Đau Thần Kinh Tọa Nên Ăn Gì

Chế độ ăn nên bổ sung cho người đau thần kinh tọa:

  1. Vitamin B6: Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Có trong ngũ cốc, thịt gà, thịt bò, gan, đậu xanh, chuối, đậu, cá hồi, cà rốt.
  2. Vitamin B9: Hỗ trợ điều trị và hồi phục tổn thương dây thần kinh. Có trong rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, chanh đậu, men, nấm, gan và thận bò, nước cam.
  3. Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Có trong cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây.
  4. Vitamin B12: Hỗ trợ hệ thần kinh, giảm triệu chứng co cứng cơ. Có trong gan động vật, ngao, cá ngừ, thịt gia cầm.
  5. Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe. Có trong các thực phẩm như sữa, cải xoăn, cá mòi, đậu phụ, phô mai, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, gạo lứt.

Thực phẩm nên kiêng khi đau thần kinh tọa:

  1. Thực phẩm mặn: Gây co cơ và làm tăng áp lực trên dây thần kinh.
  2. Thực phẩm nhiều đạm: Có thể tăng acid uric, gây viêm dây thần kinh tọa.
  3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây tăng cân và áp lực lên cột sống.
  4. Rượu bia: Cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm nghiêm trọng hóa triệu chứng viêm.

Lưu ý quan trọng khi bị đau thần kinh tọa:

  • Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và canxi.
  • Hạn chế thực phẩm có nguồn gốc không rõ.
  • Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ bắp và tăng sức khỏe chung.
  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thần kinh.
  • Thăm bác sĩ để chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và liệu pháp điều trị.

Đau thần kinh tọa là một tình trạng bệnh thường gặp ở những người làm các công việc nặng, cần bê vác nhiều hay phải ngồi lâu. Bên cạnh việc sử dụng thuốc và các phương pháp trị liệu khác, việc ăn uống hằng ngày cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp thúc đẩy quá trình khỏi bệnh. Vậy đau thần kinh tọa nên ăn gì, nên kiêng gì? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng Quan Bệnh Học Đau Thần Kinh Tọa

Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những thông tin tổng quan về bệnh lý này. Chính vì thế có rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá nặng.

Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Dây thần kinh tọa thực hiện chức năng chính là chi phối cảm giác, vận động, dinh dưỡng.

Bệnh đau thần kinh tạo thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng. Các đốt sống lưng được phân cách và đệm bởi cách đĩa tròn, mô liên kết. Một hoặc nhiều đĩa bị bòn mòn do chấn thương, lão hóa sẽ khiến vùng trung tâm đĩa đệm bị phồng ra ngoài. Cộng thêm vào đó xương cột sống sống hẹp chèn ép một phần thần kinh gây ra tình trạng sưng, viêm, tê ở chân.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp sau viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra những người lao động trong độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Đặc biệt hơn, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới và bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau thần kinh tọa là gì
Đau thần kinh tọa là gì

Theo các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, còn phải kể tới một “thủ phạm” gây bệnh khác như:

  • Tuổi tác: Ngoài 30 tuổi, xương khớp của con người bắt đầu thay đổi, các bệnh cột sống, gai cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Tăng cân đột ngột có thể gây ra một áp lực lớn lên cột sống, chèn ép các dây thần kinh.
  • Do đặc thù công việc: Các công việc đòi hỏi việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe đường dài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra bệnh. Những người ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Do chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc tai nạn xe, tai nạn lao động… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Do khối u cột sống:  Có khối u nằm ở trong, dọc tủy sống, dây thần kinh cũng có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.
  • Do bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, viêm đa khớp cũng làm kích thích sưng đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn theo đường đi của dây thần kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu đi từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân rồi ngón chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác sau đây:

  • Đau, nóng rát, cơ mỏi, bị tê cứng hoặc bị ngứa râm ran: Những biểu hiện này chủ yếu bị ở lưng, mông.
  • Các cơn đau từ mức độ nhẹ đến nặng khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ngồi lâu. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi đúng cách và nằm xuống thì các triệu chứng mới có thể thuyên giảm.
  • Nhiều người bị tê dại ngón chân hoặc đầu ngón chân bị ngứa râm ran như kiến bò.
  • Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
  • Nhiều người bị mất kiểm soát tiểu tiện do rễ thần kinh bị hư tổn, nhiệt độ cơ thể giảm, chi dưới mất cảm giác.

Với một số triệu chứng kể trên có thể cải thiện và khỏi dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa
Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa

Người bệnh đau thần kinh tọa nên ăn gì?

Dưới đây là danh sách những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên ăn, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.

Thực phẩm giàu Vitamin B6

Nhóm chất mà người bị đau thần kinh tọa nên bổ sung là Vitamin B6, đây là nhóm chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo, chất đạm và carbohydrate, giúp cơ thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Vitamin B6 sẽ giúp những người bệnh bị đau thần kinh tọa tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt, Vitamin B6 sẽ giúp khả năng dẫn truyền dây thần kinh hiệu quả, nhất là khi người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục nhóm dây thần kinh bị tổn thương. Khả năng sản sinh hồng cầu cũng sẽ được tăng cường, giảm các triệu chứng đau nhức xảy ra với người bệnh. Bạn có thể bổ sung Vitamin B6 qua những bữa ăn hằng ngày với những thực phẩm như: Ngũ cốc, thịt gà, thịt bò, gan, đậu xanh, chuối, đậu, cá hồi, cà rốt,....

Thực phẩm giàu Vitamin B9

Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa. Các chuyên gia đánh giá cao việc sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng vitamin B9 cao để giúp bệnh nhân ổn định tình trạng sức khỏe của dây thần kinh tọa.
Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục và chữa lành tổn thương của dây thần kinh tọa. Tham gia vào quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả. Việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin B9 vào chế độ dinh dưỡng thúc đẩy quá trình điều trị và giảm các triệu chứng đau thần kinh tọa.
Thực phẩm có nhiều Vitamin B9 tự nhiên bao gồm các loại rau như rau bina, bông cải xanh và rau diếp, đậu bắp, măng tây, trái cây như chuối, dưa, và chanh đậu, men, nấm, thịt như gan và thận bò, nước cam và nước ép cà chua.

Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C là một nhóm chất không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa. Thực phẩm giàu vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ xây dựng một hệ miễn dịch mạnh mẽ. Điều này giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở người bệnh đau dây thần kinh tọa.
Tương tự như vitamin nhóm B, vitamin C cũng góp phần tăng khả năng dẫn truyền thần kinh. Qua đó, người bệnh sẽ cảm nhận được tình trạng đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng, cải thiện chất lượng cuộc sống của những người đang phải đối mặt với bệnh đau thần kinh tọa. Việc bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn hàng ngày có thể hỗ trợ và làm tăng tính hiệu quả của quá trình điều trị.
Những thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C như: Cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây,....

Vitamin C là một nhóm chất không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa.
Vitamin C là một nhóm chất không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

Thực phẩm giàu Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ hệ thần kinh tổng thể và đặc biệt là hệ thần kinh tọa. Dưỡng chất này giúp khắc phục những tổn thương thần kinh, đồng thời hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh để duy trì sức khỏe mạnh mẽ.
Vitamin B12 không chỉ ngăn chặn triệu chứng co cứng cơ mà còn cải thiện khả năng truyền tín hiệu giữa thần kinh và cơ. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng đau thần kinh tọa. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin B12 qua chế độ ăn hoặc bổ sung có thể đóng góp tích cực vào quá trình điều trị và duy trì sức khỏe của hệ thần kinh. Những thực phẩm có chứa Vitamin B12 là gan động vật, ngao, cá ngừ, thịt gia cầm,....

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là một dưỡng chất quan trọng đối với những bệnh nhân đang gặp vấn đề về xương khớp. Việc bổ sung canxi đầy đủ sẽ giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt hơn. Giúp ngăn chặn các vấn đề liên quan đến cơ xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa.
Việc thiếu hụt canxi trong thời gian dài có thể tạo ra nguy cơ cao về nhiều bệnh lý xương khớp mãn tính như đau nhức xương khớp và thoái hóa khớp. Để bảo vệ sức khỏe xương khớp, việc duy trì lượng canxi đủ qua chế độ ăn hoặc bổ sung là không thể phủ nhận, giúp ngăn ngừa và quản lý một cách hiệu quả các vấn đề về xương khớp.

Canxi là một dưỡng chất quan trọng với người bệnh gặp vấn đề về xương khớp
Canxi là một dưỡng chất quan trọng với người bệnh gặp vấn đề về xương khớp

Đau dây thần kinh tọa nên kiêng gì?

Đối với tình trạng đau dây thần kinh tọa, người bệnh cần kiêng một vài thực phẩm sau:

  • Thực phẩm mặn: Nếu ăn quá mặn có thể gây co cơ, xương giòn hơn và khiến cơn đau trở nên trầm trọng. Ngoài ra, muối có thể khiến cơ thể tích nước, tăng cân, gây áp lực lên dây thần kinh viêm.
  • Đồ ăn nhiều đạm: Thịt bò, dê, hải sản là thực phẩm có lượng đạm, Acid uric cao, cần kiêng khi bị đau thần kinh tọa. Acid uric khi tích tụ quá nhiều sẽ hình thành tinh thể muối urat tại màng hoạt dịch của khớp, chèn lên các dây thần kinh.
  • Đồ nhiều dầu mỡ: Khi ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo, calo sẽ khiến người bệnh tăng cân, tạo sức ép lên cột sống, gây viêm dây thần kinh tọa. Ngoài ra, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,...
  • Rượu bia: Đây là những thức uống sẽ làm cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, khiến các triệu chứng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Lưu ý quan trọng khi bị đau thần kinh tọa

Dưới đây là một số điều cần lưu ý để giúp quản lý và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh nhân:

Về ăn uống

  • Đảm bảo ăn đủ các nhóm chất gồm chất béo, chất đạm, vitamin, tinh bột.
  • Nạp những khoáng chất và canxi ở mức độ vừa phải, không nên lạm dụng có thể tăng nguy cơ hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận, ảnh hưởng tới nồng độ oxy trong máu.
  • Chọn lựa các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Thay vì chiên xào, hãy chuyển quá cách chế biến đơn giản hơn là luộc và hấp.
  • Lựa chọn các thực phẩm tốt cho xương khớp trong các bữa cơm hằng ngày.
  • Việc ăn uống cần được kết hợp với các phương pháp trị liệu để được hỗ trợ giãn cơ và đem lại hiệu quả cao nhất.

Về sinh hoạt hằng ngày

  • Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp giảm căng thẳng cơ bắp và tăng cường sức khỏe chung của cơ thể.
  • Hãy đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thần kinh.
  • Tránh tăng cân quá đà, duy trì cân nặng ổn định, có thể giảm áp lực lên dây thần kinh và giúp giảm các triệu chứng đau.
  • Hạn chế làm các việc quá nặng, không nên ngồi một tư thế quá lâu, tránh ảnh hưởng tới vùng thắt lưng.
  • Hãy thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và các liệu pháp điều trị khác giúp kiểm soát và giảm nhẹ đau thần kinh tọa.

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức khỏe
Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, giúp tăng cường sức khỏe

Chữa đau thần kinh tọa bằng mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu. Phương pháp này tiết kiệm chi phí và đơn giản, nhưng không phù hợp cho người bệnh nặng và hiệu quả có thể chậm. Dưới đây là một số mẹo dân gian và phương pháp chữa đau thần kinh tọa:

Chườm lạnh:

  • Áp dụng đá lạnh vào vùng đau nhức trong khoảng 20 phút.
  • Tránh chườm quá lâu để tránh kích ứng da.

Sâm ngọc linh:

  • Dùng sâm ngọc linh chứa saponin có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
  • Chuẩn bị sâm ngọc linh, rửa sạch, thái lát, ngâm trong mật ong.
  • Ngậm 1 lát sâm ngọc linh trong miệng và nhai mỗi ngày.

Tỏi và sữa tươi:

  • Trộn tỏi nát với sữa tươi, uống vào buổi sáng.
  • Có thể đun sôi hỗn hợp để giảm mùi tỏi.

Thuốc Tây y:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, opioids, giãn cơ, chống co giật, hoặc tiêm corticosteroid dưới sự giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, có cách chữa bằng thuốc Nam như sử dụng:

  • Đinh lăng: Sắc rễ đinh lăng vào mật ong và ngậm mỗi ngày.
  • Ngải cứu: Sắc lá ngải cứu và chườm trực tiếp lên vùng đau.
  • Cỏ xước: Sắc cây cỏ xước và uống hỗn hợp.

Đối với thuốc Đông y, có các bài thuốc như:

  • Thể phong hàn: Sắc các vị độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, ngưu tất, đan sâm, trần bì, quế chi, tế tân, chỉ xác.
  • Thể huyết ứ: Sắc ích mẫu, đan sâm, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, hương phụ, tang chi, trần bì, tần giao, khởi tử, thổ phục linh, đỗ trọng.
  • Thể phong thấp: Sắc cẩu tích, chích cam thảo, bạch thược, đương quy, thục địa, quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, xuyên khung, phòng phong, nam tục đoạn, trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, kinh giới.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Bài viết này giới thiệu về 12 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng uống. Các loại thuốc này thường được kết hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc:

  1. Paracetamol:
    • Liều lượng: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
    • Cách dùng: Uống sau ăn.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
  2. NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy gan, suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc khác.
  3. Piroxicam:
    • Liều lượng: 20mg/ngày.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
  4. Meloxicam:
    • Liều lượng: 15mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm xương khớp, điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.
  5. Celecoxib:
    • Liều lượng: 200mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
  6. Etoricoxib:
    • Liều lượng: 60mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị bệnh xương khớp, giảm đau gút cấp, xử lý cơn đau sau phẫu thuật.
  7. Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ mang thai.
  8. Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
  9. Thuốc chống đau thần kinh dạng bôi (Methyl Salicylate, Trolamine Salicylate, Capsaicin):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh những tác động tiêu cực cũng quan trọng để hỗ trợ điều trị.


Bài viết trên đây đã trả lời được cho câu hỏi đau thần kinh tọa nên ăn gì, nên kiêng những thực phẩm nào cũng như lưu ý điều gì. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...