Cách Chữa Viêm Phế Quản

Chữa viêm phế quản bằng mẹo dân gian có thể hiệu quả và đơn giản. Một số phương pháp như xông hơi bằng tinh dầu, sử dụng gừng, kết hợp mật ong và chanh, hoặc hành tây đều được đề xuất.

Xông hơi bằng tinh dầu:

  • Chọn các loại tinh dầu như bạch đàn, bạc hà, khuynh diệp.
  • Thêm vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi.
  • Hơi nước trực tiếp vào mũi, họng với khăn che đầu.
  • Giữ khoảng cách an toàn và hít hơi nhẹ nhàng.

Sử dụng gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng, thái hoặc đập nhỏ.
  • Đun với nước nóng, thêm mật ong.
  • Uống trà gừng 3-4 lần mỗi ngày.

Kết hợp mật ong và chanh:

  • Cắt nửa quả chanh, vắt nước cốt.
  • Hòa cùng 2 thìa mật ong và nước ấm.
  • Uống trực tiếp mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Sử dụng hành tây:

  • Chuẩn bị 6 củ hành tây và mật ong.
  • Hấp hành tây với mật ong trong 2 tiếng.
  • Uống nước hành tây mỗi giờ để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, có thể áp dụng thuốc Đông y với các thành phần như bách bộ, hoàng kỳ, cam thảo. Đối với các trường hợp nặng, có thể sử dụng thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm ho và thuốc giãn phế quản.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, nặng nề hoặc có tác dụng phụ từ thuốc, cần thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, có nguyên nhân do vi khuẩn và các tác nhân gây hại, nếu không xử lý sớm, bệnh sẽ kéo dài dai dẳng gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe. Các cách chữa viêm phế quản hiện nay rất đa dạng từ dùng nguyên liệu tự nhiên, thuốc Tây y hoặc Đông y giúp đẩy lùi các triệu chứng như ho, khó thở, mệt mỏi, đau họng, tiết dịch nhầy, từ đó người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Tổng Quan Bệnh Viêm Phế Quản

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay, khởi phát do tình trạng niêm mạc tại ống phế quản bị viêm. Khi đó, niêm mạc trở nên đỏ, có khi mưng mủ gây cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm phế quản nhận thấy cổ họng rát, ngứa ngáy làm xuất hiện các cơn ho có đờm dày kéo dài, thở khò khè. Bệnh gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp và ăn uống.

Viêm phế quản là gì? Có mấy dạng?
Viêm phế quản là gì?

Dựa vào thời gian phát bệnh, viêm phế quản được phân thành 2 giai đoạn chính là cấp và mãn tính. Cụ thể:

  • Viêm phế quản cấp tính: Bệnh xuất hiện do có sự xuất hiện của hại khuẩn bên trong đường hô hấp. Niêm mạc của phế quản xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong thời gian ngắn. Triệu chứng đặc trưng lúc này là phổi bị sưng và chứa chất nhầy. Sau một vài ngày hoặc vài tuần điều trị tích cực, bệnh sẽ dần thuyên giảm.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn tiến triển của viêm phế quản cấp khi bệnh không được điều trị. Lúc này, niêm mạc của phế quản không ngừng bị kích thích, viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài có khi vài tháng hoặc vài năm, khó khăn trong việc điều trị.

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh có thể nói là "chìa khóa" giúp người bệnh phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản dễ dàng hơn. Một số yếu tố nguy cơ chính gây bệnh có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Thói quen hut thuốc lá, thời tiết thay đổi thất thường, bị vi khuẩn, virus xâm nhập,... là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

  • Vi khuẩn, virus xâm nhập: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản. Theo thống kê có khoảng 90% số ca bệnh gặp phải vấn đề này. Vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản, các dạng thường gặp là virus đại thực bào, virus cúm gia cầm.
  • Yếu tố tuổi tác: Người già và trẻ nhro có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, chẳng hạn bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,...
  • Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, không tốt cho cơ thể. Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Chất nicotin trong khói thuốc sẽ thâm nhập vào niêm mạc làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra các phản ứng viêm.
  • Yếu tố công việc: Môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cho người làm việc tại đây. Các loại hóa chất gây hại cho hệ hô hấp có thể kể đến như clo, amoniac, hơi tại các mổ dầu, mỏ than đá,...
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có nguy cơ biến chứng sang bệnh hô hấp. Tình trạng trào ngược axit và thức ăn lên thực quản khiến niêm mạc lót phế quản bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm gây bệnh.
  • Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi khiến cơ thể gặp một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Đây cũng là yếu tố hàng đầu gây viêm phế quản cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người có sức khỏe kém, hệ thống miễn dịch yếu như ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,...

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chủ động phòng tránh giúp bạn sớm chữa khỏi viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh nên tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa xác định tình trạng bệnh lý của cơ thể. Nhiều khả năng chữa sai bệnh có thể gây hại sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.

Các triệu chứng viêm phế quản khá giống với cảm cúm thông thường hoặc các bệnh lý viêm phổi, hen suyễn,... Do đó nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa các bệnh lý gây ra tình trạng điều trị sai cách, sai hướng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ cản trở cho quá trình can thiệp sau đó.

Vậy, triệu chứng viêm phế quản như thế nào? Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám để xác định chính xác bệnh lý đang gặp phải.

Triệu chứng nhận biết viêm phế quản
Người bệnh thường bị ho khan, có đờm, khó thở, chảy nước mũi, kèm theo sốt kéo dài

Thông thường người mắc viêm phế quản sẽ có những biểu hiện như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản gây ra các cơn ho kéo dài, ho khan đôi khi có kèm theo đờm nhớt. Thông thường ban ngày người bệnh ho có đờm, cơn ho khan xuất hiện phổ biến vào ban đêm.
  • Thở khó, thở khò khè, tức ngực: Ống dẫn khí bị thu hẹp do ảnh hưởng bởi viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy thở khó khăn, khi thở nghe khò khè. Trường hợp người bệnh bị viêm phế quản dạng hen, hơi thở thường rít lên và có khả năng cao biến chứng thành bệnh hen suyễn.
  • Sốt cao: Thân nhiệt tăng cao khi virus, vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Cơn sốt có thể kéo dài vài ngày trong giai đoạn viêm phế quản cấp tính.
  • Mệt mỏi cơ thể, chán ăn: Sốt kèm theo ho khan, ho có đờm, khó thở khiến người bệnh bị mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Đây là nguyên nhân khiến cân nặng sụt giảm bất thường.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, trường hợp viêm phế quản ở trẻ em còn khiến bé thường xuyên chảy nước mũi, phát ban, đỏ mặt hoặc sưng hạch bạch huyết,...

Chữa viêm phế quản bằng mẹo dân gian

Một trong những cách chữa viêm phế quản đơn giản và hiệu quả tốt nhất đó là áp dụng mẹo dân gian. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc, tiết kiệm chi phí, trong khi cách thực hiện vô cùng đơn giản và loại bỏ được nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Xông hơi bằng tinh dầu
Các loại tinh dầu như tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp có chứa các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho bệnh nhân bị viêm phế quản. Vì thế khi xông hơi bằng tinh dầu sẽ tiêu diệt khuẩn hại, làm tan đờm nhầy tắc nghẽn ở hệ hô hấp, giúp đường thở thông thoáng, dễ chịu hơn.
Cách thực hiện:

  • Bạn lấy vài giọt tinh dầu tự nhiên cho vào bát nước sôi.
  • Dùng khăn che đầu và bát nước để hơi nước đi trực tiếp vào mũi, họng.
  • Chú ý khi xông hơi phải giữ khoảng cách an toàn với nước sôi để tránh bị hỏng, đồng thời hít hơi nhẹ nhàng, không quá sâu để tránh kích thích đường hô hấp.

Xông hơi bằng tinh dầu sẽ tiêu diệt khuẩn hại, làm tan đờm nhầy
Xông hơi bằng tinh dầu sẽ tiêu diệt khuẩn hại, làm tan đờm nhầy

Dùng gừng
Gừng là nguyên liệu khá phổ biến, không chỉ dùng trong chế biến món ăn mà còn xuất hiện trong các mẹo dân gian chữa bệnh, khắc phục tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Được biết gừng với hoạt chất quý có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng ở vùng cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt nhiều nghiên cứu cho biết nguyên liệu này sẽ chống nhiễm trùng đường hô hấp, giảm nhẹ triệu chứng của viêm phế quản.
Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 1 củ gừng bỏ vỏ, rửa sạch.
  • Tiếp đó thái gừng thành lát mỏng hoặc đập dập rồi cho vào bình trà, thêm nước nóng với lượng phù hợp.
  • Bệnh nhân viêm phế quản uống trà gừng mỗi ngày 3 - 4 lần, kiên trì đến khi tình trạng bệnh được thuyên giảm.

Mật ong và chanh
Mật ong chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng virus có thể làm dịu cổ họng, giảm ho, đẩy nhanh quá trình lành thương và cải thiện các triệu chứng của viêm phế quản. Thêm vào đó, chanh chứa axit cũng hỗ trợ diệt khuẩn rất tốt. Khi kết hợp chanh và mật ong sẽ tăng hệ miễn dịch, giúp đường hô hấp thông thoáng, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh về cổ họng.
Cách thực hiện:

  • Bạn cắt nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt rồi hòa cùng 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Thêm ít nước ấm vào khuấy đều, uống trực tiếp.
  • Bệnh nhân viêm phế quản nên áp dụng cách làm này mỗi ngày và kiên trì khoảng 2 tuần để thấy rõ hiệu quả trị bệnh.

Chữa viêm phế quản bằng mật ong và chanh cho hiệu quả tốt
Chữa viêm phế quản bằng mật ong và chanh cho hiệu quả tốt

Hành tây
Hành tây chứa hàm lượng lớn vitamin C có thể tăng sức đề kháng để chống lại vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nguyên liệu này còn hỗ trợ làm long đờm, giảm tình trạng ứ đờm trong phổi. Một số thành phần khác trong hành tây còn hoạt động như chất kháng viêm giúp giảm đau, đẩy lùi nhanh chóng tình trạng đau ngực, ho khan, ho đờm, phục hồi tổn thương niêm mạc họng.
Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 6 củ hành tây cùng mật ong nguyên chất.
  • Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt đôi rồi cho vào tô lớn.
  • Tiếp đó cho nửa chén mật ong để hấp cách thủy trong 2 tiếng để lấy nước cốt.
  • Lọc phần nước hành tây mật ong để uống, người bệnh viêm phế quản uống 2 muỗng mỗi giờ để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây được chỉ định sử dụng trong trường hợp viêm phế quản là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giãn phế quản. Dùng thuốc Tây có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh một cách nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng. Tuy nhiên cần chú ý chỉ dùng thuốc tân dược khi được bác sĩ chỉ định, không nên tự mua về dùng để tránh gặp tác dụng phụ.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Tây y cho bệnh nhân viêm phế quản
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc Tây y cho bệnh nhân viêm phế quản

4 nhóm thuốc Tây y chữa viêm phế quản

Hiện nay có 4 nhóm thuốc Tây y chữa viêm phế quản phổ biến nhất đó là:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh chỉ được sử dụng khi bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng rõ ràng như sốt, ho khạc, đờm chuyển màu xanh, vàng, có mủ, thấy khó thở. Ngoài ra thuốc kháng sinh cũng dùng để dự phòng cho đợt cấp của bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, suy hô hấp nặng hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh phổ biến phải kể đến như Ampicillin, Amoxicillin, Beta lactam, Macrolid, Penicillin,....
  • Thuốc chống viêm không steroid: Trong trường hợp bệnh nhân viêm phế quản bị đau đầu, sốt cao, đau nhức toàn thân, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid có chứa aspirin hoặc ibuprofen để giảm đau nhức, hạ sốt nhanh.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Được dùng cho mục đích tiêu đờm, loại bỏ dịch nhầy gây kích thích niêm mạc họng, làm thông phế quản để không khí dễ dàng đi vào. Thuốc giảm ho, long đờm cho hiệu quả cao nhất gồm có Acetylcystein, Carbocystein, Natri benzoat,...
  • Thuốc giãn phế quản: Nhóm thuốc này được điều chế ở dạng phun hít, có khả năng làm thông thoáng đường thở giúp bệnh nhân hít thở dễ dàng, đẩy lùi tình trạng khó thở, thở khò khè thông qua cơ chế làm loãng đờm nhầy trong phổi, đưa chúng ra ngoài.

Lưu ý cho người bệnh viêm phế quản khi dùng thuốc Tây

Người bệnh viêm phế quản nếu muốn nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe tổng thể cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc lạm dụng để tránh gây tác dụng phụ.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp làm loãng đờm nhầy trong phổi, hỗ trợ người bệnh ho và tống đờm dễ hơn.
  • Nên tránh xa các chất kích thích như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để giảm ho, tránh bị kích thích.
  • Nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh không gian sống, giặt giũ chăn màn nhằm loại bỏ tác nhân gây hại, tiêu diệt vi khuẩn, virus lây nhiễm.
  • Không hút thuốc lá nếu không muốn bị nhiễm trùng và ngăn cản quá trình điều trị bệnh.
  • Bệnh nhân viêm phế quản nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các món ăn dễ nhai, dễ nuốt để tránh làm tổn thương cổ họng, bên cạnh đó kiêng đồ ngọt, nước uống có gas, hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn.

Uống nhiều nước để làm loãng đờm nhầy trong phổi
Uống nhiều nước để làm loãng đờm nhầy trong phổi

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Người bệnh viêm phế quản nên đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Bị ho dai dẳng trên 1 tuần, ho khạc nhiều đờm, mủ cùng nhiều triệu chứng khác gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc.
  • Viêm phế quản xảy ra ở bệnh nhân bị suy tim, ung thư.
  • Khi dùng thuốc Tây y gặp tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, phát ban, chức năng gan, thận suy giảm, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không có sự cải thiện, thậm chí các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc Nam chữa viêm phế quản

Có rất nhiều cây thuốc Nam có khả năng chữa bệnh viêm phế quản cho hiệu quả cao, hỗ trợ giảm ho, long đờm, giúp đường thở thông thoáng để người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Dùng thuốc Nam khá đơn giản, lành tính, phù hợp với bệnh nhân bị viêm phế quản mức độ nhẹ và các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng.
Bách bộ
Bách bộ được xem là thảo dược quý, được dùng trong mẹo dân gian và các bài thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Các hoạt chất trong bách bộ có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại. Đặc biệt stemonin trong nguyên liệu này sẽ giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản ứng gây ho.
Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 20g củ bách bộ khô rửa sạch.
  • Cho dược liệu vào ấm đun sắc cùng 200ml nước trong khoảng 20 phút.
  • Thêm ít mật ong nguyên chất vào và chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Bách bộ có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại
Bách bộ có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây hại

Hoàng kỳ
Tương tự như bách bộ, hoàng kỳ cũng là vị thuốc chữa bệnh viêm phế quản rất tốt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoàng kỳ chứa acid amin, beta - sitosterol, choline, betaine, isoflavonoid với công dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách thực hiện:

  • Lấy 5 - 10g hoàng kỳ khô rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Cho dược liệu vào ấm để hãm cùng nước sôi trong khoảng 30 phút.
  • Bệnh nhân viêm phế quản uống thay nước trà hàng ngày, kiên trì trong 5 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Cam thảo
Cam thảo xuất hiện khá nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh về đường hô hấp. Rất nhiều người sử dụng cam thảo thay cho thuốc Tây để trị viêm phế quản và đã thành công. Trong Y học cổ truyền, cam thảo có tính bình, vị ngọt, không độc, hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, thông kinh lạc, dưỡng huyết, tiêu đờm. Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng nghiên cứu dược liệu này chứa hơn 300 thành phần khác nhau có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc, ức chế thần kinh trung ương.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g cam thảo khô rửa sạch.
  • Cho cam thảo vào ấm hãm cùng 100ml nước sôi trong 20 phút.
  • Người bệnh dùng uống thay nước trà, liên tục hãm đến khi hết vị ngọt.
  • Mỗi ngày nên uống 2 - 3 lần và duy trì ít nhất 5 ngày để hết ho, viêm đau họng.

Dùng thuốc Đông y

Ngoài thuốc Tây y hoặc thuốc Nam, bệnh nhân viêm phế quản hoàn toàn có thể dùng thuốc Đông y để chữa bệnh, cải thiện các triệu chứng. Ưu điểm của bài thuốc Đông y là an toàn, lành tính vì chứa dược liệu tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, phương pháp này có thể loại bỏ tận căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa tái phát, tuy nhiên bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
Bài thuốc chữa viêm phế quản do phong hàn
Bệnh nhân bị viêm phế quản do phong hàn có các triệu chứng như ho có đờm, đờm lỏng màu trắng bạc, dễ khạc ra, bị chảy nước mũi, đau đầu, sốt cao, cơ thể mệt mỏi.

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm 8g trần bì, chỉ xác, bán hạ chế, 12g hạnh nhân, 10g cát cánh, 16g phục linh, 3 lát sinh khương.
  • Nguyên liệu sau khi rửa sạch bạn cho vào ấm sắc cùng 800ml nước trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp.
  • Người bệnh chia nước thuốc thành 2 lần uống vào sáng và chiều, kiên trì mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Bài thuốc chữa viêm phế quản thể phong nhiệt
Người bệnh trong trường hợp này sẽ gặp các triệu chứng như ho nhiều, khạc ra đờm đặc, đờm màu vàng, cảm thấy khô miệng, dịch mũi vàng đặc, đau họng, nhức đầu, đổ nhiều mồ hôi, sốt cao, lưỡi có rêu vàng mỏng hoặc trắng.

  • Chuẩn bị 12g hạnh nhân, ngưu bàng tử, tiền hồ, liên kiều, 16g cam thảo, bạc hà, 8g lô căn và 6g cam thảo.
  • Bạn rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước với lửa nhỏ.
  • Khi nước thuốc cạn còn 300ml thì chắt ra, chia thành 2 lần uống hết trong ngày.

Thuốc Đông y giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh
Thuốc Đông y giúp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh

Bài thuốc chữa viêm phế quản thể đàm thấp
Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng ho và khạc nhiều đờm, đờm dính, mỏng, màu trắng hoặc đặc thành từng cục. Đồng thời ngực và bụng có cảm giác căng đầy, khó chịu, mệt mỏi, ăn không ngon, rêu lưỡi trắng nhờn.

  • Các dược liệu cần chuẩn bị gồm 16g bạch truật, phục linh, ý dĩ, 12g đẳng sâm, thương truật, hậu phác, ngưu bàng tử, hạnh nhân, 8g trần bì, 4g cam thảo, 10g bán hạ chế.
  • Sau khi rửa sạch dược liệu, cho vào ấm sắc cùng lượng nước vừa đủ.
  • Đun đến khi nước thuốc cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Viêm phế quản là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và việc sử dụng các loại thuốc hiệu quả có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

Eprazinone 50mg:

  • Tác Dụng: Long đờm, làm loãng đờm, giảm co thắt phế quản.
  • Liều Lượng: 3-6 viên/ngày, chia thành 3 lần.

Philmyrtol 300mg:

  • Tác Dụng: Điều trị viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi và triệu chứng.

Carbocistein 250mg:

  • Tác Dụng: Làm tiêu đờm nhầy, giảm ho, giúp dễ thở.
  • Liều Lượng: 3 viên/ngày cho người lớn.

Amoxicillin:

  • Tác Dụng: Diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Liều Lượng: 250-875mg/ngày, chia thành 2-3 lần.

Danospan - Siro:

  • Tác Dụng: Tan đờm, chống co thắt, giảm tổn thương niêm mạc họng.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Drenoxol - Siro:

  • Tác Dụng: Tiêu đờm, làm loãng đờm nhầy.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Hen P/H - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng hen phế quản.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Fluidasa - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng viêm phế quản, giảm ho.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng.
  • Hạn chế thực phẩm có thể gây kích thích và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Khi Cần Gặp Bác Sĩ:

  • Triệu chứng kéo dài, không giảm sau 7 ngày sử dụng thuốc.
  • Khó thở, ho giống hen suyễn.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Bài viết nói về các nhóm thực phẩm nên kiêng ăn và nên bổ sung cho người bị viêm phế quản.

Kiêng ăn:

  1. Hải sản có vảy, mai cứng: Nhóm thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc cổ họng, gây ho kéo dài dai dẳng.
  2. Chế phẩm từ sữa: Phô mai, kem cheese có thể làm đặc chất nhầy dịch mũi họng, gây khó thở.
  3. Đồ ngọt: Đồ ngọt như bánh kẹo và nước có gas có thể làm tăng chỉ số đường huyết và chỉ số HFCS, làm nặng triệu chứng viêm phế quản.
  4. Thức ăn mặn nhiều muối: Muối có thể làm tăng lượng nước trong các mô phổi, gây tăng dịch nhầy và bít tắc đường thở.
  5. Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm này thường chứa chất bảo quản Nitrat, có thể làm nặng triệu chứng và gây suy yếu mô tim.

Nên bổ sung:

  1. Rau củ và trái cây: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch.
  2. Các loại hạt: Hạt như hạnh nhân, đậu, đỗ chứa chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa, giảm triệu chứng ngứa họng, ho, khó thở.
  3. Mật ong: Chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm phế quản diễn tiến nghiêm trọng.
  4. Sữa chua: Rất tốt trong việc tăng cường đề kháng, cân bằng lợi khuẩn, thúc đẩy hồi phục tổn thương tại phế quản.
  5. Thịt trắng: Thịt lợn, thịt gà giúp cung cấp năng lượng, tránh mệt mỏi.
  6. Uống nhiều nước: Giảm chất nhầy trong phế quản, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng, hỗ trợ người bị viêm phế quản.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với việc kiêng ăn các nhóm thực phẩm cần tránh, có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị viêm phế quản.


Trên đây là gợi ý một số cách chữa viêm phế quản cho hiệu quả cao, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Bệnh nhân có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên, thuốc Nam hoặc Đông y để chữa bệnh tùy vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý áp dụng các biện pháp khi chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động và hệ lụy kèm theo.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...