Giãn Phế Quản

Giãn phế quản là bệnh lý về đường hô hấp có mức độ nguy hiểm cao. Mặc dù giai đoạn đầu bệnh chưa gây ra nhiều triệu chứng, tuy nhiên nếu không sớm điều trị có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là tình trạng tổn thương vĩnh viễn các ống phế quản ở bên trong phổi. Lúc này, các đường dẫn khí bị tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, chất nhầy ứ đọng lại bên trong. Thời gian lâu dần chúng sẽ tấn công, lan rộng khắp hệ thống phòng thủ của phổi, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng hay tắc nghẽn cơ quan này.

Bệnh giãn phế quản là gì?
Bệnh giãn phế quản là gì?

Bệnh xuất hiện do các thành của đường thở hay còn gọi là phế quản dày lên bất thường. Nguyên nhân có thể do viêm mãn tính, nhiễm trùng hoặc do sự tích tụ dịch nhầy. Giãn phế quản không thể chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp can thiệp chỉ có hiệu quả giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Giãn phế quản khá phổ biến ở người trên 75 tuổi. Tuy nhiên hiện nay các triệu chứng của bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và thanh thiếu niên. Thận trọng với các đợt bùng phát, bởi nếu không kịp thời điều trị có thể gây thiếu oxy cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân giãn phế quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn phế quản. Trong đó có thể kể đến các yếu tố như sau:

  • Nhiễm trùng phổi gây giãn phế quản, đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra do sự xâm nhập của các loại virus hoặc các vấn đề viêm nhiễm do tụ cầu khuẩn, vi khuẩn lao,…
  • Người bệnh hít phải vật lạ gây tắc nghẽn đường thở hoặc ăn phải thực phẩm dị ứng.
  • Suy giảm miễn dịch dịch thể, cụ thể là nồng độ protein chống nhiễm trùng có trong máu tụt giảm.
  • Ảnh hưởng bởi các bệnh lý về viêm nhiễm đường ruột như bệnh crohn, viêm loét đại tràng hoặc các bệnh về xương khớp, sjogren,…
  • Do di truyền, mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhiễm HIV khiến hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng,… có thể dẫn gây giãn phế quản.

Xét về độ phổ biến, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, hiện nay giãn phế quản có xu hướng ngày càng gia tăng, nguy cơ xảy ra ở bất cứ ai, đa dạng lứa tuổi.

Triệu chứng giãn phế quản

Tùy vào mức độ giãn phế quản của mỗi người bệnh mà các triệu chứng nặng hay nhẹ không giống nhau. Theo đó, thống kê cho thấy một số người chỉ xuất hiện vài triệu chứng nhẹ và không thường xuyên xảy ra. Trong khi đó lại có nhiều người gặp phải các triệu chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Triệu chứng nhận biết giãn phế quản
Giãn phế quản gây ho thường xuyên, ho ra dịch nhầy, máu, kèm theo tức ngực, khó thở,…

Dưới đây là các triệu chứng giãn phế quản thường gặp, bạn đọc nên tìm hiểu và theo dõi các dấu hiệu mình đang gặp phải:

  • Ho ra chất nhầy hoặc máu: Người bệnh giãn phế quản thường gặp phải các cơn ho dai dẳng, kéo dài. Ngoài ra, khi ho còn khạc ra lượng chất nhầy lớn, không màu hoặc màu vàng nhạt, vàng xanh. Một số trường hợp ho lâu ngày, ho nặng đôi khi còn thấy ho ra máu.
  • Đau tức ngực, khó thở: Người bệnh gắng sức thở nhiều khiến cho ngực bắt đầu có cảm giác đau tức khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn nhận thấy các biểu hiện khác kèm theo như hụt hơi, khó thở,… đặc biệt xảy ra vào ban đêm.
  • Thở khò khè: Giãn phế quản khiến người bệnh bị thở khò khè trong lòng ngực, nghe như tiếng huýt sáo khi thở. Âm thanh xuất hiện bất thường bên trong phổi.
  • Dày da móng tay, biến dạng móng tay: Ngoài những triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp, người bệnh còn nhận thấy các dấu hiệu bất thường khác trên cơ thể. Cụ thể là tình trạng móng tay trở nên dày da hoặc biến dạng bất thường. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng giãn phế quản bạn nên lưu ý.
  • Cân nặng sụt giảm: Trẻ bị giãn phế quản có cân nặng không tăng, hoặc bị sụt giảm bất thường. Người lớn bị giãn phế quản ăn không ngon, ngủ không yên giấc kéo dài dẫn đến giảm cân đột ngột.

Trên đây là những triệu chứng điển hình của người bệnh giãn phế quản. Nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện. Đặc biệt trong trường hợp bị ho kéo dài, ho ra máu, đau tức ngực dữ dội, khó thở, da và môi tím tái, sốt cao tren 38 độ C,…

Giãn phế quản có nguy hiểm không?

Không khí khi đi từ bên ngoài vào cơ thể sẽ di chuyển theo đường dẫn khí còn gọi là phế quản để vào phổi. Tình trạng giãn phế quản lúc này làm khả năng đào thải dịch tiết, chất nhầy bị cản trở, chúng ứ đọng tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển. Điều này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp.

Các tổn thương tại phổi do giãn phế quản gây ra sẽ không thể phục hồi. Trường hợp bệnh nặng không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Ho ra máu

Ho ra máu lượng lớn không phải là biến chứng phổ biến, tuy nhiên bạn nên thận trọng bởi đây là tình trạng nguy hiểm. Theo đó, tổn thương đường thở có thể làm ảnh hưởng đến một vài mạch máu, chúng trở nên mỏng hơn. Khi máu cung cấp tới phổi có thể gây ra hiện tượng vỡ mạch, làm xuất huyết từ phổi.

Giãn phế quản có nguy hiểm không?
Người bệnh có thể gặp phải biến chứng ho ra máu ồ ạt

Nhận biết thông qua các dấu hiệu như ho ra 100ml trong 24 tiếng, khó thở, choáng váng, chóng mặt, da dẻ xanh xao,… Trường hợp ho ra máu ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu khẩn cấp.

Lúc này các bác sĩ có thể đặt ống thông giúp bệnh nhân thở trở lại kết hợp với thủ thuật thuyên tắc động mạch phế quản để cầm máu cho người bệnh.

Suy hô hấp

Giãn phế quản có thể gây suy hô hấp (thiếu oxy từ phổi vào máu). Biến chứng xuất hiện do phổi không thể loại bỏ được khí thải cần thiết là carbon dioxide ra khỏi máu như bình thường. Lúc này người bệnh sẽ bị khó thở nặng, thở nhanh và có cảm giác không đủ không khí để hít.

Trường hợp suy hô hấp nặng, người bệnh kèm theo các dấu hiệu như xanh xao, mệt mỏi, dễ buồn ngủ,… Để tránh tình trạng suy hô hấp, bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp oxy hoặc thở bằng máu áp lực dương liên tục cho người bệnh.

Xẹp phổi

Giãn phế quản không được điều trị khiến dịch nhầy bắt đầu trở nên cô đặc lại, gây tắc nghẽn đường thở khiến cho một phần phổi có nguy cơ bị xẹp. Biến chứng xẹp phổi là hiện tượng một hoặc nhiều vùng tại phổi bị xẹp xuống, không thể phồng lên khi thở như bình thường.

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, khiến người bệnh khó thở, thay đổi nhịp tim, làm da dẻ tái xanh,… Hiện nay để kiểm soát tình trạng này, bác sĩ có thể dùng máy thở, dùng thuốc, phẫu thuật hoặc hướng dẫn người bệnh tập thở,…

Suy tim

Ngoài các tình trạng trên, trường hợp người bệnh không kiểm soát bệnh giãn phế quản lâu dần có thể gây biến chứng suy tim. Nguyên nhân là do các tổn thương tại đường hô hấp làm lượng oxy trong máu tụt giảm, cơ thể không được đáp ứng đủ nhu cầu dẫn đến hiện tượng suy tim.

Giãn phế quản có nguy hiểm không?
Bệnh kéo dài gây suy tim nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh

Các dấu hiệu cảnh báo như khó thở, mệt mỏi, mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân, bụng hoặc các tĩnh mạch tại cổ bị sưng bất thường. Nếu không kịp thời cấp cứu, suy tim có thể gây khó thở nặng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Chăm sóc và phòng ngừa giãn phế quản

Như đã đề cập, bệnh giãn phế quản khó phục hồi hoàn toàn các tổn thương bên trong, người bệnh có thể phải sống chung với bệnh đến cuối đời. Do đó, việc chủ động phòng tránh được khuyến khích thực hiện. Bạn đọc lưu ý một số vấn đề như:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng các bệnh lý như sởi, bệnh ho gà, cúm, viêm phổi,…
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tránh khói thuốc lá, khí độc công nghiệp,…
  • Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu nhiễm trùng phổi nên điều trị ngay để giảm rủi ro gặp phải các biến chứng không mong muốn.
  • Rửa tay, khử khuẩn để giảm nguy cơ vi khuẩn, virus xâm nhập đường hô hấp.
  • Uống đủ nước, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường đề kháng.
  • Tập thể dục, vận động giúp nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, phòng chóng bệnh tật.

Trên đây là thông tin về chứng giãn phế quản. Bệnh có mức độ nguy hiểm cao, tổn thương khó phục hồi. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị để ngăn ngừa các biến chứng, bảo vệ an toàn sức khỏe và tình mạng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Triglyceride cao: Tiềm ẩn nguy cơ Viêm tụy cấp, Đột quỵ [Gợi ý giải pháp đặc hiệu từ thảo dược quý hiếm]

Triglyceride là một trong 4 chỉ số xét nghiệm mỡ máu quan trọng để đánh...
Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...