội chứng này được biết đến là một dạng bệnh di truyền viêm cầu thận, có thể ảnh hưởng đến bé trai và bé gái. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh thường cao hơn ở bé trai. Ngoài ra, hội chứng Alport còn làm tăng nguy cơ huyết áp cao ở trẻ.
  • Lạm dụng nhóm thuốc chống viêm ở liều nhẹ: Việc lạm dụng các loại thuốc chống viêm NSAIDs (naproxen, aspirin, ibuprofen,...) trong thời gian dài có thể tác động xấu đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ viêm cầu thận cấp tính.

Triệu chứng viêm cầu thận cấp

Thông thường, các triệu chứng viêm cầu thận cấp tính thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết nên thường bệnh thường chủ quan, không nhận biết các biểu hiện bệnh lý. Theo đó, bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã diễn biến nặng hoặc khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm cầu thận cấp:

Phù nề

Phù nề là biểu hiện phổ biến của hội chứng viêm cầu thận cấp. Người bệnh có thể nhận biết dễ dàng thông qua các biểu hiện như chân phù, sưng mí mắt, phù quanh cổ chân. Khi ấn mạnh vào những vị trí xương chày chạy quanh mắt cá có thể cảm nhận da thịt mềm hơn, vị trí ấn bị lõm vào.

Phù nề
Viêm cầu thận cấp đặc trưng bởi tình trạng chân phù, sưng mí mắt, phù quanh cổ chân

Tình trạng phù nề thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng sớm, khi mới ngủ dậy và giảm dần vào lúc chiều tối

Tuy nhiên, biểu hiện này thường xảy ra trong 10 ngày đầu khi bệnh khởi phát và thuyên giảm nhanh chóng khi bệnh nhân đi tiểu thường xuyên. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi tình trạng sức khoẻ. Nếu thấy hiện tượng sưng phù kéo dài, cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Ngoài ra, biểu hiện ở nhiều lần ở người bệnh trong giai đoạn này cũng được xem là sự mở đầu của quá trình phục hồi lâm sàng, giảm phù nề, cân bằng huyết áp, người bệnh cảm giác dễ chịu, ăn uống ngon miệng hơn.

Tiểu ra máu

Tình trạng tiểu ra máu do viêm cầu thận cấp gây ra đặc trưng bởi nước tiểu có màu đục, tiểu ra máu. Biểu hiện tiêu ra máu toàn bãi xuất hiện từ 1 - 2 lần/ ngày. Không xảy ra liên tục và có thể mất khoảng vài ngày để trở lại sau đó.

Số lần tiểu ra máu có xu hướng thưa dần và hết hẳn. Đây được xem là một trong những biểu hiện quan trọng trong chẩn đoán bệnh viêm cầu thận cấp.

Tiểu ít

Ở những trường hợp bị viêm cầu thận cấp thường có biểu hiện tiểu ít, lượng nước tiểu dưới 500ml/ ngày. Tình trạng này thường xuất hiện vào tuần đầu của bệnh và kéo dài trong vòng 3 - 4 ngày. Bên cạnh đó, nước tiểu không tăng creatinin và ure máu hoặc tăng lượng nhỏ không đáng kể.

Tiểu ít
Trường hợp bị viêm cầu thận cấp thường có biểu hiện tiểu ít, lượng nước tiểu dưới 500ml/ ngày

Tình trạng tiểu ít có thể xuất hiện trở lại trong khoảng 2 - 3 tuần đầu. Thậm chí gây suy thận cấp, vô niệu kéo dài, thiểu niệu, tăng ure, creatinin máu. Suy thận cấp kéo dài có thể khiến các biểu hiện viêm cầu thận tiến triển nhanh và làm tăng nguy cơ viêm cầu thận mạn tính.

Nước tiểu biến đổi

Người mắc bệnh ở thể cấp tính có thể nhận biết thông qua biểu hiện nước tiểu có màu vàng, chứa đạm trong nước tiểu, tiểu ít hơn so với bình thường. Thời gian đạm tồn tại trong lượng nước tiểu có ý nghĩa tiên lượng bệnh để đánh giá kết quả điều trị.

Tăng huyết áp

Thực tế nhận thấy, có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh viêm cầu thận đều bị tăng huyết áp.

  • Ở trẻ em, huyết áp tăng cao dao động khoảng 140/90 mmHg.
  • Ở người trường thành, huyết áp tăng cao dao động khoảng 160/90 mmHg.

Một vài trường hợp tăng huyết áp kịch phát, tương đối hằng định liên tục trong thời gian dài ở khoảng 180/100 mmHg. Khi đó, bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê, tử vong.

Suy tim

Biểu hiện suy tim do bệnh lý gây ra thường đi kèm với tình trạng tăng huyết áp kịch phát do tăng lượng tuần hoàn đột ngột hoặc mắc bệnh lý cơ tim trong viêm cầu thận cấp.

Tình trạng này khiến người bệnh cảm giác khó thở, thở gấp và nông, co rút hố trên ức, toát mồ hôi, hố trên đòn, ho và khạc ra dịch màu hồng, khoang gian sườn. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

Ngoài những biểu hiện trên, người bị viêm cầu thận cấp tính còn gặp phải một số biểu hiện khác như đau tức khu vực thận, sốt nhẹ, đau quặn theo cơn ở thận,...

Cách điều trị viêm cầu thận

Bệnh nhân viêm cầu thận có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số mẹo đơn giản:

Chế Độ Ăn Uống:

  • Kiểm soát lượng protein: Hạn chế protein đối với bệnh nhân, ưu tiên thực phẩm như trứng, cá, thịt gia cầm, đậu nành.
  • Thực phẩm tốt cho tim mạch: Bổ sung rau củ, hoa quả, dầu oliu, quả bơ để hỗ trợ tim mạch.
  • Tăng cường omega 3: Ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, dầu hạt lanh để giảm triệu chứng viêm nhiễm.
  • Giảm lượng natri: Hạn chế thực phẩm chứa natri cao để giảm áp lực lên thận.
  • Tránh bia rượu và chất kích thích: Loại bỏ các yếu tố này để ngăn chặn sự tổn thương thêm cho cơ thể.

Chế Độ Sinh Hoạt:

  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên huyết áp và tim mạch.
  • Tập thể dục: Thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, hoặc đi bộ để duy trì sức khỏe.
  • Giữ vệ sinh cơ thể: Bảo vệ cơ thể khỏi khu vực độc hại và hóa chất ô nhiễm.

Khi Cần Thăm Khám:

Nên nhớ rằng các mẹo chăm sóc tại nhà chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu như sụt cân, đau nhức, và tình trạng đi tiểu không bình thường, cần ngay lập tức tìm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp.

Cách Chữa Viêm Cầu Thận:

  • Sử dụng thuốc huyết áp: ACE inhibitors hoặc ARBs để giảm áp lực và bảo vệ thận.
  • Thuốc giảm sưng: Sử dụng NSAIDs như ibuprofen để kiểm soát viêm nhiễm và giảm sưng.
  • Thuốc chữa thiếu máu: Erythropoietin để điều trị thiếu máu.
  • Thuốc hạ cholesterol: Statins hoặc fibrates để kiểm soát mức cholesterol.
  • Lọc máu: Hemodialysis hoặc peritoneal dialysis khi bệnh trở nặng.
  • Ghép thận: Thực hiện khi cần thay thế thận mất chức năng.

Cây Thuốc Nam:

  • Sử dụng cây thuốc như lệ chi thảo, rau dừa nước, rễ cỏ tranh có tính chống viêm và giúp cơ thể phục hồi.

Thuốc Đông Y:

  • Áp dụng các bài thuốc Đông y như cam thảo, ma hoàng, hoàng cầm để hỗ trợ điều trị.

Lưu Ý:

  • Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tìm sự tư vấn chuyên sâu khi áp dụng các biện pháp điều trị.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt nhất.

Thuốc trị viêm cầu thận

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm cầu thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, và yếu tố cơ địa của bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng:

  1. Pelicillin V:
    • Loại kháng sinh penicillin, hiệu quả trên nhiều loại khuẩn.
    • Liều lượng: 2 viên/lần, 3-4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm.
  2. Cephalexin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Chữa viêm cầu thận và nhiễm khuẩn nhiều bệnh nền.
    • Chống chỉ định: Tiêu chảy nặng, suy thận, thai phụ.
  3. Erythromycin:
    • Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.
    • Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
    • Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, tai, viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, rối loạn tim.
  4. Bumetanide:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: 0.5-1mg/ngày.
    • Chỉ định: Phù do suy tim, suy thận, tăng huyết áp.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng.
  5. Cyclophosphamide:
    • Thuốc trị ung thư và chứng thận hư.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Nhiều loại ung thư, mắc hội chứng thận hư ở trẻ em.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, suy thận nặng.
  6. Natri nitroprusside:
    • Thuốc giãn mạch làm giảm huyết áp.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, hỗ trợ chữa viêm cầu thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, tăng huyết áp nhẹ.
  7. Furosemid:
    • Thuốc lợi tiểu giảm phù.
    • Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
    • Chỉ định: Phù nguyên nhân từ gan, tim, thận.
    • Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng, tắc nghẽn đường tiểu.

Viêm cầu thận nên ăn gì

Khi bị viêm cầu thận, chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thận giảm áp lực và phòng ngừa suy thận.

Nên ăn:

  1. Rau xanh: Bổ sung chất xơ và nước, kiềm hóa nước tiểu, hỗ trợ bài tiết và giảm tình trạng bí tiểu. Nên chế biến bằng cách luộc, hấp, hoặc trộn salad thay vì chiên xào nhiều dầu.
  2. Hoa quả tươi: Mâm xôi, bưởi, táo, dâu tây chứa nhiều dưỡng chất có lợi, giúp giảm nguy cơ sỏi thận, cải thiện chức năng thận, và chống oxy hóa mạnh mẽ.
  3. Thực phẩm giàu sắt: Cải bó xôi, trứng, đậu hà lan, cần tây, rau dền, đậu đen, đậu tương giúp tăng cường lượng sắt tự nhiên, ổn định sức khỏe.
  4. Cá hồi: Cá hồi chứa omega-3 giúp ngăn chặn viêm nhiễm tại cầu thận, phục hồi tế bào tổn thương, và chống lại quá trình oxy hóa.
  5. Tỏi: Bổ sung allicin, giúp tăng cường khả năng kháng viêm, lọc sạch máu, và ổn định huyết áp.
  6. Khoai lang: Chứa đường thấp, beta carotene, và nhiều dưỡng chất, giúp giảm áp lực lọc bỏ cặn bã tại thận.

Kiêng ăn:

  1. Thực phẩm nhiều kali: Chuối, cà rốt sống, khoai tây, củ cải đường, hải sản nên hạn chế để tránh gia tăng áp lực lên thận.
  2. Thực phẩm nhiều protein: Thịt bò, thịt dê, trứng nên giảm để hạn chế áp lực lên thận và tránh sự giảm chức năng nhanh chóng.
  3. Đồ uống kích thích: Bia, rượu, nước hoa quả lên men, cà phê nên kiêng để tránh tăng cường áp lực thận và gây mất nước.
  4. Thực phẩm nhiều muối: Cà muối, dưa muối, đồ ăn đóng hộp, thịt nguội nên hạn chế để giảm giữ nước và áp lực lên thận.
  5. Thực phẩm nhiều phốt pho: Hạn chế để tránh gây lắng đọng canxi và tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Để đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và theo dõi sự hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm cầu thận cấp nguy hiểm không?

Viêm cầu thận nói chung và viêm cầu thận cấp nói riêng là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Với những trường hợp bệnh khởi phát do viêm họng liên cầu khuẩn nhóm A streptococcus có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị.

Viêm cầu thận cấp nguy hiểm không?
Bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến suy tim

Tuy nhiên, những trường hợp trên chiếm tỷ lệ nhỏ. Người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm và điều trị đúng cách để giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp chủ quan, khiến bệnh diễn tiến nặng có thể gây ra các biến chứng như:

  • Nhiều trường hợp bị phù nề nặng có thể dẫn đến phù toàn thân và gây tràn dịch màng bụng, màng phổi, phù phổi cấp,... nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu bị tăng huyết áp kịch phát, người bệnh có thể bị phù não cấp, não huyết áp cao hoặc đột quỵ. Biến chứng đặc trưng bởi tình trạng buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt, hôn mê, co giật toàn thân, thận chí tử vong.
  • Một số trường hợp suy thận cấp tính, vô niệu kéo dài, tiểu ít, tăng ure, creatinin máu. Bệnh lý tái diễn nhiều đợt có thể khiến viêm cầu thận cấp tiến tiến nhanh, viêm cầu thận mãn tính.
  • Các triệu chứng bệnh lý nếu không được kiểm soát kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim cấp tính. Bệnh đặc trưng với các biểu hiện khó thở, phù phổi, ho ra máu,... Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Chính vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bị viêm cầu thận cấp. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Kiểm soát và phòng ngừa viêm cầu thận cấp hiệu quả

Viêm cầu thận và viêm cầu thận cấp là bệnh nguy hiểm và rất khó kiểm soát hoàn toàn. Bệnh lý không chỉ tác động xấu đến chức năng thận, rối loạn tiểu tiện mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể và gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí đe doạ đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời.
Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp điều trị, người bệnh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để kiểm soát bệnh hiệu quả. Cụ thể:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành lạnh, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm giàu protein, kali, natri, photpho, muối, thức uống chứa cồn, caffein, nước có gas,…
  • Mỗi ngày uống từ 2 - 2.5 lít nước lọc để hỗ trợ quá trình thanh lọc, đào thải các độc tố và cải thiện chức năng thận.
  • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh. Tránh tự ý sử dụng Thuốc Tây khi chưa được thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong điều trị.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực quá mức. Ngoài ra, bạn cần ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp. Trường hợp thừa cân - béo phì thường có nguy cơ gặp biến chứng hơn so với người bình thường. Người bệnh nên lựa chọn các bộ môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe,…
  • Giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khi ra đường, đến những nơi công cộng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các vấn đề bất thường và điều trị đúng cách.

Viêm cầu thận cấp đáp ứng tốt các phương pháp điều trị nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Trường hợp chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...