Viêm Phế Quản

Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc viêm phế quản ngày càng gia tăng. Đây là một trong số các bệnh lý về đường hô hấp có diễn biến khá phức tạp, dễ bị nhầm lẫn với bệnh phổi, lao, hen suyễn,… Trường hợp không phát hiện và điều trị, viêm phế quản kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay, khởi phát do tình trạng niêm mạc tại ống phế quản bị viêm. Khi đó, niêm mạc trở nên đỏ, có khi mưng mủ gây cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm phế quản nhận thấy cổ họng rát, ngứa ngáy làm xuất hiện các cơn ho có đờm dày kéo dài, thở khò khè. Bệnh gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp và ăn uống.

Viêm phế quản là gì? Có mấy dạng?
Viêm phế quản là gì?

Dựa vào thời gian phát bệnh, viêm phế quản được phân thành 2 giai đoạn chính là cấp và mãn tính. Cụ thể:

  • Viêm phế quản cấp tính: Bệnh xuất hiện do có sự xuất hiện của hại khuẩn bên trong đường hô hấp. Niêm mạc của phế quản xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong thời gian ngắn. Triệu chứng đặc trưng lúc này là phổi bị sưng và chứa chất nhầy. Sau một vài ngày hoặc vài tuần điều trị tích cực, bệnh sẽ dần thuyên giảm.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn tiến triển của viêm phế quản cấp khi bệnh không được điều trị. Lúc này, niêm mạc của phế quản không ngừng bị kích thích, viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài có khi vài tháng hoặc vài năm, khó khăn trong việc điều trị.

Nguyên nhân viêm phế quản

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh có thể nói là "chìa khóa" giúp người bệnh phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản dễ dàng hơn. Một số yếu tố nguy cơ chính gây bệnh có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Thói quen hut thuốc lá, thời tiết thay đổi thất thường, bị vi khuẩn, virus xâm nhập,... là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

  • Vi khuẩn, virus xâm nhập: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản. Theo thống kê có khoảng 90% số ca bệnh gặp phải vấn đề này. Vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản, các dạng thường gặp là virus đại thực bào, virus cúm gia cầm.
  • Yếu tố tuổi tác: Người già và trẻ nhro có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, chẳng hạn bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,...
  • Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, không tốt cho cơ thể. Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Chất nicotin trong khói thuốc sẽ thâm nhập vào niêm mạc làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra các phản ứng viêm.
  • Yếu tố công việc: Môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cho người làm việc tại đây. Các loại hóa chất gây hại cho hệ hô hấp có thể kể đến như clo, amoniac, hơi tại các mổ dầu, mỏ than đá,...
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có nguy cơ biến chứng sang bệnh hô hấp. Tình trạng trào ngược axit và thức ăn lên thực quản khiến niêm mạc lót phế quản bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm gây bệnh.
  • Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi khiến cơ thể gặp một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Đây cũng là yếu tố hàng đầu gây viêm phế quản cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người có sức khỏe kém, hệ thống miễn dịch yếu như ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,...

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chủ động phòng tránh giúp bạn sớm chữa khỏi viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh nên tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa xác định tình trạng bệnh lý của cơ thể. Nhiều khả năng chữa sai bệnh có thể gây hại sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.

Triệu chứng viêm phế quản

Các triệu chứng viêm phế quản khá giống với cảm cúm thông thường hoặc các bệnh lý viêm phổi, hen suyễn,... Do đó nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa các bệnh lý gây ra tình trạng điều trị sai cách, sai hướng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ cản trở cho quá trình can thiệp sau đó.

Vậy, triệu chứng viêm phế quản như thế nào? Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám để xác định chính xác bệnh lý đang gặp phải.

Triệu chứng nhận biết viêm phế quản
Người bệnh thường bị ho khan, có đờm, khó thở, chảy nước mũi, kèm theo sốt kéo dài

Thông thường người mắc viêm phế quản sẽ có những biểu hiện như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản gây ra các cơn ho kéo dài, ho khan đôi khi có kèm theo đờm nhớt. Thông thường ban ngày người bệnh ho có đờm, cơn ho khan xuất hiện phổ biến vào ban đêm.
  • Thở khó, thở khò khè, tức ngực: Ống dẫn khí bị thu hẹp do ảnh hưởng bởi viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy thở khó khăn, khi thở nghe khò khè. Trường hợp người bệnh bị viêm phế quản dạng hen, hơi thở thường rít lên và có khả năng cao biến chứng thành bệnh hen suyễn.
  • Sốt cao: Thân nhiệt tăng cao khi virus, vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Cơn sốt có thể kéo dài vài ngày trong giai đoạn viêm phế quản cấp tính.
  • Mệt mỏi cơ thể, chán ăn: Sốt kèm theo ho khan, ho có đờm, khó thở khiến người bệnh bị mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Đây là nguyên nhân khiến cân nặng sụt giảm bất thường.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, trường hợp viêm phế quản ở trẻ em còn khiến bé thường xuyên chảy nước mũi, phát ban, đỏ mặt hoặc sưng hạch bạch huyết,...

Cách Chữa Viêm Phế Quản

Chữa viêm phế quản bằng mẹo dân gian có thể hiệu quả và đơn giản. Một số phương pháp như xông hơi bằng tinh dầu, sử dụng gừng, kết hợp mật ong và chanh, hoặc hành tây đều được đề xuất.

Xông hơi bằng tinh dầu:

  • Chọn các loại tinh dầu như bạch đàn, bạc hà, khuynh diệp.
  • Thêm vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi.
  • Hơi nước trực tiếp vào mũi, họng với khăn che đầu.
  • Giữ khoảng cách an toàn và hít hơi nhẹ nhàng.

Sử dụng gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng, thái hoặc đập nhỏ.
  • Đun với nước nóng, thêm mật ong.
  • Uống trà gừng 3-4 lần mỗi ngày.

Kết hợp mật ong và chanh:

  • Cắt nửa quả chanh, vắt nước cốt.
  • Hòa cùng 2 thìa mật ong và nước ấm.
  • Uống trực tiếp mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Sử dụng hành tây:

  • Chuẩn bị 6 củ hành tây và mật ong.
  • Hấp hành tây với mật ong trong 2 tiếng.
  • Uống nước hành tây mỗi giờ để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, có thể áp dụng thuốc Đông y với các thành phần như bách bộ, hoàng kỳ, cam thảo. Đối với các trường hợp nặng, có thể sử dụng thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm ho và thuốc giãn phế quản.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, nặng nề hoặc có tác dụng phụ từ thuốc, cần thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Thuốc Chữa Viêm Phế Quản

Viêm phế quản là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và việc sử dụng các loại thuốc hiệu quả có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

Eprazinone 50mg:

  • Tác Dụng: Long đờm, làm loãng đờm, giảm co thắt phế quản.
  • Liều Lượng: 3-6 viên/ngày, chia thành 3 lần.

Philmyrtol 300mg:

  • Tác Dụng: Điều trị viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi và triệu chứng.

Carbocistein 250mg:

  • Tác Dụng: Làm tiêu đờm nhầy, giảm ho, giúp dễ thở.
  • Liều Lượng: 3 viên/ngày cho người lớn.

Amoxicillin:

  • Tác Dụng: Diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Liều Lượng: 250-875mg/ngày, chia thành 2-3 lần.

Danospan - Siro:

  • Tác Dụng: Tan đờm, chống co thắt, giảm tổn thương niêm mạc họng.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Drenoxol - Siro:

  • Tác Dụng: Tiêu đờm, làm loãng đờm nhầy.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Hen P/H - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng hen phế quản.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Fluidasa - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng viêm phế quản, giảm ho.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng.
  • Hạn chế thực phẩm có thể gây kích thích và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Khi Cần Gặp Bác Sĩ:

  • Triệu chứng kéo dài, không giảm sau 7 ngày sử dụng thuốc.
  • Khó thở, ho giống hen suyễn.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Viêm Phế Quản Kiêng Ăn Gì

Bài viết nói về các nhóm thực phẩm nên kiêng ăn và nên bổ sung cho người bị viêm phế quản.

Kiêng ăn:

  1. Hải sản có vảy, mai cứng: Nhóm thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc cổ họng, gây ho kéo dài dai dẳng.
  2. Chế phẩm từ sữa: Phô mai, kem cheese có thể làm đặc chất nhầy dịch mũi họng, gây khó thở.
  3. Đồ ngọt: Đồ ngọt như bánh kẹo và nước có gas có thể làm tăng chỉ số đường huyết và chỉ số HFCS, làm nặng triệu chứng viêm phế quản.
  4. Thức ăn mặn nhiều muối: Muối có thể làm tăng lượng nước trong các mô phổi, gây tăng dịch nhầy và bít tắc đường thở.
  5. Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm này thường chứa chất bảo quản Nitrat, có thể làm nặng triệu chứng và gây suy yếu mô tim.

Nên bổ sung:

  1. Rau củ và trái cây: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch.
  2. Các loại hạt: Hạt như hạnh nhân, đậu, đỗ chứa chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa, giảm triệu chứng ngứa họng, ho, khó thở.
  3. Mật ong: Chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm phế quản diễn tiến nghiêm trọng.
  4. Sữa chua: Rất tốt trong việc tăng cường đề kháng, cân bằng lợi khuẩn, thúc đẩy hồi phục tổn thương tại phế quản.
  5. Thịt trắng: Thịt lợn, thịt gà giúp cung cấp năng lượng, tránh mệt mỏi.
  6. Uống nhiều nước: Giảm chất nhầy trong phế quản, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng, hỗ trợ người bị viêm phế quản.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với việc kiêng ăn các nhóm thực phẩm cần tránh, có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị viêm phế quản.

Phân loại viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có các dạng nào? Thông thường người bệnh dễ nhầm lẫn tình trạng viêm phế quản với các bệnh lý khác như hen suyễn, bệnh phổi,... Nguyên nhân là do bệnh có nhiều dạng khác nhau và có các đặc trưng riêng, chẳng hạn:

  • Viêm phế quản co thắt: Niêm mạc phế quản bị sưng phồng, đồng thời tiết ra nhiều dịch nhầy tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Người bệnh mắc phải dạng này thường có các biểu hiện như ho ra đờm, khó thở, ngực tức, hơi thở yếu, thở rít,...
  • Viêm phế quản bội nhiễm: Người mắc viêm phế quản có xuất hiện thêm một dạng vi khuẩn, virus mới tấn công. Tình trạng bội nhiễm làm tăng tần suất và mức độ các triệu chứng đối với cơ thể người bệnh. Lúc này, người bệnh thường cảm thấy đau rát cổ họng, sổ mũi, khó thở, ho ra đờm màu xanh, vàng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,...
  • Viêm phế quản dạng hen: Niêm mạc phế quản phù nề và thu hẹp khiến các cơ phế quản co thắt lại. Tình trạng tương đối nghiêm trọng do lúc này gần như toàn bộ ống dẫn khí từ phế quản đến phổi bị viêm nhiễm. Vì thế, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng gần giống với bệnh hen suyễn như khó thở, khò khè, sốt, co rút lồng ngực,...
  • Viêm phế quản phổi: Vi khuẩn, virus từ phế quản tấn công vào phổi khiến các túi khí bị đọng dịch, chứa mủ. Người bệnh ở dạng này gặp phải các triệu chứng nặng nề như sốt cao, ho ra đờm xanh - vàng, thở khó, thở khò khè, đau thắt ngực, nôn mửa, tím tái cơ thể,...

Trường hợp không kịp thời điều trị, viêm phế quản kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Chính vì vậy, người bệnh được khuyến khích thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nhất là khi chúng lặp lại thường xuyên, tăng mức độ gây hại cơ thể.

Các đối tượng mắc viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn, người cao tuổi đến trẻ em, trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Người có hệ miễn dịch kém, suy giảm như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh

Cụ thể:

  • Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh: Đối tượng dễ mắc bệnh do cơ thể chưa hoàn thiện chức năng của các bộ phận, hệ miễn dịch yếu dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Trẻ mắc bệnh thường có triệu chứng ho đờm, sốt trong 7 - 10 ngày liên tục.
  • Viêm phế quản ở trẻ em: Thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 3 tuổi. Giai đoạn này bệnh có thể diễn biến nhanh và chuyển thành hen suyễn, viêm phổi nếu phụ huynh không kịp thời phát hiện và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị. Thận trọng tránh nhầm lẫn các biểu hiện của bệnh với các dạng cúm, viêm họng thông thường ở trẻ em. Cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi con có các biểu hiện lạ, xuất hiện thường xuyên.
  • Viêm phế quản ở người lớn: Người trung niên, người cao tuổi bắt đầu có dấu hiệu suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể là đối tượng nguy cơ cao mắc viêm phế quản. Nhất là khi người bệnh có thói quen hút thuốc lá. Các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lần, do đó bạn nên thận trọng, đến bệnh viện kiểm tra sớm để điều trị phòng ngừa biến chứng.

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản được đánh giá không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Người bệnh kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách giúp kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả chứng bệnh này. Ngược lại, trường hợp viêm phế quản kéo dài, không có biện pháp can thiệp hoặc áp dụng phương pháp điều trị không phù hợp có thể làm niêm mạc phế quản dần xơ hóa, biến dạng. Người bệnh có thể gặp phải các nguy cơ như:

  • Độ dày thành phế quản tăng lên khiến quá trình lưu thông khí ra - vào phổi gặp khó khăn.
  • Niêm mạc phế quản nhạy cảm quá mức phát sinh các phản ứng viêm làm bệnh trở nên trầm trọng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
  • Do bị kích thích thường xuyên nên phế quản tăng sinh dịch nhầy vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển, nhất là nguy cơ bít tắc đường thở khiến người bệnh khó thở.
  • Suy giảm hệ miễn dịch đường hô hấp khiến bệnh dễ dàng tái đi tái lại, ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều hệ lụy đối với sinh hoạt, công việc.

Ngoài những hệ lụy kể trên, bệnh viêm phế quản còn có khả năng biến chứng thành viêm phổi, hen suyễn, áp xe phổi, gây tràn dịch hoặc ung thư hóa.

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không?
Nếu không điều trị, tình trạng viêm kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cụ thể:

  • Viêm phổi: Vi khuẩn, virus khi thâm nhập vào niêm mạc phế quản lâu dần di chuyển vào phổi gây nên tình trạng ứ khí, mủ trong túi khí.
  • Hen phế quản: Niêm mạc phế quản bị tổn thương lâu ngày không được điều trị dẫn đến viêm sưng nặng nề. Phế quản trở nên hẹp dần cản trở lưu thông khí, dẫn đến bệnh hen suyễn.
  • Áp xe phổi: Vi khuẩn vào phổi làm viêm nhiễm, hoại tử phổi gây nên tình trạng áp xe. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Tràn mủ màng phổi: Khi bị áp xe phổi, các ổ áp xe có khả năng bị vỡ ra khiến dịch mủ bên trong tràn ra ngoài, tăng nguy cơ tử vong.
  • Ung thư phổi: Biên chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản, phổi lúc này đã bị ăn mòn. Hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị, phát hiện càng muộn tỷ lệ tử vong càng cao.

Phát hiện triệu chứng bất thường người bệnh được khuyến cáo nên thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán và đưa phác đồ điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh lý, để phòng tránh các biến chứng không mong muốn cho bệnh nhân.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, để sớm chữa khỏi viêm phế quản người bệnh đừng quên bỏ qua các phương pháp chăm sóc và phòng tái phát. Một số lưu ý dành cho bạn đọc như:

Chăm sóc và phòng ngừa viêm phế quản
Tái khám định kì theo dõi mức độ phục hồi của cơ thể

  • Viêm phế quản hình thành do vi khuẩn, virus nên có thể là nguồn lan bệnh sang người khác. Do đó, bệnh nhân nên thận trọng, hạn chế giao tiếp với mọi người, nên chủ động phòng tránh lây lan cho người xung quanh.
  • Tránh những chất độc hại có thể làm niêm mạc phế quản bị kích thích nặng nề hơn như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm độc hại, khói bụi.
  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên giúp phòng tránh nhiễm khuẩn, tắm rửa, vệ sinh cơ thể mỗi ngày.
  • Khi thời tiết thay đổi nên đảm bảo mặc ấm khi lạnh và lựa chọn trang phục phù hợp khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh để phòng nguy cơ tái phát viêm phế quản.
  • Đảm bảo môi trường sống, không gian sống sạch sẽ, các vật dụng dễ bám bụi, vi khuẩn như chăn mền, rèm cửa,... nên được vệ sinh, giặt giũ sạch sẽ thường xuyên.
  • Dùng máy tạo độ ẩm cho không khí để tránh tình trạng khô lớp lót niêm mạc, nhất là người thường xuyên làm việc trong phòng máy lạnh.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung đa dạng và cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể thông qua thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Kiêng ăn thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn cay nóng,... Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
  • Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, tiêm vacxin phòng bệnh với các bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao.
  • Tập thể dục rèn luyện cơ thể, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Hạn chế để cơ thể căng thẳng, áp lực trong thời gian dài có thể làm suy giảm đề kháng, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp, liên quan đến viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra ở đường hô hấp. Mặc dù bệnh dễ điều trị tuy nhiên lại khó phân biệt với nhiều dạng bệnh liên quan khác khiến một số bệnh nhân nhầm lẫn trong công tác phòng và chữa trị. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, tốt nhất bạn đọc nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...