Dị Ứng Cơ Địa Ở Trẻ Em

Dị ứng cơ địa ở trẻ em là một trong những dạng dị ứng phổ biến xảy ra do sự phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Đối với trẻ em bị dị ứng cơ địa sẽ có rất nhiều dạng, biểu hiện dưới nhiều triệu chứng ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Dị ứng cơ địa ở trẻ em là gì?

Dị ứng cơ địa ở trẻ em là tình trạng xảy ra khi cơ quan bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh nhờ hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức khi gặp phải các tác nhân như thức ăn, không khí ô nhiễm, hít phải dị vật, bị côn trùng cắn, chích… sẽ làm phát sinh các triệu chứng dị ứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, thực chất dị ứng cơ địa thực chất không phải là bệnh mà chỉ là một dạng phản ứng của hệ thống miễn dịch ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm mà thôi. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các triệu chứng dị ứng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau, từ đó gây các bệnh trạng hoặc các vấn đề sau đây:

  • Hen suyễn: Tình trạng này xảy ra do một dạng phản ứng dị ứng gây ra khiến các đường khí co thắt và sưng lên, thu hẹp các đường thở đưa không khí vào trong phổi.
  • Sốt cỏ khô: Đây là phản ứng dị ứng qua đường mũi với các triệu chứng như ngứa mũi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi… kèm theo vài triệu chứng về mắt như chảy nước mắt, ngứa hay đỏ. Dạng dị ứng này thường xảy ra vào một vài thời điểm nhất định trong năm, thậm chí quanh năm.
Dị ứng cơ địa ở trẻ em
Trẻ bị dị ứng cơ địa xảy ra dưới nhiều dạng với các triệu chứng và biểu hiện khác nhau
  • Dị ứng thực phẩm: Đây là dạng dị ứng xảy ra khi cơ thể dung nạp một số loại thực phẩm. Triệu chứng của bệnh thường khá đa dạng từ đau bụng, tiêu chảy cho đến phát ban, ngứa ngáy.
  • Nổi mề đay: Với triệu chứng đặc trưng nổi phát ban, sưng ngứa do các tác nhân dị ứng như virus, vi khuẩn, thức ăn hoặc một số tác nhân khác. nổi mề đay thường được phân chia thành 2 dạng gồm cấp và mạn tính. Ngoài ra, còn có một số dạng khác như phù mạch, mề đay vật lý, viêm mạch mề đay hoặc mề đay tiếp xúc…
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc là tình trạng bùng phát các triệu chứng dị ứng khi tiếp xúc với một số tác nhân như hóa chất độc hại, mỹ phẩm, đồ trang sức chứa kim loại gây kích da, nhựa độc từ thực vật…
  • Sốc phản vệ: Dạng dị ứng này cực kỳ nguy hiểm nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Bệnh chàm da: Hay còn được gọi là bệnh viêm da dị ứng. Bệnh có tính chất mạn tính, liên quan đến yếu tố cơ địa và kéo dài dai dẳng.
  • Dị ứng thuốc: Đây là một dạng dị ứng của cơ thể với các triệu chứng nghiêm trọng khi sử dụng một số loại thuốc kê đơn/ không kê đơn hoặc vắc – xin.
  • Dị ứng do côn trùng cắn: Bị ong, kiến lửa, kiến ba khoang cắn/ đốt… có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng nghiêm trọng. Phải được xử lý và điều trị đúng cách để tránh lây lan vết thương, khó chữa trị hơn.

Nguyên nhân dị ứng cơ địa ở trẻ em

Khi trẻ bị dị ứng cơ địa thường rất khó để xác định chính xác nguyên nhân vì sao bệnh bùng phát. Bởi có những tác nhân hết sức bình thường nhưng vì có liên quan đến cơ địa mẫn cảm, hệ miễn dịch suy yếu hay yếu tố di truyền nên khởi phát bất kỳ lúc nào không có dấu hiệu báo trước.

Theo các chuyên gia, trẻ bị dị ứng cơ địa chủ yếu do một số tác nhân dị nguyên xâm nhập vào cơ thể thông qua nhiều đường khác nhau như tiêm chích, ăn uống, hít thở hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da. Điển hình như một số tác nhân dị ứng sau:

Dị ứng cơ địa ở trẻ em
Hít phải phấn hoa hay bụi bặm trong không khí là một trong những tác nhân gây dị ứng hàng đầu
  • Phấn hoa bay trong không khí từ các loại cây, hoa cảnh, cỏ dại mọc trong vườn hay xung quanh nhà.
  • Mối mọt, ẩm mốc gây ra các hạt mốc meo li ti lẫn trong không khí ở cả trong nhà và ngoài trời.
  • Lông hoặc vảy của các loại động vật như chó mèo, thỏ, ngựa…
  • Một số loại thức ăn dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng…
  • Trẻ bị côn trùng cắn và dính nọc độc thông qua các vết chích, đốt.

Triệu chứng dị ứng cơ địa ở trẻ em

Những triệu chứng dị ứng cơ địa khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng thường dễ nhầm lẫn vói triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt là ở trẻ em chưa đủ kiến thức để phân biệt và thông báo cho cha mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải là người quan sát những biểu hiện bệnh của con để đánh giá và chẩn đoán bệnh chính xác, đưa ra cách xử lý, điều trị phù hợp, hiệu quả.

Để phân biệt đâu là dị ứng cơ địa và đâu là cảm lạnh chủ yếu dựa vào các biểu hiện sau:

Triệu chứng dị ứng cơ địa:

  • Chảy nước mắt liên tục, ngứa và đỏ mắt.
  • Ngứa mũi, nghẹt mũi và chảy nước mũi loãng và trong.
  • Thường xuyen hắt hơi liên tục do ngứa mũi.
  • Ngứa ngáy da, phát ban, nổi mẩn đỏ… liên tục trong vòng nhiều tháng, nhiều tuần.
  • Dị ứng cơ địa thường không gây sốt.
  • Các triệu chứng thường bùng phát theo mùa, tùy theo dạng dị ứng mà trẻ mắc phải. Chẳng hạn như có trẻ bị dị ứng vào mùa đông do không khí lạnh, hanh khô, nhưng cũng có trẻ dị ứng vào mùa xuân khi hoa nở, phấn hoa nhiều trong không khí.
  • Trẻ bị dị ứng cơ địa chỉ gây ra các triệu chứng hơi khó chịu nhưng không khiến trẻ có cảm giác đau ốm, mệt mỏi.
Dị ứng cơ địa ở trẻ em
Các triệu chứng dị ứng cơ địa ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường

Triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm

  • Đặc trưng với triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi kéo dài.
  • Nước mũi chảy nhiều có màu đục, đặc và kéo dài từ 3 – 10 ngày.
  • Có trẻ kèm theo triệu chứng sốt và hắt hơi.
  • Cảm sốt khiến trẻ mệt mỏi, bơ phờ, không có sức sống, chán ăn, sụt cân, mất ngủ… anh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Cách phòng ngừa dị ứng cơ địa ở trẻ em

Trẻ bị dị ứng cơ địa thường không quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng thường diễn tiến phức tạp dưới nhiều hình thức gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con. Vì vậy, sau khi đã kiểm soát tốt các triệu chứng dị ứng tại chỗ và toàn thân, bố mẹ cần chú ý hơn trong việc chăm sóc phòng ngừa tái phát bằng các cách sau:

  • Vào những thời điểm trẻ dễ bị dị ứng, hãy chủ động nhắc nhở hoặc giữ trẻ trong nhà, đóng kín cửa sổ, nhất là vào những ngày trời có gió lớn, độ ẩm thấp, hanh khô để tránh bụi bặm, phấn hoa lẫn trong không khí bay vào nhà.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, hút bụi thường xuyên để tránh mối mọt, nấm mốc…
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da được sản xuất dành riêng cho trẻ, chứa các thành phần dịu nhẹ và làm sạch sâu, không gây kích ứng.
  • Tránh nuôi thú cưng hoặc các loại cây nở hoa trong nhà.
  • Tuyệt đối không nên hút thuốc lá trước mặt hoặc ở gần trẻ.
  • Nếu đã xác định được những tác nhân khiến trẻ bị dị ứng, hãy loại bỏ hoặc giữ chúng tránh xa trẻ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc làm giảm triệu chứng dị ứng cơ địa phù hợp và an toàn cho trẻ để sử dụng ngay khi có triệu chứng.
  • Định kỳ cho trẻ thực hiện các xét nghiệm tầm soát dị ứng nhằm phát hiện sớm và chủ động phòng tránh hiệu quả.

Dị ứng cơ địa ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được xử lý điều trị kịp thời và theo dõi sát sao để tránh những hậu quả rủi ro ngoài ý muốn. Ngay khi thấy những dấu hiệu như vừa kể trên bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương án điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà để tránh gây ra tác dụng phụ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc (Tradimec) Trao Tặng Bằng Khen Cho Lương Y Đỗ Minh Tuấn “Đạt Thành Tích Xuất Sắc Nghiên Cứu Phát Triển Các Đề Tài Thuốc Nam Giai Đoạn 2020 – 2024” 

Vừa qua, ngày 21/12/2024, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân tộc (Tradimec) đã trao tặng...
Chuyên gia Đỗ Minh Đường

Điểm Sáng Ghi Dấu Giúp Đỗ Minh Đường Đứng Vững Trong Suốt 155 Năm Qua

Trải qua 155 năm thăng trầm, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vững vàng vượt...
viện y dược cổ truyền dân tộc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc: Tổng Kết Hoạt Động 2024, Định Hướng Phát Triển Năm 2025

Tháng cuối năm, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện tổng kết...