Đau Lưng Sau Sinh

Đau lưng sau sinh khiến chị em phụ nữ lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tình trạng này có thể xảy ra ở người sinh thường lẫn sinh mổ. Cơn đau từ âm ỉ đến nặng nề khiến phụ nữ gặp khó khăn trong sinh hoạt, chăm con. Một số trường hợp đau do bệnh lý cần điều trị sớm.

Đau lưng sau sinh khiến chị em phụ nữ lo lắng, không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Tình trạng này có thể xảy ra ở người sinh thường lẫn sinh mổ. Cơn đau từ âm ỉ đến nặng nề khiến phụ nữ gặp khó khăn trong sinh hoạt, chăm con. Một số trường hợp đau do bệnh lý cần điều trị sớm.

Đau lưng sau sinh là gì?

Đau lưng là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây đau lưng có thể do thói quen sinh hoạt, đi đứng, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, làm việc nặng nhọc, nằm sai tư thế,… Trong đó, tình trạng này khá phổ biến, tỷ lệ người sinh mổ gặp phải cao hơn phụ nữ sinh thường.

Đau lưng sau sinh là gì?
Đau lưng sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ

Lúc này, cơ thể sản phụ thường gặp phải các triệu chứng bất thường như đau âm ỉ thắt lưng, cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi phụ nữ nghỉ ngơi, thư giãn. Một số người áp dụng các biện pháp hỗ trợ như massage, chườm đắp thảo dược cũng giúp cơn đau giảm dần.

Tuy nhiên, không nên chủ quan khi nhận thấy tình trạng đau lưng sau sinh xuất hiện. Nhất là khi cơn đau nghiêm trọng, kéo dài không khỏi cần thăm khám sớm. Bởi, một số bệnh lý xương khớp có thể làm ảnh hưởng đến cột sống lưng, gây đau nhức dữ dội sau sinh.

Tình trạng đau nặng, đau nhói liên tục ở vùng thắt lưng và tăng dần theo thời gian, tăng khi sản phụ di chuyển, vận động cần dùng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Đồng thời, thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nguyên nhân đau lưng sau sinh

Đau lưng sau sinh khiến chị em phụ nữ lo lắng, hoang mang không biết có phải do bệnh lý nghiêm trọng gây ra hay không. Bên cạnh đó, triệu chứng đau lưng, nhức mỏi khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống hàng ngày, chính vì thế nỗi lo càng tăng cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau lưng sau sinh có thể kể đến như:

Đau lưng sau sinh thường

Sau sinh thường, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau lưng nhức mỏi kéo dài từ khi sinh cho đến sau đó vài ngày. Nguyên nhân là do:

  • Tử cung nở rộng quá mức, căng ra khi sinh nở khiến cho cơ bụng bị suy yếu, điều này gây sức ép lên vùng lưng dưới, khiến sau sinh phụ nữ không tránh khỏi bị đau lưng.
  • Phụ nữ khi mang thai thường tăng cân nhanh so với bình thường. Ngoài ra, giai đoạn sau sinh cần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể để cho con bú nên phụ nữ cũng rất dễ lên cân. Đây là nguyên nhân vì sao vùng lưng hông bị đau, do cân nặng tăng nhanh khiến xương khớp chịu áp lực nhiều hơn.
  • Nội tiết tốt trong cơ thể nữ giới thay đổi khi mang thai và sau sinh khiến cho khớp và dây chằng bị ảnh hưởng, chúng nới lỏng ra khiến cho khớp lỏng lẻo, dễ tổn thương, từ đó hình thành cơn đau nhức khó chịu.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn sinh con, phụ nữ phải dùng tất cả cơ bắp trong cơ thể để đẩy con ra ngoài. Do đó, sau sinh, dư âm của việc này vẫn còn kéo dài, gây đau nhức âm ỉ, trong đó có vùng lưng. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn đối với những ca sinh thường khó, thai phụ rặn quá sức trong thời gian dài.
  • Bên cạnh các nguyên do kể trên, có thể xảy ra do sản phụ cho con bú không đúng cách. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Cụ thể, các mẹ bỉm tập trung khi con bú vú khiến cho vùng cổ, lưng căng cứng. Tư thế này kéo dài khiến cho vùng lưng dễ bị đau nhức khó chịu.
  • Không những thế, khi sinh con cần phụ nữ dành thời gian chăm con và chịu nhiều áp lực, căng thẳng, thêm phần kiệt sức nên rất dễ bị đau lưng.

Tình trạng đau lưng sau sinh cả trường hợp sinh bằng biện pháp thông thường hay mổ bắt con đều có khả năng kéo dài vài tháng mới thuyên giảm. Mặc dù không phải chị em nào cũng gặp phải hiện tượng đau kéo dài, tuy nhiên không nên chủ quan, bạn đọc cần thận trọng.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
Tình trạng đau lưng sau khi sinh thường, sinh mổ do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Trường hợp thai phù có tiền sử bị đau dây thần kinh tọa, khả năng sau sinh bị đau lưng là khá cao. Bên cạnh đó, việc thai phụ tăng cân quá mức, béo phì sau sinh có thể khiến đau lưng chuyển sang mãn tính, khó điều trị và khả năng tái phát cao.

Đau lưng sau sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp được chỉ định cho đối tượng phụ nữ gặp điều kiện y tế không thích hợp sinh thường hoặc khi thai nhi nằm vị trí khó. Không phải trường hợp mong muốn sinh mổ nào cũng được khuyến khích. Bởi, sau sinh, phụ nữ có nguy cơ gặp phải các vấn đề cột sống cao, đặc biệt là vùng thắt lưng.

Tình trạng đau lưng sau sinh mổ thường gặp, nguyên nhân gây đau lưng thường liên quan đến thuốc gây mê trong quá trình mổ. Thuốc này sẽ được tiêm trực tiếp vào cột sống của mẹ bầu. Tại khu vực tủy sống cũng như các vị trí xung quanh tủy sống khá nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dẫn đến các cơn co thắt cấp tính.

Ngoài ra, nguy cơ tiêm thuốc gây rò rỉ dịch não tủy khiến cho cơn đau xuất hiện ở vùng cổ, nhất là khi phụ nữ đi lại, ngồi hoặc đứng quá lâu. Thông thường, với trường hợp sinh mổ, cơn đau sẽ xảy ra ngay khi thuốc gây mê hết tác dụng (3-6 tiếng) và kéo dài vài ngày đến một tuần sau sinh.

Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp sản phụ có cơ địa yếu, bị đau kéo dài dai dẳng nhiều tuần không có dấu hiệu cải thiện. Cơn đau có thể tái đi tái lại hoặc đau âm ỉ đến vài tháng sau sinh, ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe của phụ nữ.

Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không?

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới sau sinh bị đau lưng gặp nguy hiểm không quá cao. Cơn đau thường xuất hiện sau đó tự thuyên giảm theo thời gian. Ngoài ra, mức độ đau cũng không quá nặng nề, cơn đau âm ỉ đôi khi đau nhói rồi biến mất. Đặc biệt, tình trạng đau nhức sẽ cải thiện nhanh chóng nếu phụ nữ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau lưng không thuyên giảm, phụ nữ nên thăm khám và điều trị sớm

Tuy nhiên, một số trường hợp đau lưng sau sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về xương khớp. Khi đó, nếu không điều trị, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, sau đó phát sinh các biến chứng nguy hại. Do đó, nếu nhận thấy sau sinh bị đau lưng bất thường, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh tình trạng đau lưng sau sinh

Khá khó để hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng này, bởi đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên khi phụ nữ trải qua quá trình sinh nở. Mặc dù vậy, chị em phụ nữ vẫn có thể hạn chế tình trạng đau lưng diễn tiến nghiêm trọng, ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe. Một số lưu ý như sau:

Phòng tránh tình trạng đau lưng sau sinh
Chủ động bảo vệ sức khỏe, xây dựng thói quen sống và chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý
  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, tuy nhiên nên ăn với số lượng vừa phải. Đặc biệt không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá béo, quá mặn,…
  • Thay đổi các thói quen không có lợi cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp. Tư thế nằm, ngồi cho bé bú nên giữ thẳng lưng, không nên cong gập khiến tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trong hơn.
  • Không nên quá lo lắng, cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để bệnh sớm cải thiện. Đồng thời nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý hơn, tránh lao động nặng nhọc sau sinh.
  • Nên đi lại nhẹ nhàng sau sinh, không nên nằm cố định một chỗ quá lâu để tăng cường lưu thông máu giúp vết thương mau chóng hồi phục. Sau sinh, mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc luyện tập các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ hoặc ngồi thiền,… để cải thiện sức khỏe, giúp thư giãn thần kinh, phòng tránh tình trạng đau lưng trở nặng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên chủ động thông báo để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị sớm, phòng nguy cơ biến chứng. Đặc biệt đối với trường hợp mắc bệnh xương khớp, cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau lưng sau sinh bạn đọc có thể tham khảo. Thông thường cơn đau xuất hiện và thuyên giảm sau vài ngày, vài tuần sau sinh. Tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau kéo dài dai dẳng, đau âm ỉ đến đau nhói, bạn cần chủ động thông báo để được bác sĩ hướng dẫn, thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đau lưng là hiện tượng mà ai cũng có thể gặp phải. Nguyên nhân gây đau lưng có thể do thói quen sinh hoạt, đi đứng, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, làm việc nặng nhọc, nằm sai tư thế,... Trong đó, tình trạng đau lưng sau sinh khá phổ biến, tỷ lệ người sinh mổ gặp phải cao hơn phụ nữ sinh thường.

Đau lưng sau sinh là gì?
Đau lưng sau sinh là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ

Lúc này, cơ thể sản phụ thường gặp phải các triệu chứng bất thường như đau âm ỉ thắt lưng, cơn đau có xu hướng thuyên giảm khi phụ nữ nghỉ ngơi, thư giãn. Một số người áp dụng các biện pháp hỗ trợ như massage, chườm đắp thảo dược cũng giúp cơn đau giảm dần.

Tuy nhiên, không nên chủ quan khi nhận thấy tình trạng đau lưng sau sinh xuất hiện. Nhất là khi cơn đau nghiêm trọng, kéo dài không khỏi cần thăm khám sớm. Bởi, một số bệnh lý xương khớp có thể làm ảnh hưởng đến cột sống lưng, gây đau nhức dữ dội sau sinh.

Tình trạng đau nặng, đau nhói liên tục ở vùng thắt lưng và tăng dần theo thời gian, tăng khi sản phụ di chuyển, vận động cần dùng các biện pháp điều trị chuyên sâu hơn. Đồng thời, thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đau lưng sau sinh khiến chị em phụ nữ lo lắng, hoang mang không biết có phải do bệnh lý nghiêm trọng gây ra hay không. Bên cạnh đó, triệu chứng đau lưng, nhức mỏi khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt đời sống hàng ngày, chính vì thế nỗi lo càng tăng cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây đau lưng sau sinh có thể kể đến như:

Đau lưng sau sinh thường

Sau sinh thường, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng đau lưng nhức mỏi kéo dài từ khi sinh cho đến sau đó vài ngày. Nguyên nhân là do:

  • Tử cung nở rộng quá mức, căng ra khi sinh nở khiến cho cơ bụng bị suy yếu, điều này gây sức ép lên vùng lưng dưới, khiến sau sinh phụ nữ không tránh khỏi bị đau lưng.
  • Phụ nữ khi mang thai thường tăng cân nhanh so với bình thường. Ngoài ra, giai đoạn sau sinh cần cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể để cho con bú nên phụ nữ cũng rất dễ lên cân. Đây là nguyên nhân vì sao vùng lưng hông bị đau, do cân nặng tăng nhanh khiến xương khớp chịu áp lực nhiều hơn.
  • Nội tiết tốt trong cơ thể nữ giới thay đổi khi mang thai và sau sinh khiến cho khớp và dây chằng bị ảnh hưởng, chúng nới lỏng ra khiến cho khớp lỏng lẻo, dễ tổn thương, từ đó hình thành cơn đau nhức khó chịu.
  • Ngoài ra, trong giai đoạn sinh con, phụ nữ phải dùng tất cả cơ bắp trong cơ thể để đẩy con ra ngoài. Do đó, sau sinh, dư âm của việc này vẫn còn kéo dài, gây đau nhức âm ỉ, trong đó có vùng lưng. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn đối với những ca sinh thường khó, thai phụ rặn quá sức trong thời gian dài.
  • Bên cạnh các nguyên do kể trên, tình trạng đau lưng sau sinh có thể xảy ra do sản phụ cho con bú không đúng cách. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Cụ thể, các mẹ bỉm tập trung khi con bú vú khiến cho vùng cổ, lưng căng cứng. Tư thế này kéo dài khiến cho vùng lưng dễ bị đau nhức khó chịu.
  • Không những thế, khi sinh con cần phụ nữ dành thời gian chăm con và chịu nhiều áp lực, căng thẳng, thêm phần kiệt sức nên rất dễ bị đau lưng.

Tình trạng đau lưng sau sinh cả trường hợp sinh bằng biện pháp thông thường hay mổ bắt con đều có khả năng kéo dài vài tháng mới thuyên giảm. Mặc dù không phải chị em nào cũng gặp phải hiện tượng đau kéo dài, tuy nhiên không nên chủ quan, bạn đọc cần thận trọng.

Nguyên nhân gây đau lưng sau sinh
Tình trạng đau lưng sau khi sinh thường, sinh mổ do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Trường hợp thai phù có tiền sử bị đau dây thần kinh tọa, khả năng sau sinh bị đau lưng là khá cao. Bên cạnh đó, việc thai phụ tăng cân quá mức, béo phì sau sinh có thể khiến đau lưng chuyển sang mãn tính, khó điều trị và khả năng tái phát cao.

Đau lưng sau sinh mổ

Sinh mổ là phương pháp được chỉ định cho đối tượng phụ nữ gặp điều kiện y tế không thích hợp sinh thường hoặc khi thai nhi nằm vị trí khó. Không phải trường hợp mong muốn sinh mổ nào cũng được khuyến khích. Bởi, sau sinh, phụ nữ có nguy cơ gặp phải các vấn đề cột sống cao, đặc biệt là vùng thắt lưng.

Tình trạng đau lưng sau sinh mổ thường gặp, nguyên nhân gây đau lưng thường liên quan đến thuốc gây mê trong quá trình mổ. Thuốc này sẽ được tiêm trực tiếp vào cột sống của mẹ bầu. Tại khu vực tủy sống cũng như các vị trí xung quanh tủy sống khá nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dẫn đến các cơn co thắt cấp tính.

Ngoài ra, nguy cơ tiêm thuốc gây rò rỉ dịch não tủy khiến cho cơn đau xuất hiện ở vùng cổ, nhất là khi phụ nữ đi lại, ngồi hoặc đứng quá lâu. Thông thường, với trường hợp sinh mổ, cơn đau sẽ xảy ra ngay khi thuốc gây mê hết tác dụng (3-6 tiếng) và kéo dài vài ngày đến một tuần sau sinh.

Mặc dù vậy, cũng có một số trường hợp sản phụ có cơ địa yếu, bị đau kéo dài dai dẳng nhiều tuần không có dấu hiệu cải thiện. Cơn đau có thể tái đi tái lại hoặc đau âm ỉ đến vài tháng sau sinh, ảnh hưởng sinh hoạt đời sống và sức khỏe của phụ nữ.

Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không?

Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ giới sau sinh bị đau lưng gặp nguy hiểm không quá cao. Cơn đau thường xuất hiện sau đó tự thuyên giảm theo thời gian. Ngoài ra, mức độ đau cũng không quá nặng nề, cơn đau âm ỉ đôi khi đau nhói rồi biến mất. Đặc biệt, tình trạng đau nhức sẽ cải thiện nhanh chóng nếu phụ nữ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Đau lưng sau sinh có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng đau lưng không thuyên giảm, phụ nữ nên thăm khám và điều trị sớm

Tuy nhiên, một số trường hợp đau lưng sau sinh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh về xương khớp. Khi đó, nếu không điều trị, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn, sau đó phát sinh các biến chứng nguy hại. Do đó, nếu nhận thấy sau sinh bị đau lưng bất thường, bạn nên thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh tình trạng đau lưng sau sinh

Khá khó để hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng đau lưng sau sinh, bởi đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên khi phụ nữ trải qua quá trình sinh nở. Mặc dù vậy, chị em phụ nữ vẫn có thể hạn chế tình trạng đau lưng diễn tiến nghiêm trọng, ảnh hưởng sinh hoạt và sức khỏe. Một số lưu ý như sau:

Phòng tránh tình trạng đau lưng sau sinh
Chủ động bảo vệ sức khỏe, xây dựng thói quen sống và chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý

  • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất, tuy nhiên nên ăn với số lượng vừa phải. Đặc biệt không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn quá béo, quá mặn,...
  • Thay đổi các thói quen không có lợi cho sức khỏe tổng thể và sức khỏe xương khớp. Tư thế nằm, ngồi cho bé bú nên giữ thẳng lưng, không nên cong gập khiến tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trong hơn.
  • Không nên quá lo lắng, cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để bệnh sớm cải thiện. Đồng thời nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý hơn, tránh lao động nặng nhọc sau sinh.
  • Nên đi lại nhẹ nhàng sau sinh, không nên nằm cố định một chỗ quá lâu để tăng cường lưu thông máu giúp vết thương mau chóng hồi phục. Sau sinh, mẹ bỉm có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc luyện tập các bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ hoặc ngồi thiền,... để cải thiện sức khỏe, giúp thư giãn thần kinh, phòng tránh tình trạng đau lưng trở nặng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên chủ động thông báo để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị sớm, phòng nguy cơ biến chứng. Đặc biệt đối với trường hợp mắc bệnh xương khớp, cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau lưng sau sinh bạn đọc có thể tham khảo. Thông thường cơn đau xuất hiện và thuyên giảm sau vài ngày, vài tuần sau sinh. Tuy nhiên nếu nhận thấy cơn đau kéo dài dai dẳng, đau âm ỉ đến đau nhói, bạn cần chủ động thông báo để được bác sĩ hướng dẫn, thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc (Tradimec) Trao Tặng Bằng Khen Cho Lương Y Đỗ Minh Tuấn “Đạt Thành Tích Xuất Sắc Nghiên Cứu Phát Triển Các Đề Tài Thuốc Nam Giai Đoạn 2020 – 2024” 

Vừa qua, ngày 21/12/2024, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân tộc (Tradimec) đã trao tặng...
Chuyên gia Đỗ Minh Đường

Điểm Sáng Ghi Dấu Giúp Đỗ Minh Đường Đứng Vững Trong Suốt 155 Năm Qua

Trải qua 155 năm thăng trầm, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vững vàng vượt...
viện y dược cổ truyền dân tộc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc: Tổng Kết Hoạt Động 2024, Định Hướng Phát Triển Năm 2025

Tháng cuối năm, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện tổng kết...