Đau Lưng Ở Người Trẻ

Đau lưng ở người trẻ thường xảy ra do thói quen ít vận động, sai tư thế, lao động nặng nhọc, thừa cân – béo phì, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động. Ngoài những nguyên nhân thông thường, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp, rối loạn tự miễn.

Nguyên nhân gây đau lưng ở người trẻ

Đau lưng thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ người trẻ bị đau lưng đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Khác với người cao tuổi, người trẻ thường có tâm lý chủ quan trước những biểu hiện của cơ thể. Do đó, tổn thương ở lưng thường không được xử lý sớm và có thể tiến triển nặng theo thời gian.

Đau Lưng Ở Người Trẻ: Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị
Đau lưng ở người trẻ thường xảy ra do thói quen ít vận động, sai tư thế, lao động nặng nhọc, thừa cân – béo phì,…

Các biểu hiện đau lưng thường khá đa dạng. Mức độ có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ đến đau nặng hoặc dữ dội tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nhìn chung, tình trạng đau lưng ở người trẻ tuổi thường kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài tuần và có thể kiểm soát hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách.

So với người già, hệ xương khớp của người trẻ có độ dẻo dai, linh hoạt và cứng chắc hơn. Chính vì vậy, đa phần người trẻ thường bị đau lưng do thói quen ăn uống, vận động, sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

1. Nguyên nhân thông thường

Số liệu thống kê nhận thấy, có hơn 85% trường hợp người trẻ bị đau lưng do những nguyên nhân thông thường. Do ở độ tuổi này, hệ thống xương khớp tương đối dẻo dai, chắc khoẻ, cơ thể chưa bước vào quá trình thoái hoá.

Nguyên nhân thông thường
Người trẻ làm công việc văn phòng, thợ may, thợ xây hoặc các công việc phải vận động nhiều/ ít quá mức đều có nguy cơ bị đau lưng

Một số nguyên nhân thường gặp có thể gây đau lưng ở người trẻ tuổi, bao gồm:

  • Vận động quá mức: Hệ thống xương khớp có chức năng chính là nâng đỡ cơ thể và vận động. Mỗi khớp xương đều chỉ chịu được áp lực áp nhất định. Do đó, nếu vận động quá mức (chơi thể thao với cường độ mạnh trong thời gian dài, lao động nặng,…), cột sống, khớp xương có thể bị kích thích, đau nhức, sưng đỏ. Chính vì vậy, người làm công việc tay chân thường có nguy cơ bị đau lưng và mắc các bệnh xương khớp cao hơn so với người bình thường.
  • Chấn thương: Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở người trẻ. Nếu xảy ra do chấn thương, cột sống lưng thường bị đau nhức kèm sưng đỏ, bầm tím, nóng rát. Trong trường hợp chấn thương nặng, khớp xương có thể bị chảy máu, biến dạng, đau nhức dữ dội, mất hẳn chức năng vận động.
  • Lười vận động: Ngược lại với việc vận động quá mức, ít vận động khiến xương khớp mất dần độ linh hoạt, giảm bài tiết dịch nhờn, khả năng dẻo dai. Như đã biết, dịch nhờn có chức năng bôi trơn đầu xương và giảm ma sát khi vận động. Hiện tượng giảm tiết dịch nhờn có thể khiến khớp xương bị khô, gây đau nhức, căng cứng, gặp khó khăn khi di chuyển, vận động. Ngoài ra, thói quen lười vận động còn khiến các cơ bị kéo căng gây chèn ép rễ thần kinh, mạch máu và dẫn đến tình trạng đau nhức.
  • Thừa cân – béo phì: Thừa cân – béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau lưng và các bệnh viêm khớp mãn tính khác. Cân nặng tăng lên đồng nghĩa với việc áp lực lên hệ thống khớp xương cũng tăng lên đáng kể. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, xơ hoá, dễ đau nhức. Bên cạnh đó, thừa cân – béo phì còn làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hoá, dẫn đến giảm tái tạo, phục hồi những cơ quan ở cột sống và ổ khớp.
  • Tính chất công việc: Thực tế nhận thấy, tính chất công việc có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau lưng. Thống kê cho thấy, người trẻ làm công việc văn phòng, thợ may, thợ xây hoặc các công việc phải vận động nhiều/ ít quá mức đều có nguy cơ cao gặp phải những vấn đề xương khớp, trong đó có đau lưng.
  • Căng thẳng quá mức: Căng thẳng quá mức là tình trạng thường gặp ở người trẻ tuổi. Áp lực công việc, việc học, tài chính,… khiến người trẻ phải đối mặt với lo âu, căng thẳng, stress trong thời gian dài. Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, stress kích thích phản ứng viêm, căng cứng cơ, đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến cột sống lưng. Đau lưng do stress thường gây ra triệu chứng toàn thân với mức độ nhẹ đến trung bình. Trường hợp có tổn thương khớp từ trước, stress có thể làm tăng mức độ đau, viêm.
  • Sai tư thế: Áp lực lên cột sống có thể tăng lên đáng kể nếu thường xuyên duy trì những tư thế sai lệch như bắt chéo chân, ngồi cong lưng, lệch vai,… Tình trạng này thường kéo dài khiến cơ bị căng giãn, chèn ép dây chằng, mạch máu và dẫn đến đau nhức. Ngoài ra, việc sai tư thế trong nhiều năm liền còn đẩy nhanh tốc độ thoái hoá các mô sụn và làm tăng nguy cơ thoái hoá cột sống.
  • Thiếu hụt canxi: Thực tế nhận thấy, nhiều người trẻ không chú trọng đến chế độ dinh dưỡng và thường dùng những món ăn nhanh gọn, tiện lợi. Tuy nhiên, thói quen ăn uống thiếu khoa học có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là canxi. Thiếu canxi có thể khiến hệ thống xương khớp bị suy yếu, dễ đau nhức. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, thoái hoá cột sống.
  • Cấu trúc cột sống bị dị tật bẩm sinh: Trường hợp có giải phẫu cột sống bất thường, lưng có thể bị đau nhức khi thực hiện các hoạt động, lao động,… Thống kê cho thấy, dị tật bẩm sinh là một trong những yếu tố đẩy nhanh tốc độ thoái hoá và gây ra hàng hoạt những vấn đề xương khớp.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng đau lưng ở người trẻ tuổi chủ yếu xảy ra do các nguyên nhân thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp cùng chậu, đau thần kinh tọa,…

Nguyên nhân bệnh lý
Đau lưng ở người trẻ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như viêm cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…

Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến biểu hiện đau lưng ở người trẻ:

  • Thoái hoá cột sống lưng: Bệnh lý thường khởi phát ở người cao tuổi do tình trạng thoái hoá tự nhiên, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hoá bởi nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài cơn đau nhức ở lưng, thoái hoá cột sống lưng còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời.
  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay, người trẻ cũng có thể mắc phải bệnh lý này do lao động nặng nhọc, chấn thương, mang vác nặng. Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng chủ yếu ở vùng lưng, cổ với các biểu hiện điển hình là đau nhức, giảm khả năng vận động, tê bì.
  • Viêm khớp cùng chậu: Viêm khớp cùng chậu là bệnh xương có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất đến người trong độ tuổi sinh sản. Đối với nam giới, bệnh thường xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu hoá,… lây lan. Tuy nhiên ở phụ nữ, nguyên nhân chính gây ra bệnh là do quá trình mang thai, áp lực từ việc sinh nở. Bệnh viêm khớp cùng chậu đặc chứng bởi tình trạng đau nhức vùng thắt lưng, mông, gây khó khăn khi cúi gập người.
  • Viêm cột sống: Viêm cột sống là bệnh xương khớp tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô, tế bào khỏe mạnh. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sụn, xương dưới sụn khiến cột sống bị đau nhức, gặp khó khăn khi cử động. Trường hợp bệnh nặng có thể gây phá huỷ lớp sụn hoàn toàn, hình thành các gai xương và đâm vào rễ thần kinh gây đau nhức dữ dội. Cơn đau do viêm cột sống gây ra thường ảnh hưởng đến vùng thắt lưng, có thể lan xuống hông và các chi dưới ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của bệnh nhân.
  • Đau dây thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, có nhiều chức năng quan trọng. Các cơn đau thần kinh tọa thường xảy ra từ từ hoặc bùng phát đột ngột với tính âm ỉ hoặc dữ dội khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh lý có thể gây rối loạn giao cảm, đại tiện, tiểu tiện không kiểm soát, có thể khiến bệnh nhân mất khả năng vận động.

Đau lưng ở người trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, có hơn 85% trường hợp khởi phát do những nguyên nhân thông thường. Và có rất ít trường hợp bị đau nhức do các bệnh xương khớp và bệnh nội khoa gây ra.

Đau lưng ở người trẻ có nguy hiểm không?

Khác với người cao tuổi, người trẻ có cơ thể khỏe mạnh và ít gặp phải những vấn đề sức khỏe mãn tính. Hơn nữa, xương khớp của người trẻ thường có độ linh hoạt, dẻo dai và cứng chắc. Do đó, nếu xử lý đúng cách, tình trạng đau lưng có thể thuyên giảm nhanh chóng và được kiểm soát hoàn toàn.

Ngược lại, trường hợp chủ quan, tổn thương ở lưng có thể tiến triển nặng dần theo thời gian và làm nghiêm trọng mức độ của các biểu hiện. Đau nhiều không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm giảm hiệu suất học tập, lao động,… Bên cạnh đó, đau nhức vùng lưng còn có thể gây ra các biến chứng xa như viêm quanh khớp vai, thoái hoá cột sống, bệnh gout,…

Đau lưng ở người trẻ – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đau lưng ở người trẻ đa phần xảy ra do các nguyên nhân thông thường và có thể được khắc phục nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, triệu chứng có thể tiến triển nặng và cần can thiệp điều trị y tế.

Chình vì vậy, bạn cần tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Vùng lưng bị đau nhức nhiều, không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà
  • Chấn thương nặng, khớp bị biến dạng, không thể cử động
  • Xuất hiện các triệu chứng của các bệnh xương khớp, rối loạn tự miễn.

Đau lưng ở người trẻ tuổi thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, lao động nặng nhọc, sai tư thế. Nếu nhận thấy triệu chứng có mức độ nặng dần theo thời gian, cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Tâm lý chủ quan có thể khiến người trẻ phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...