Viêm Cầu Thận Mạn Tính
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Viêm cầu thận mạn tính là bệnh lý nguy hại sức khỏe, đặc biệt nếu người bệnh không điều trị kiểm soát có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng. Chính vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như tiểu ra máu, phù nề, tăng huyết áp,… người bệnh nên thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Viêm cầu thận mạn tính là gì?
Viêm cầu thận mạn tính là bệnh lý liên quan đường tiết niệu phổ biến hiện nay, gây ra bởi hiện tượng tổn thương tiểu cầu thận trong thời gian dài. Trường hợp không phát hiện và điều trị, bệnh có khả năng gây suy thận mạn tính và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng nghiêm trọng chức năng thận.
Nguyên nhân viêm cầu thận mạn tính
Viêm cầu thận có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phổ biến là người trong độ tuổi 16 - 44. Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào, trước hết người bệnh cần xác định nguyên nhân gây bệnh. Một số yếu tố tác động dẫn đến viêm cầu thận mạn tính như:
- Viêm cầu thận cấp: Bệnh khởi phát cấp tính không điều trị có thể chuyển sang mạn tính. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
- Ảnh hưởng bệnh lý khác: Người đang mắc các bệnh như lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture,... khiến cho thận dần bị suy giảm chức năng, kéo dài có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm cầu thận mạn.
- Bệnh tiểu đường: Người đang điều trị tiểu đường không áp dụng biện pháp phù hợp có khả năng phát sinh tác dụng phụ, trong đó có tình trạng tổn thương thận. Từ hiện tượng viêm cấp tính kéo dài có thể gây viêm mạn tính. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân viêm cầu thận mạn tính do đái tháo đường khá cao.
- Ảnh hưởng của môi trường: Người sống trong môi trường ô nhiễm, chứa các chất độc hại như dầu khí, thuốc trừ sâu, xăng dầu, hóa dược,... có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe. Độc tố có thể ngấm vào trong máu, khiến hệ miễn dịch suy giảm, từ đó sản sinh ra nhiều bệnh lý, chẳng hạn bệnh viêm cầu thận cấp và mạn tính.
- Yếu tố di truyền: Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh còn có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ hay cả hai cùng mắc bệnh về thận, nguy cơ cao con sinh ra cũng gặp phải các vấn đề liên quan.
Trên đây là những yếu tố chính dẫn đến bệnh viêm cầu thận mạn tính, bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác góp phần làm bệnh bùng phát và kéo dài dai dẳng. Cần xác định căn nguyên gây bệnh và có hướng xử lý sớm để phòng tránh viêm nhiễm lan rộng gây biến chứng nguy hiểm
Triệu chứng viêm cầu thận mạn tính
Các triệu chứng viêm cầu thận mạn tính tương tự như tình trạng viêm cầu thận nói chung. Tuy nhiên, ở giai đoạn mạn tính, các triệu chứng sẽ tái phát thường xuyên hoặc kéo dài dai dẳng. Bạn nên chủ động thăm khám sớm nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường như:
- Protein niệu: Khi thăm khám bác sĩ sẽ đo nồng độ protein niệu để xác định bạn có phải đang mắc viêm cầu thận hay không. Giai đoạn đầu khi bệnh chuyển thành mạn tính, hàm lượng protein trong nước tiểu tăng cao. Theo đó, trong khoảng 24 giờ đầu xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, protein trong nước tiểu đo được từ 2g - 3g, sau đó tiếp tục tăng lên và đạt khoảng 3,5g. Lúc này người bệnh cũng bắt đầu có những biểu hiện của chứng thận hư.
- Phù nề: Người bệnh bị phù nề cơ thể do hoạt động đào thải độc tố của thận bị suy giảm, dẫn đến hiện tượng tích nước. Lúc này, mắt của người bệnh nặng hơn, sụp mí, đồng thời hai chi dưới bị sưng phù vào buổi sáng và thuyên giảm dần vào buổi chiều. Tình trạng này đôi khi kéo dài 2 tuần đầu tiên bệnh bùng phát. Khi người bệnh đi tiểu tiện dần trở lại bình thường, triệu chứng phù nề cũng giảm dần.
- Huyết áp cao: Bệnh làm huyết áp tăng cao, nhất là đối với người mắc viêm cầu thận mạn, hiện tượng tăng huyết áp xảy ra theo đợt bùng phát. Trường hợp bệnh nhẹ ít gặp phải biểu hiện này, tuy nhiên nếu huyết áp của bạn thay đổi thất thường, tăng cao thường xuyên có nghĩa tình trạng viêm dần chuyển biến xấu. Theo thống kê có khoảng 80% người bệnh gặp phải triệu chứng này khi viêm nhiễm chuyển sang giai đoạn 3 - 4.
- Thiếu máu: Ngoài các triệu chứng kể trên, người bệnh viêm cầu thận mạn còn gặp phải các triệu chứng thiếu máu. Nguyên nhân là do viêm cầu thận không điều trị dần chuyển thành suy thận, tình trạng nặng gây thiếu máu cục bộ. Kèm theo đó người bệnh còn có các triệu chứng khác như nôn mửa, khó thở, choáng váng,... Đặc biệt nếu người bệnh bị tăng ure máu có thể bị hôn mê sâu cực kỳ nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Teo nhỏ bóng thận: Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng bóng thận của người bệnh bị teo nhỏ hơn bình thường. Tuy nhiên đài bể thận vẫn hoạt động bình thường nếu chưa xảy ra biến chứng suy thận.
Viêm cầu thận mạn tính kéo dài, làm bùng phát các triệu chứng nguy hiểm. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám sớm, tìm hiểu nguyên nhân, mức độ tổn thương để có biện pháp can thiệp sớm, phòng tránh các rủi ro gây hại sức khỏe.
Viêm cầu thận mạn tính có nguy hiểm không?
Vậy bệnh viêm cầu thận mạn tính có nguy hiểm không? Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là một trong những bệnh lý có biến chứng phức tạp, cần sớm phát hiện và điều trị. Một số trường hợp chuyển biến xấu gây ra các tình trạng như:
- Nhiễm trùng: Người bệnh dễ bị hại khuẩn xâm nhập, tấn công do hệ miễn dịch bị suy giảm dưới tác hại của viêm cầu thận mạn. Các đợt nhiễm trùng cấp xuất hiện khiến hệ hô hấp và đường tiết niệu bị suy giảm gây ra nhiều hệ lụy, thậm chí có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Viêm cầu thận cấp: Các đợt viêm nhiễm xảy ra có thể dẫn đến tình trạng viêm cấp tính. Triệu chứng khởi phát nặng nề khiến cho người bệnh có nguy cơ bị ngộ độc ure, tăng huyết áp, hôn mê và suy kiệt,...
- Suy thận nặng: Viêm cầu thận mạn tính có nguy cơ chuyển sang suy thận, đặc biệt nếu không phát hiện có thể tiến triển sang giai đoạn cuối khá nhanh. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng của bệnh thiếu máu và nhiều vấn đề bất thường khác. Trường hợp suy thận kéo dài tạo điều kiện cho độc tố thâm nhập vào cơ thể, tăng nồng độ ure máu dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Bên cạnh những biến chứng kể trên, người suy thận mạn tính có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hại khác nếu không phát hiện sớm và kiểm soát. Bạn đọc không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, thay vào đó bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng khắc phục sớm.
Viêm cầu thận mạn tính có chữa khỏi được không?
Viêm cầu thận mạn tính có tính chất dai dẳng, cho đến hiện nay chưa có biện pháp chữa dứt điểm hoàn toàn. Do đó, các biện pháp can thiệp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Tuy nhiên nếu phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu, áp dụng biện pháp điều trị phù hợp giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ tốt hơn.
Bên cạnh đó, còn tùy theo cơ địa của mỗi người mà hiệu quả kiểm soát bệnh nhanh hay chậm không giống nhau. Nếu người bệnh đáp ứng thuốc điều trị tốt, thời gian điều trị triệu chứng được rút ngắn, ngược lại sẽ kéo dài. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám thường xuyên để theo dõi diễn biến hồi phục.
Mặc dù không thể hoàn toàn chữa khỏi dứt điểm, tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bát thường nên thăm khám, đồng thời tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe, giúp bạn sớm phục hồi sức khỏe, duy trì chức năng thận.
Biện pháp chăm sóc phòng ngừa viêm cầu thận mạn tính
Viêm cầu thận mạn tính là tình trạng nguy hại, có khả năng phát sinh nhiều biến chứng nếu không sớm điều trị kiểm soát bệnh. Do đó bạn đọc nên chủ động thăm khám khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Kết hợp điều trị và chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát, một số vấn đề như sau:
- Vận động cơ thể hợp lý, tham gia các bài tập thể dục, bộ môn thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...
- Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn quá mặn ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, giữ tâm trạng thoải mái, tránh áp lực căng thẳng.
- Bổ sung chất điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
- Vệ sinh không gian sống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ hại khuẩn lưu trú tấn công gây bùng phát bệnh.
Hy vọng qua bài viết trên đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giúp bạn đọc đã hiểu hơn về chứng viêm cầu thận mạn tính. Bệnh lý có tính chất dai dẳng, khả năng tái phát nhiều lần, ngoài ra còn có nguy cơ phát sinh biến chứng nếu không được kiểm soát bằng biện pháp phù hợp. Do đó bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ và trao đổi những mong muốn, thắc mắc hoặc các vấn đề liên quan khác để chữa trị chứng bệnh này, phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!