Đau Thần Kinh Tọa

Đau thần kinh tọa gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu một cách cẩn thận bệnh lý này để có được những phương pháp điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Đau thần kinh tọa là gì?

Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những thông tin tổng quan về bệnh lý này. Chính vì thế có rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá nặng.

Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Dây thần kinh tọa thực hiện chức năng chính là chi phối cảm giác, vận động, dinh dưỡng.

Bệnh đau thần kinh tạo thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng. Các đốt sống lưng được phân cách và đệm bởi cách đĩa tròn, mô liên kết. Một hoặc nhiều đĩa bị bòn mòn do chấn thương, lão hóa sẽ khiến vùng trung tâm đĩa đệm bị phồng ra ngoài. Cộng thêm vào đó xương cột sống sống hẹp chèn ép một phần thần kinh gây ra tình trạng sưng, viêm, tê ở chân.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp sau viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra những người lao động trong độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Đặc biệt hơn, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới và bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau thần kinh tọa là gì
Đau thần kinh tọa là gì

Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Theo các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, còn phải kể tới một “thủ phạm” gây bệnh khác như:

  • Tuổi tác: Ngoài 30 tuổi, xương khớp của con người bắt đầu thay đổi, các bệnh cột sống, gai cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Tăng cân đột ngột có thể gây ra một áp lực lớn lên cột sống, chèn ép các dây thần kinh.
  • Do đặc thù công việc: Các công việc đòi hỏi việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe đường dài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra bệnh. Những người ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Do chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc tai nạn xe, tai nạn lao động… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Do khối u cột sống:  Có khối u nằm ở trong, dọc tủy sống, dây thần kinh cũng có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.
  • Do bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, viêm đa khớp cũng làm kích thích sưng đau dây thần kinh tọa.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn theo đường đi của dây thần kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu đi từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân rồi ngón chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác sau đây:

  • Đau, nóng rát, cơ mỏi, bị tê cứng hoặc bị ngứa râm ran: Những biểu hiện này chủ yếu bị ở lưng, mông.
  • Các cơn đau từ mức độ nhẹ đến nặng khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ngồi lâu. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi đúng cách và nằm xuống thì các triệu chứng mới có thể thuyên giảm.
  • Nhiều người bị tê dại ngón chân hoặc đầu ngón chân bị ngứa râm ran như kiến bò.
  • Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
  • Nhiều người bị mất kiểm soát tiểu tiện do rễ thần kinh bị hư tổn, nhiệt độ cơ thể giảm, chi dưới mất cảm giác.

Với một số triệu chứng kể trên có thể cải thiện và khỏi dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa
Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa

Cách Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Chữa đau thần kinh tọa bằng mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu. Phương pháp này tiết kiệm chi phí và đơn giản, nhưng không phù hợp cho người bệnh nặng và hiệu quả có thể chậm. Dưới đây là một số mẹo dân gian và phương pháp chữa đau thần kinh tọa:

Chườm lạnh:

  • Áp dụng đá lạnh vào vùng đau nhức trong khoảng 20 phút.
  • Tránh chườm quá lâu để tránh kích ứng da.

Sâm ngọc linh:

  • Dùng sâm ngọc linh chứa saponin có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
  • Chuẩn bị sâm ngọc linh, rửa sạch, thái lát, ngâm trong mật ong.
  • Ngậm 1 lát sâm ngọc linh trong miệng và nhai mỗi ngày.

Tỏi và sữa tươi:

  • Trộn tỏi nát với sữa tươi, uống vào buổi sáng.
  • Có thể đun sôi hỗn hợp để giảm mùi tỏi.

Thuốc Tây y:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, opioids, giãn cơ, chống co giật, hoặc tiêm corticosteroid dưới sự giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, có cách chữa bằng thuốc Nam như sử dụng:

  • Đinh lăng: Sắc rễ đinh lăng vào mật ong và ngậm mỗi ngày.
  • Ngải cứu: Sắc lá ngải cứu và chườm trực tiếp lên vùng đau.
  • Cỏ xước: Sắc cây cỏ xước và uống hỗn hợp.

Đối với thuốc Đông y, có các bài thuốc như:

  • Thể phong hàn: Sắc các vị độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, ngưu tất, đan sâm, trần bì, quế chi, tế tân, chỉ xác.
  • Thể huyết ứ: Sắc ích mẫu, đan sâm, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, hương phụ, tang chi, trần bì, tần giao, khởi tử, thổ phục linh, đỗ trọng.
  • Thể phong thấp: Sắc cẩu tích, chích cam thảo, bạch thược, đương quy, thục địa, quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, xuyên khung, phòng phong, nam tục đoạn, trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, kinh giới.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thuốc Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Bài viết này giới thiệu về 12 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng uống. Các loại thuốc này thường được kết hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc:

  1. Paracetamol:
    • Liều lượng: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
    • Cách dùng: Uống sau ăn.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
  2. NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy gan, suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc khác.
  3. Piroxicam:
    • Liều lượng: 20mg/ngày.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
  4. Meloxicam:
    • Liều lượng: 15mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm xương khớp, điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.
  5. Celecoxib:
    • Liều lượng: 200mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
  6. Etoricoxib:
    • Liều lượng: 60mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị bệnh xương khớp, giảm đau gút cấp, xử lý cơn đau sau phẫu thuật.
  7. Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ mang thai.
  8. Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
  9. Thuốc chống đau thần kinh dạng bôi (Methyl Salicylate, Trolamine Salicylate, Capsaicin):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh những tác động tiêu cực cũng quan trọng để hỗ trợ điều trị.

Đau Thần Kinh Tọa Nên Ăn Gì

Chế độ ăn nên bổ sung cho người đau thần kinh tọa:

  1. Vitamin B6: Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Có trong ngũ cốc, thịt gà, thịt bò, gan, đậu xanh, chuối, đậu, cá hồi, cà rốt.
  2. Vitamin B9: Hỗ trợ điều trị và hồi phục tổn thương dây thần kinh. Có trong rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, chanh đậu, men, nấm, gan và thận bò, nước cam.
  3. Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Có trong cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây.
  4. Vitamin B12: Hỗ trợ hệ thần kinh, giảm triệu chứng co cứng cơ. Có trong gan động vật, ngao, cá ngừ, thịt gia cầm.
  5. Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe. Có trong các thực phẩm như sữa, cải xoăn, cá mòi, đậu phụ, phô mai, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, gạo lứt.

Thực phẩm nên kiêng khi đau thần kinh tọa:

  1. Thực phẩm mặn: Gây co cơ và làm tăng áp lực trên dây thần kinh.
  2. Thực phẩm nhiều đạm: Có thể tăng acid uric, gây viêm dây thần kinh tọa.
  3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây tăng cân và áp lực lên cột sống.
  4. Rượu bia: Cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm nghiêm trọng hóa triệu chứng viêm.

Lưu ý quan trọng khi bị đau thần kinh tọa:

  • Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và canxi.
  • Hạn chế thực phẩm có nguồn gốc không rõ.
  • Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ bắp và tăng sức khỏe chung.
  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thần kinh.
  • Thăm bác sĩ để chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và liệu pháp điều trị.

Các đối tượng bị đau thần kinh tọa

Bệnh đau dây thần kinh tọa xuất hiện ở bất kỳ ai, bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh nhiều nhất chính là:

  • Người cao tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng, ngồi nhiều.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, bị hẹp cuộc sống, hội chứng cơ hình lê.

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?

Đau thần kinh tọa có rất nhiều các biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ làm chân mất cảm giác, yếu chi thậm chí bại liệt vĩnh viễn. Tuy nhiên bệnh có chữa khỏi hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cụ thể như sau:

  • Tùy vào mức độ bệnh: Thông thường bao gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính. Người bệnh đi bệnh trong giai đoạn cấp tính sẽ đơn giản, dễ dàng hơn trong giai đoạn mãn tính.
  • Tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh mà hiệu quả điều trị cũng bị ảnh hưởng.
  • Do phương pháp điều trị không phù hợp với cơ địa từng người nên khả năng chữa khỏi sẽ rất thấp.

Đau thần kinh tọa là bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại các biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí là bại liệt. Vì thế, khi cơ thể có các dấu hiệu đau nhức xương khớp người bệnh cần nhanh chóng đến các trung tâm thăm khám. Đừng chần chừ trước khi bệnh tình của bạn trở nên tồi tệ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

VTV2, Báo Chí Nói Gì Về Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang?

Sau nhiều năm được ứng dụng điều trị, Thanh bì Dưỡng can thang của Trung...

Bài Thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đặc Trị Viêm Da Cơ Địa An Toàn, Hiệu Quả

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam được nghiên cứu bài bản bởi...

Thanh Bì Dưỡng Can Thang Có Tác Dụng Phụ Không? Hướng Dẫn Dùng Thuốc Hiệu Quả 

Thanh bì Dưỡng can thang với bảng thành phần 100% thuốc Nam đã được chứng...