Trẻ Sơ Sinh Bị Dị Ứng Thời Tiết: Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có thể gây nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho, tiêu chảy, sốt nhẹ,… Để kiểm soát tình trạng này, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc phù hợp.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết và thông tin cần biết

Dị ứng thời tiết là một trong những tình trạng phổ biến, xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát ở người có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng, dễ bị ứng và có hệ miễn dịch kém.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết: Cách xử lý và phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có thể gây nổi sẩn đỏ, ngứa ngáy đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như sổ mũi, chảy nước mũi

Số liệu thống kê cho thấy, đa số các trường hợp dị ứng thời tiết là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Do đó, tổn thương da và một số triệu chứng do dị ứng thời tiết gây ra ở trẻ sơ sinh có mức độ nặng và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với các đối tượng khác.

Tình trạng dị ứng thời tiết thường xảy ra khi thời tiết khô lạnh, nóng ẩm hoặc vào thời điểm chuyển mùa (độ ẩm và nhiệt độ thay đổi đột ngột).

1. Biểu hiện nhận biết

Ở trẻ sơ sinh, các biểu hiện dị ứng thời tiết thường gây tổn thương da cùng một số triệu chứng toàn thân. Nguyên do là hệ miễn dịch, sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng dị ứng có xu hướng bùng phát đột ngột, lan rộng nhanh chóng.

Một số biểu hiện nhận biết tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh:

  • Vùng da bị dị ứng có cảm giác bị châm chích, ửng đỏ, kế đến sẽ xuất hiện những sẩn ngứa mọc khu trú hoặc lan rộng.
  • Tổn thương da do dị ứng thời tiết gây ra có thể gây viêm nhẹ, vùng da xung quanh bị đỏ và nóng rát
  • Những nốt sẩn đỏ trên da thường gây ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội và có thể tăng lên khi cào gãi, ma sát, chà xát,…
  • Vùng da bị dị ứng thời tiết thường xảy ra ở ngực, tay, chân, mặt và có thể lan rộng sang những khu vực da xung quanh, thậm chí lây lan toàn thân
  • Bé bị dị ứng thời tiết có thể bị sốt nhẹ quá mức của mao mạch trên da
  • Đi kèm với một số biểu hiện toàn thân như ho, đau họng, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi,…
  • Một số bé sơ sinh có thể bị mệt mỏi, tiêu chảy, quấy khóc, bỏ ăn,…

Đối với những trẻ mắc những bệnh lý cơ địa, các triệu chứng dị ứng thời tiết có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, cơn hen cấp và viêm kết mạc dị ứng.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết là do thể trạng và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Do đó, bé có xu hướng nhạy cảm hơn trước sự thay đổi của thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh nắng,…).

Nguyên nhân
Dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng

Trước sự thay đổi đột ngột này khiến cơ thể trẻ không thể thích nghi nhanh chóng, lúc này hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng nguyên IgE để đối kháng với các yếu tố kích thích. Tuy nhiên, khi nồng độ IgE trong huyết thanh tăng cao sẽ thúc đẩy tế bào mast phóng thích histamine và niêm mạc hô hấp và da, từ đó khởi phát các triệu chứng lâm sàng.

Bên cạnh những yếu tố do hệ miễn dịch và cơ địa, tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh còn có thể bị kích thích với các yếu tố thuận lợi sau:

  • Bé tiếp xúc với nấm mốc, phấn hoa, vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí
  • Nhiệt độ thay đổi đột ngột
  • Độ ẩm thấp khiến da bé khô ráp, bong tróc và trở nên nhạy cảm hơn
  • Độ ẩm tăng cao, nhiệt độ nóng sẽ khiến da tiết nhiều mồ hôi, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh trưởng trên bề mặt da và bùng phát triệu chứng dị ứng.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có sao không?

Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng phổ biến, có thể khởi phát ở cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và người trưởng thành. Bệnh lý không chỉ gây tổn thương da và còn đi kèm với một số biểu hiện toàn thân. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ khởi phát ở mức độ nhẹ và gần như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, ở những bé có làn da nhạy cảm, mắc những bệnh lý cơ địa, các triệu ứng thời tiết có thể bùng phát bệnh lý thứ phát như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa,… Bên cạnh đó, tổn thương do dị ứng thời tiết gây ra còn khiến bé ngứa ngáy dữ dội, bứt rứt, khó chịu và quấy khóc thường xuyên.

Thực tế cho thấy, những trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết thường bú kém, chậm tăng cân hơn so với trẻ khỏe mạnh. Ngoài ra, tình trạng này tái phát thường xuyên còn làm tăng mức độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, từ đó tạo điều kiện phát triển những bệnh lý về cơ địa.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có sao không?
Ở những bé có làn da nhạy cảm, mắc những bệnh lý cơ địa, các triệu ứng thời tiết có thể bùng phát bệnh lý thứ phát như hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng

Tuy nhiên, trường hợp bé được điều trị và áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tốt. Những triệu chứng của bệnh lý sẽ được kiểm soát tốt, ngăn ngừa nguy cơ tái phát lâu dài. Ở những trẻ này, tình trạng dị ứng thời tiết có xu hướng thuyên giảm hẳn khi trưởng thành.

Cách xử lý trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết nhanh chóng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết cần thận trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa tái phát. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và các biểu hiện đi kèm, sẽ áp dụng các biện pháp chăm sóc và xử lý phù hợp.

Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và kiểm soát tại nhà để cải thiện tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng diễn tiến nặng nề, đi kèm cơn hen, bạn cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh phát sinh rủi ro.

1. Áp dụng biện pháp điều trị tại nhà

Trường hợp bé sơ sinh bị dị ứng thời tiết ở mức độ nhẹ, tổn thương da chỉ khu trú và đi kèm một số biểu hiện toàn thân ở mức độ nhẹ như chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho,… Ba mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để kiểm soát.

Áp dụng biện pháp điều trị tại nhà
Cho trẻ tắm với nước mát, súc miệng và vệ sinh mũi thường xuyên để giúp làm dịu da, loại bỏ dị nguyên

Dưới đây là một số cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh tại nhà:

  • Cho trẻ tắm với nước mát, súc miệng và vệ sinh mũi thường xuyên để giúp làm dịu da, loại bỏ dị nguyên và cải thiện các triệu chứng đường hô hấp.
  • Trường hợp bé sơ sinh bị dị ứng thời tiết nắng nóng, bạn nên cho bé tắm mỗi ngày 2 lần nhằm làm sạch da, hạ thân nhiệt và giảm mồ hôi hiệu quả. Bên cạnh đó, cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt để giảm kích ứng và ma sát lên da.
  • Nếu bé bị dị ứng thời tiết lạnh, bạn cần giữ ấm cho trẻ, đồng thời hạn chế để trẻ di chuyển, vui chơi ngoài trời.
  • Khi thời tiết có nhiều gió, ba mẹ cần đóng các cửa sổ để tránh tình trạng bé tiếp xúc với dị nguyên.
  • Cho bé nghỉ ngơi, bú mẹ đều và uống nhiều nước. Mẹ trong thời gian cho con bú cần bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào để giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng cho trẻ.
  • Cắt gọn móng tay, móng chân và mang bao tay cho bé để tránh tình trạng bé cào gãi, ma sát gây tổn thương da và phát sinh các tổn thương thứ phát.

2. Thăm khám và sử dụng thuốc điều trị

Không giống với người trưởng thành, trẻ sơ sinh có cơ địa khá nhạy cảm và rất dễ mẫn cảm với những loại thuốc điều trị. Do đó, ba mẹ tránh tự ý cho trẻ sử dụng thuốc. Khi nhận thấy các biểu hiện dị ứng thời tiết triển nặng nề, xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Thăm khám và sử dụng thuốc điều trị
Để cải thiện triệu chứng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm làm dịu da, cải thiện cơn ngứa và đỏ rát như A-derma, Vaseline

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh:

  • Thuốc mỡ nhẹ: Các loại thuốc mỡ nhẹ hay Lanolin thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết. Nhóm thuốc này phù hợp với tổn thương da do dị ứng gây ra chỉ khu trú, thoa đều lên vùng da bị nổi sẩn, ngứa ngáy khoảng 1 – 2 lần/ ngày.
  • Kem dưỡng ẩm/ chất làm mềm da: Tình trạng dị ứng thời tiết thường khiến da trẻ bị khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định các sản phẩm làm dịu da, cải thiện cơn ngứa và đỏ rát như A-derma, Vaseline, Eucerin, Cerave, Cetaphil,…
  • Các loại thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc điều trị tại chỗ này chỉ được chỉ định khi những loại thuốc bôi trên không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc chứa corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết và dùng trong thời gian ngắn.
  • Thuốc kháng histamine H1: Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết gây ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giấc ngủ. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng histamin H1 để cải thiện. Histamine được xem là yếu tố trung gian kích thích các triệu chứng lâm sàng bùng phát. Việc sử dụng nhóm thuốc này sẽ giúp kiểm soát tình trạng dị ứng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương da lan rộng.
  • Thuốc Epinephrine: Thuốc chỉ được chỉ định với những trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng và có dấu hiệu sốc phản vệ. Epinephrine thường được dùng ở dạng tiêm hoặc dạng hít còn làm giảm cơn hen cấp tính do dị ứng gây ra.

Đối với trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết, ba mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như tần suất sử dụng thuốc để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh

Thời tiết được xem là yếu tố khách quan và không thể tác động. Trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng với yếu tố này có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sự phát triển toàn diện của bé.

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh
Trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tinh bột, probiotic,… để tăng cường sức đề kháng cho bé

Do đó, phụ huynh cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dị ứng thời tiết ở trẻ sơ sinh tái phát. Cụ thể:

  • Trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tinh bột, probiotic,… để tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho bé.
  • Khi thời tiết thay đổi đột ngột, ba mẹ cần chủ động giữ ấm cho bé, hạn chế cho bé hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó, bạn có thể cho bé uống nước ấm thường xuyên giúp hạn chế các triệu chứng đường hô hấp.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, giặt giũ quần áo, gối mềm để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn, phấn hoa,…
  • Tránh để bé tiếp xúc với những yếu tố kích thích như phấn hoa, côn trùng, nấm mốc, nhựa thực vật,…

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết có thể được kiểm soát và phòng ngừa hoàn toàn. Với trường hợp chủ quan, bệnh lý có thể tái phát nhiều lần cũng như tăng nguy cơ mắc những bệnh lý cơ địa như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng,… Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...
Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang - Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Giải Mã Bí Dược “Dựng Lên” Hoàn Thiện Mãnh Lực Phục Dương Khang – Hạ Gục Rối Loạn Cương Dương

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Thuốc Dân Tộc kết hợp...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Rối Loạn Cương Dương, Phục Hồi Sinh Lý

Rối loạn cương dương là tình trạng khó cương cứng, dễ mềm, xìu khiến cuộc...