Viêm Niệu Đạo Nên Ăn Gì

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Bị Viêm Niệu Đạo:

  1. Bổ Sung Thực Phẩm Giàu Vitamin:
    • Vitamin C: Tăng khả năng kháng viêm, tốt cho viêm niệu đạo. Có trong cam, ổi, kiwi.
    • Vitamin E: Tăng khả năng kháng viêm, giúp tránh sự tấn công của vi khuẩn. Có trong dầu thực vật, bơ, rau củ quả.
  2. Bổ Sung Rau Củ Quả, Trái Cây Tươi:
    • Cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất.
    • Hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng. Rau bao gồm bắp cải, cải bó xôi, rau muống.
  3. Ăn Tỏi:
    • Tỏi chứa chất kháng sinh và kháng viêm tự nhiên.
    • Giúp tăng đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn.
  4. Ăn Rau Cần Tây:
    • Giúp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu.
    • Tăng cường hệ bài tiết và kích thích tiểu tiện.
  5. Bổ Sung Probiotic:
    • Tăng cường đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
    • Đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng thuốc kháng sinh.
  6. Ăn Thực Phẩm Giàu Chất Chống Oxy Hóa, Có Tính Axit Nhẹ:
    • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa và bài tiết trong cơ thể.
    • Giảm triệu chứng khó chịu do viêm niệu đạo.
  7. Ăn Thực Phẩm Mát Gan, Lợi Tiểu:
    • Đậu đen, đậu xanh, bí đao giúp kích thích tiểu tiện.
    • Tăng cường quá trình trao đổi chất.
  8. Bổ Sung Đủ Nước:
    • Giữ cho quá trình tiêu hóa và bài tiết diễn ra hiệu quả.

Kiêng Ăn:

  1. Thực Phẩm Cay Nóng: Có thể làm tăng triệu chứng kích ứng niệu đạo.
  2. Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ: Gà rán, chiên xào có thể làm nặng triệu chứng.
  3. Thực Phẩm Gây Dị Ứng: Hạn chế thực phẩm như hải sản, tôm, cua, đậu phộng.
  4. Đồ Uống Chứa Cồn: Đồ uống chứa cồn có thể làm tăng nghiêm trọng viêm nhiễm.

Lưu Ý:

  • Chọn thực phẩm chất lượng, tránh thực phẩm hư hỏng.
  • Cân bằng dinh dưỡng và tránh ăn quá mức một nhóm thực phẩm.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn và chất kích thích.

Viêm niệu đạo nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp giúp người bệnh sớm cải thiện viêm nhiễm, đồng thời phòng tránh được nhiều rủi ro. 

Tổng Quan Bệnh Học Viêm Niệu Đạo

Niệu đạo là một bộ phận thuộc đường tiết niệu, có dạng ống và được nối từ bàng quang ra lỗ sáo để dẫn nước tiểu ra bên ngoài. Ở nam giới, niệu đạo đóng vai trò quan trọng trong dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi thực hiện việc xuất tinh.

Viêm Niệu Đạo: Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách chữa trị
Viêm niệu đạo xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn ở vùng da xung quanh lỗ niệu đạo tại âm đạo hoặc phía đầu dương vật

Viêm niệu đạo đề cập đến tình trạng viêm ống dẫn tiểu. Bệnh lý có thể gặp ở cả nam và nữ giới ở độ tuổi 20 - 25, đặc biệt là những thường xuyên quan hệ tình dục bừa bãi. Nguyên nhân chính được xác định gây viêm ống dẫn tiểu là do vi khuẩn E. Coli, lậu khuẩn cầu gây nên.

Tình trạng nhiễm trùng niệu đạo nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể lan sang những bộ phận lân cận như thận, bàng quang, niệu quản và gây ra các biến chứng nặng nề. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp bị viêm ống dẫn tiểu bắt nguồn tự sự xâm nhập vào niệu đạo của các loại vi khuẩn thông qua vùng da quanh niệu đạo ở đầu dương vật (nam giới) hoặc âm đạo (nữ giới).

Một số loại vi khuẩn thường gặp, bao gồm:

  • E.coli: E.coli và một số loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân có thể di chuyển lên niệu đạo và gây viêm.
  • Neisseria gonorrhoeae: Neisseria gonorrhoeae hay Gonococci/ Gonococcus là một loại vi khuẩn gram âm. Chúng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh lậu và một số bệnh lây truyền qua hoạt động tình dục khác.
  • Nhiễm Chlamydia: Đây là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STD). Viêm niệu đạo có thể xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Virus herpes simplex: Bệnh lý có thể xảy ra do sự hình thành, phát triển bởi sự xâm nhập của virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2). Ngoài ra, triệu chứng bệnh cũng có thể bùng phát do Trichomonas - sinh vật đơn bào có khả năng lây truyền qua đường tình dục.

Chlamydia, lậu cũng như một số loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác thường giới hạn tại niệu đạo. Tuy nhiên, những tác nhân gây bệnh này có thể lan rộng đến hệ thống sinh sản ở nữ giới. Từ đó, làm tăng nguy cơ bị viêm vùng chậu (Pelvic inflammatory disease).

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo 
E.coli và một số loại vi khuẩn được tìm thấy trong phân có thể di chuyển lên niệu đạo và gây viêm

Đối với nam giới, nhiễm trùng chlamydia và lậu đôi khi phát triển, từ đó phát sinh tình trạng nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm vùng chậu, viêm mào tinh hoàn, làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Các tình trạng nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs – sexually transmitted infections) thường gây viêm niệu đạo như bệnh lậu, chlamydia hoặc viêm nhiễm phát sinh do sự xâm nhập của herpes simplex - là một loại siêu vi trùng gây ra bệnh viêm da.

Theo đó, sự nhiễm trùng thông qua đường tình dục dẫn đến viêm niệu đạo phổ biến ở nam giới trẻ tuổi, đã quan hệ tình dục. Một số vi khuẩn khác mặc dù không có khả năng gây viêm nhiễm qua đường tình dục nhưng có thể tác động và gây nhiễm trùng ống dẫn tiểu.

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu trải qua phẫu thuật khiến cơ quan này bị tổn thương và gây viêm nhiễm.

Như đã đề cập, viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới. Các biểu hiện lâm sàng ở những đối tượng này có sự khác biệt. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết 
Đối với nữ giới, bệnh lý gây đau vùng xương chậu và bụng

Ở nữ giới:

  • Đau vùng xương chậu và bụng
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu nhiều lần và khẩn cấp
  • Đau bụng
  • Sốt, ớn lạnh
  • Nóng rát, ngứa hoặc bị kích thích ở lỗ niệu đạo

Ở nam giới:

  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Máu lẫn trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Ngứa/ nóng rát lần lỗ dương vật
  • Đau đớn khi xuất tinh
  • Nổi hạch to ở vùng háng, bẹn
  • Sốt (hiếm khi xảy ra)

Trong một số trường hợp, bệnh lý không gây ra các triệu chứng nhận biết. Hoặc các biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần chủ động theo dõi các biểu hiện bất thường và đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị hợp lý nhất.

Viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?

Bên cạnh việc điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người mắc bệnh viêm niệu đạo nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi, đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Theo đó, bệnh nhân nên điều chỉnh thói quen ăn uống sao cho phù hợp, ưu tiên những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Vậy, viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh mau khỏi? Các thực phẩm phù hợp người bệnh nên bổ sung vào chế độ ăn uống như:

Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin

Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đặc biệt là các dạng vitamin C, E qua các thực phẩm như cam, ổi, ớt chuông, rau củ quả, các loại hạt. Bởi, hai dạng vitamin này có vai trò quan trọng, giúp tăng tính kháng viêm cho cơ thể, nhờ đó hiện tượng viêm niệu đạo cải thiện hơn. Cụ thể:

Viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các thực phẩm giàu vitamin, cải thiện đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể

  • Vitamin C: Có tác dụng cải thiện đề kháng, lợi tiểu, kháng viêm tự nhiên, tốt cho người đang mắc các bệnh lý viêm nhiễm, trong có tình trạng viêm niệu đạo. Ngoài ra, vitamin C còn tốt cho quá trình tiêu hóa, ức chế hoạt động của hại khuẩn, phòng nguy cơ viêm nhiễm lan rộng. Bổ sung vitamin C từ các loại hoa quả mọng nước, họ cam quýt, ổi, kiwi, đu đủ,...
  • Vitamin E: Dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể, tăng tính kháng viêm và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, mang lại nhiều lợi ích cho tình trạng viêm niệu đạo, tránh viêm nhiễm lan rộng. Bổ sung thông qua các loại dầu thực vật, bơ, bông cải, rau củ quả, các loại hạt dinh dưỡng,...

Bổ sung rau rau củ quả, trái cây tươi

Rau củ quả, trái cây tươi cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, tốt cho sức khỏe, phù hợp với người đang bị viêm niệu đạo. Trong đó, chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận tràng, phân hủy chất thải. Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày rau củ quả, trái cây tươi giúp tăng cường đề kháng cho người bệnh.
Các thực phẩm người bệnh nên bổ sung như rau bắp cải, cải bó xôi, rau muống, rau dền, giá đỗ,... Bổ sung với lượng hợp lý, kết hợp chế biến với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác. Ưu tiên các món đơn giản, không chứa nhiều dầu mỡ, gia vị.

Người bị viêm niệu đạo nên ăn tỏi

Chuyên gia khuyến khích nên bổ sung vào chế độ ăn uống vài tép tỏi. Sở dĩ tỏi được nhiều người yêu thích là do tính cay nồng đặc trưng, kèm theo chứa nhiều chất giúp kháng sinh, kháng viêm tự nhiên. Dùng tỏi ăn sống hoặc chế biến ăn kèm với lượng vừa đủ trong bữa cơm hàng ngày giúp tăng đề kháng cho cơ thể, loại bỏ và ức chế hoạt động của nhiều loại hại khuẩn.
Cụ thể, trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin giúp tránh hiện tượng nhiễm trùng, nấm da, xuất huyết bất thường. Người bị viêm niệu đạo nên ăn mỗi ngày một lượng tỏi vừa đủ để giúp đẩy nhanh quá trình điều trị viêm nhiễm, tránh tình trạng viêm lan rộng ra các cơ quan lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Viêm niệu đạo nên ăn gì? Ăn rau cần tây

Người bị viêm niệu đạo nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn rau cần tây. Loại rau này chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về viêm nhiễm đường tiết niệu, bệnh phụ khoa, nam khoa.

Viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Ép cần tây uống nước ép tươi hoặc chế biến món ăn cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Cụ thể, rau cần tây giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, kích thích tiểu tiện, giảm tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu đau rát do viêm niệu đạo gây ra. Bên cạnh đó, cần tây còn giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, phòng nguy có bội nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, ngăn bệnh tái phát hoặc biến chứng.
Người bệnh có thể sử dụng rau cần ép lấy nước uống hoặc chế biến cùng với các món ăn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên không nên uống hoặc ăn quá nhiều cần tây để tránh gặp phải các phản ứng bất thường như xây xẩm, chóng mặt. Rau cần tây mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng và dùng với liều lượng hợp lý.

Bổ sung thực phẩm giàu Probiotic

Bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều Probiotic giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp người bệnh viêm niệu đạo sớm cải thiện các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt đối với nữ giới, việc cung cấp cho cơ thể đủ lượng lợi khuẩn cần thiết giúp bảo vệ cô bé, tăng khả năng chống khuẩn, phòng bệnh lây lan sang bộ phận sinh dục.
Trường hợp người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị kéo dài, nhất là thuốc kháng sinh trị viêm niệu đạo có khả năng bị mất đi nhiều lợi khuẩn trong cơ thể. Bởi thuốc sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, đồng thời cũng làm giảm đi số lượng khuẩn tốt trong hệ tiêu hóa, bài tiết,... Chính vì thế, trong giai đoạn điều trị, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu Probiotic.
Một số loại thực phẩm chứa dưỡng chất này như sữa chua, các sản phẩm lên men, muối chua,... Ăn với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng để tránh gây hại cho đường ruột. Kết hợp với nhiều nhóm thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ tốt nhất, đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch chống lại viêm nhiễm.

Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có tính axit nhẹ

Ngoài các thực phẩm kể trên, người bị viêm niệu đạo nên ăn gì? Người bệnh trong giai đoạn điều trị nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có tính axit nhẹ. Bởi, chúng có tác dụng củng cố quá trình tiêu hóa và bài tiết trong cơ thể, tăng tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm triệu chứng khó chịu do viêm niệu đạo gây ra.

Viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Lựa chọn các loại hoa quả, rau củ chứa chất chống oxy hóa, có tính axit nhẹ tốt cho sức khỏe

Tham khảo một vài món ăn, thức uống chứa các dưỡng chất này như quả mọng, sữa chua không đường, trà xanh, trà đen, nước ép lựu, rau chân vịt, bông cải xanh, nam việt quất,... Theo một vài nghiên cứu, Proanthocyanidin là hợp chất có nhiều trong nước ép nam việt quất, có công dụng tốt trong việc ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, đặc biệt là e.coli trong niệu đạo.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa, có tính axit nhẹ còn giúp cải thiện sức đề kháng, giúp ức chế các hại khuẩn tấn công niệu đạo, giảm triệu chứng khó chịu do viêm nhiễm gây ra. Bổ sung với lượng vừa đủ, cân bằng với các nhóm thực phẩm dinh dưỡng khác. Bạn đọc có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp.

Viêm niệu đạo nên ăn gì? Ăn thực phẩm mát gan, lợi tiểu

Người bị viêm niệu đạo nên ăn gì? Người bệnh cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày các thực phẩm có tính giải độc, mát gan, lợi tiểu như đậu đen, đậu xanh, bí đao, uống nước từ râu ngô,... Chúng có khả năng kích thích tiểu tiện, giúp triệu chứng khó tiểu, tiểu rát thuyên giảm, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm mát gan, lợi tiểu còn giúp cơ thể tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện sức khỏe tổng thể. Cơ thể tăng cường đề kháng, khỏe mạnh hơn giúp việc điều trị viêm niệu đạo thuận lợi, ức chế sự phát triển và xâm nhập mới của hại khuẩn từ bên ngoài.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Việc cung cấp đủ nước giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và bài tiết. Ngoài uống nhiều nước lọc, người bệnh có thể bổ sung nước bằng cách ăn nhiều súp, cháo, uống nước canh, hầm xương, nước ép hoa quả tươi,...

Viêm niệu đạo nên ăn gì để bệnh sớm cải thiện?
Uống đủ nước hàng ngày, kết hợp nước lọc và các loại nước ép rau củ quả tươi

Mặc dù vậy, người bệnh nên thận trọng, tránh uống quá nhiều nước khiến do bàng quang chiệu nhiều áp lực. Khi uống không nên cùng lúc uống quá nhiều nước, nên chia nhỏ nhiều lần uống nước trong ngày để duy trì hoạt động bài tiết hiệu quả hơn.

Kiêng ăn gì khi bị viêm niệu đạo giúp bệnh mau khỏi?

Bên cạnh thắc mắc người bị viêm niệu đạo nên ăn gì, người bệnh còn quan tâm đến các thực phẩm cần kiêng cử trong quá trình bị viêm niệu đạo. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra rằng, quá trình bài tiết sẽ bị gián đoạn, kém hiệu quả nếu người bệnh tiếp tục sử dụng các thực phẩm nóng, cay, nhiều dầu mỡ,...
Dưới đây là các loại thực phẩm nên kiêng để giúp quá trình trị bệnh diễn ra an toàn và hiệu quả hơn:

Kiêng ăn đồ ăn cay nóng

Thực phẩm quá cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa, bài tiết. Người có thói quen ăn uống nhiều thực phẩm cay còn có nguy cơ mắc phải bệnh về dạ dày như đau bao tử, viêm loét dạ dày,... Bên cạnh đó còn có khả năng bị viêm bàng quang, niệu đạo.
Bởi, các thực phẩm cay nóng được nạp vào cơ thể, qua quá trình trao đổi chất khiến cho gan chịu nhiều áp lực, gây rối loạn tiểu tiện, tăng nguy cơ tích tụ độc tố cho cơ thể. Từ đó, việc tiểu tiện, đại tiện trở nên khó khăn hơn. Người bệnh đi tiểu có cảm giác đau rát dữ dội, khó chịu, tăng triệu chứng viêm niệu đạo.
Chính vì thế, trong giai đoạn điều trị, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm cay nóng. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có tính mát, giúp lợi tiểu, mát gan. Không nên ăn nhiều món có ớt cay, tiêu,...

Kiêng các món nhiều dầu mỡ

Bên cạnh món ăn cay nóng, người bệnh nên điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể, nhất là mỡ động vật. Theo đó, người bị viêm niệu đạo nên kiêng các món quá nhiều dầu mỡ như gà rán, đồ ăn chiên xào, nội tạng động vật,... để giảm nguy cơ viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Kiêng ăn gì khi bị viêm niệu đạo giúp bệnh mau khỏi?
Kiêng những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng quá trình điều trị viêm niệu đạo

Do các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ xấu có thể làm tăng triệu chứng kích ứng niệu đạo, gây phản ứng viêm trở nên nặng nề, làm cho các triệu chứng khó chịu dễ tái phát, kéo dài không khỏi. Thay vì nạp lượng thực phẩm quá béo, dầu mỡ nhiều, người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi để cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.

Hạn chế thực phẩm dị ứng

Tình trạng viêm có thể trở nên nặng nề nếu người bệnh vô tình ăn phải thực phẩm không phù hợp. Trong đó, một số loại có khả năng gây dị ứng thường gặp như hải sản, tôm, cua, đậu phộng,... Đối với cơ địa có tiền sử bị dị ứng thực phẩm, khi bị viêm niệu đạo nên kiêng ăn những món có nguy cơ để tránh gặp phải các phản ứng không mong muốn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Tránh sử dụng đồ uống chứa cồn

Người bệnh nên kiêng uống thức uống chứa cồn, chất kích thích để bảo vệ sức khỏe. Đồ uống chứa cồn không có lợi cho hệ tiêu hóa, dễ làm tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niệu đạo trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên kiêng sử dụng thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia rượu, cocktail, cà phê,... để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi bị viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là bệnh lý hệ bài tiết thường gặp hiện nay. Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh gặp nhiều biểu hiện bất thường liên quan đến đường tiểu như tiểu khó, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra mủ, ra máu,... Tình trạng bệnh tiến triển càng nặng, người bệnh càng có nhiều rủi ro hơn.
Do đó, người bệnh được khuyến khích chủ động thăm khám bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường. Đồng thời, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp chế độ chăm sóc tốt tại nhà. Trong đó, việc điều chỉnh, cân đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày góp phần quan trọng trong quá trình điều trị.

Lưu ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi bị viêm niệu đạo
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, chế biến ăn toàn, hợp vệ sinh đảm bảo sức khỏe cho người bệnh

Ngoài các món ăn nên và không nên dùng kể trên, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, không nên dùng thực phẩm đã bị hư hỏng, quá hạn sử dụng, bị nhiễm phải phân thuốc, hóa chất độc hại.
  • Cân bằng dinh dưỡng, tránh ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm. Nên kết hợp nhiều loại thực phẩm tốt để bữa ăn đa dạng, tránh nhàm chán và giúp cơ thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất.
  • Không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn, có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Chú ý nên ăn chín, uống sôi, tránh ăn thực phẩm tái sống để giảm nguy cơ khiến viêm nhiễm niệu đạo trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ưu tiên chế biến những món đơn giản, ít gia vị và dầu mỡ. Ăn các món hấp, luộc, canh súp dễ tiêu hóa.

Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên lưu ý điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày. Không nên nằm ngay hoặc vận động mạnh khi vừa ăn no để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, người bệnh nên ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, kết hợp tập luyện thể dục giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể, sớm cải thiện sức khỏe.

Viêm niệu đạo là một bệnh lý cần chăm sóc chuyên khoa, nhưng có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là các mẹo chăm sóc tại nhà:

Chế độ ăn uống:

  • Uống đủ nước hàng ngày (khoảng 2 lít) để duy trì sự ổn định của hệ thống tiểu đường và ngừng lắng đọng chất có hại.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin C, E, chất chống oxy hóa và probiotic.

Hoạt động sinh hoạt:

  • Thực hiện vệ sinh cơ thể hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng khăn sạch và chất liệu thoáng khi mặc quần áo để hỗ trợ giảm ẩm và nguy cơ viêm nhiễm.

Tập luyện thể dục:

  • Tập luyện hàng ngày để cải thiện sự trao đổi chất và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Kiêng quan hệ tình dục:

  • Kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm và nguy cơ tái phát.

Nước muối và giấm táo:

  • Sử dụng nước muối loãng hoặc giấm táo để làm dịu và làm sạch cơ thể.

Thuốc Đông y và cây thuốc Nam:

  • Sử dụng các cây thuốc như kim tiền thảo, mã đề, rau diếp cá, cỏ tranh theo cách chế biến và liều lượng thích hợp.

Thuốc Tây y:

  • Sử dụng kháng sinh và thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát viêm nhiễm và giảm triệu chứng.

Chú ý khi sử dụng thuốc:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện tác dụng phụ.
  • Tái khám đúng lịch để đảm bảo theo dõi sự tiến triển của bệnh.

Lưu ý: Trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.


Dưới đây là 5 loại thuốc chữa viêm niệu đạo:

  • Doxycycline: Kháng sinh phổ rộng, điều trị và kiểm soát triệu chứng. Liều dùng: Cấp tính 200mg/lần/ngày (khởi đầu), mãn tính 200mg/lần/ngày. Chống chỉ định: Suy gan, Lupus, thai nhi, trẻ <8 tuổi, cao huyết áp, quá mẫn.
  • Azithromycin: thuộc nhóm Macrolid, trị viêm niệu đạo do vi khuẩn. Liều dùng: Thông thường 500mg/lần x 2 lần/ngày, lậu 2g theo chỉ định bác sĩ. Chống chỉ định: Dị ứng, quá mẫn.
  • Tetracycline: Kháng sinh kìm khuẩn, kiểm soát triệu chứng. Liều dùng: 500mg/lần x 4 lần/ngày, liên tục 7 ngày. Chống chỉ định: Thai nhi, trẻ <8 tuổi, suy thận/gan, quá mẫn.
  • Ciprofloxacin: Kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Liều: 250–500mg/lần/ngày, 7–10 ngày. Chống chỉ định: Tizanidine, suy thận, tiểu đường, tim mạch, quá mẫn, thai nhi, cho con bú.
  • Levofloxacin: Kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Liều: 250mg/lần/ngày, 7–10 ngày. Chống chỉ định: Động kinh, quá mẫn, dưới 18 tuổi, thận nhân tạo, thai nhi, cho con bú.

Bệnh viêm niệu đạo nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã giải đáp được vấn đề này. Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn đọc nên chủ động thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách điều trị, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...