Cách Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu

Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu là ổn định các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL và HDL. Cách điều trị bằng nguyên liệu tự nhiên được đánh giá là an toàn, lành tính, chi phí thấp, và dễ tìm. Tuy nhiên, hiệu quả không cao, thời gian điều trị lâu, và chỉ hỗ trợ cải thiện.

Nguyên liệu tự nhiên hỗ trợ điều trị:

Gừng:

  • Thành phần gingerol và shogaol giúp giảm cholesterol LDL.
  • Cách thực hiện: Hấp 1 nhánh gừng với gạo vỏ, lọc và uống nước sau khi hấp. Uống 200ml trà gừng mỗi ngày.

Quế:

  • Chứa cinnamaldehyde giúp giảm cholesterol và cải thiện huyết áp.
  • Cách thực hiện: Trộn 3 thìa bột quế, 2 thìa mật ong với 500ml nước sôi, uống mỗi ngày.

Đậu nành:

  • Thường xuyên sử dụng giúp giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.
  • Cách thực hiện: Uống 1-2 cốc sữa đậu nành mỗi ngày.

Bí đao:

  • Giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ và rối loạn lipid máu.
  • Cách thực hiện: Ép nước từ 500g bí đao, thêm một chút muối, chia thành nhiều phần và uống trong ngày.

Bí đỏ:

  • Dầu hạt bí ngô kiểm soát cholesterol.
  • Cách thực hiện: Hấp bí đỏ, xay nhuyễn với nước, uống mỗi ngày trước khi ăn sáng.

Lưu ý khi áp dụng:

  • Kiên trì áp dụng để cảm nhận hiệu quả.
  • Chọn nguyên liệu cẩn thận và sạch sẽ.
  • Cân bằng liều lượng và thời gian sử dụng.

Cách điều trị Tây y bao gồm sử dụng các nhóm thuốc như statin, acid nicotinic, fibrate, resin, omega-3, ezetimibe, với lưu ý bảo vệ gan và theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách điều trị Đông y tập trung vào cân nhắc can, tỳ, thận, với bài thuốc thể đàm trệ, thể thấp nhiệt, và thể khí trệ huyết ứ. Áp dụng cẩn thận và theo hướng dẫn của người chuyên môn.

Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ Triglyceride và Cholesterol toàn phần trong máu tăng lên, làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, việc tìm kiếm các cách điều trị rối loạn lipid máu được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu chi tiết về các phương pháp điều trị này.

Tổng quan rối loạn lipid máu

Lipid máu (mỡ máu) là một thành phần quan trọng cần có trong máu. Nó sẽ lưu thông đi khắp cơ thể và tham gia vào quá trình tổng hợp hormone cũng như các hoạt động của những cơ quan khác. Về bản chất, lipid máu không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng nếu chỉ số này bị thay đổi sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng tới hệ tuần hoàn của con người.

Rối loạn lipid máu là hiện tượng mất cân bằng giữa cholesterol HDL (cholesterol tốt) và cholesterol LDL (cholesterol xấu), khiến lượng LDL tăng cao và HDL giảm xuống. Trong đó, cholesterol HDL có nhiệm vụ loại bỏ cholesterol LDL ra khỏi máu. Còn cholesterol LDL lại góp phần làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám ở mạch máu, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Rối loạn mỡ máu là gì trở thành chủ đề được nhiều bệnh nhân quan tâm
Rối loạn mỡ máu là gì trở thành chủ đề được nhiều bệnh nhân quan tâm

Khi các mảng xơ vữa ngày càng lớn, chúng có thể vỡ ra và di chuyển theo dòng máu, sau đó kết dính với các tế bào máu và hình thành các cục máu đông. Những cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, khiến khí huyết khó lưu thông và dẫn đến các bệnh như tim mạch, đột quỵ.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn chuyển hoá lipid máu, bao gồm:

  • Đột biến gen làm tăng tổng hợp quá mức cholesterol, triglyceride, LDL-C, giảm tổng hợp HDL-C hoặc tăng thanh thải HDL-C.
  • Quá trình chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn, giảm các chất tiêu mỡ và gây lắng đọng mỡ trong cơ thể.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress, trầm cảm, dẫn đến mất ngủ.
  • Người có tiền sử bị đái tháo đường, mắc hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh thận mạn tính, viêm ruột, xơ gan.
  • Những người ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia thuốc lá trong thời gian dài.
  • Người bệnh ít vận động, thường xuyên phải ngồi một chỗ, không tập luyện thể dục.
  • Bệnh nhân đã và đang sử dụng các loại thuốc như thiazid, corticoides, estrogen, thuốc chẹn beta giao cảm.

Các yếu tố nguy cơ khác:

  • Người cao tuổi.
  • Phụ nữ sau mãn kinh.
  • Có bố mẹ bị rối loạn mỡ máu.
  • Người bị thừa cân béo phì.

Rối loạn chuyển hóa lipid máu thường diễn ra trong thời gian dài nên rất khó để nhận biết các dấu hiệu từ sớm. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra khi thực hiện các xét nghiệm máu ngẫu nhiên. Mặc dù vậy vẫn có những triệu chứng rối loạn mỡ máu đặc trưng, người bệnh cần hết sức chú ý:

Dấu hiệu ngoại biên:

  • Xuất hiện cung giác mạc (arc cornea): Người bị rối loạn lipid sẽ xuất hiện vòng tròn có màu trắng nhạt ở quanh mống mắt. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở người dưới 50 tuổi.
  • U vàng dưới màng xương (periostea xanthomas): Triệu chứng u vàng dưới màng xương ít khi xảy ra, chủ yếu xuất hiện ở vùng củ chày xương, đầu xương của mỏm khủy.
  • U vàng da hoặc củ (cutaneous or tuberous xanthomas): Vị trí xuất hiện triệu chứng ở khuỷu tay, khuỷu chân và đầu gối.
  • U vàng gân (tendon xanthomas): Triệu chứng này xuất hiện ở gân gót chân hoặc gân duỗi các ngón tay hoặc khớp đốt tay.
  • Ban vàng mí mắt (xanthelasma): Người bệnh xuất hiện các nốt ban vàng ở vùng mí mắt trên hoặc mí mắt dưới ở cả 2 bên mắt.
  • Ban vàng lòng bàn tay (palmar xanthomas): Triệu chứng xuất hiện ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Rối loạn huyết áp: Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipoprotein thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, huyết áp không ổn định.
  • Đau ngực: Bệnh rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tử vong đột ngột do đau ngực. Cơn đau này ít khi xuất hiện và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu thấy có dấu hiệu bị đau nhói ngực liên tục thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Tê bì chân tay: Tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, khiến máu khó lưu thông đến các chi. Từ đó dẫn đến tê bì chân tay, đau mỏi, sưng tây, khiến tay chân dễ bị lạnh hơn người bình thường.

Đau ngực cũng là triệu chứng rối loạn mỡ máu
Đau ngực cũng là triệu chứng rối loạn mỡ máu

Dấu hiệu nội tạng:

  • Xơ vữa động mạch: Đây là triệu chứng tăng lipid máu phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Người bệnh bị rối loạn mỡ máu trong thời gian dài sẽ khiến thành mạch bị yếu dần, dẫn đến xơ vữa và ngăn cản quá trình lưu thông máu. Nếu động mạch ở tim bị tổn thương nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, suy tim, nhồi máu não...
  • Gan nhiễm mỡ: Tăng lipid máu sẽ khiến lượng mỡ chiếm phần lớn trong gan và gây chen lấn các tế bào gan. Từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm gan, suy giảm chức năng gan. Triệu chứng này thường được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp.
  • Viêm tụy cấp: Quá trình chuyển hóa lipid sẽ khiến triglycerid trong máu tăng cao, điều này làm tăng nguy cơ bị viêm tụy cấp ở người bệnh. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như nôn ói, sốt, đau bụng dữ dội.

Mẹo điều trị rối loạn lipid máu tại nhà

Mục tiêu điều trị rối loạn lipid máu đó là đưa các chỉ số Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL và HDL về mức ổn định. Trong đó một số nguyên liệu dân gian tự nhiên hoàn toàn có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Ưu điểm của việc áp dụng các cách điều trị rối loạn lipid máu bằng nguyên liệu tự nhiên đó là an toàn, lành tính, chi phí rẻ, dược liệu dễ tìm... Tuy nhiên điểm hạn chế là tính hiệu quả không cao, thời gian điều trị lâu và chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện.
Người bệnh nên cân nhắc về các ưu nhược điểm đồng thời dựa vào tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn cho mình phương pháp chữa trị phù hợp. Dưới đây là một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện rối loạn mỡ máu tại nhà, bệnh nhân có thể tham khảo:

Gừng

Gừng tươi có chứa các thành phần như gingerol và shogaol. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giảm lượng cholesterol LDL trong cơ máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày bạn sử dụng khoảng 2,4g gừng tươi sẽ giúp làm giảm chất béo trung tính và cholesterol một cách đáng kể. Ngoài ra, gừng còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch. Từ đó làm giảm các yếu tố liên quan đến bệnh tim mạch.

Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng gừng
Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng gừng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, gạo vỏ, đập dập.
  • Cho nguyên liệu vào hãm với 200ml nước sôi.
  • Sau khoảng 10 phút bạn lọc bỏ bã và uống ngay khi còn ấm nóng.
  • Mỗi ngày sử dụng 200ml trà gừng sẽ giúp đào thải mỡ máu ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

Quế

Cách điều trị rối loạn mỡ máu bằng quế là một phương pháp được áp dụng nhiều. Trong thành phần của quế có chứa một hợp chất có tên là cinnamaldehyde, giúp chống oxy hóa, kháng viêm và mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Thường xuyên sử dụng quế không chỉ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu mà còn cải thiện huyết áp và điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 thìa cà phê bột quế, 2 thìa cà phê mật ong và 500 nước sôi.
  • Cho bột quế và mật ong vào ly nước nóng, khuấy đều và uống.
  • Mỗi ngày uống một ly sẽ giúp điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp hiệu quả.

Đậu nành

FDA Hoa Kỳ từng công bố các nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên sử dụng đậu nành sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL-C) và tăng lượng cholesterol tốt (HDL-C) trong máu. Ngoài ra đậu nành còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như omega-3, axit alpha-linolenic, acid pantothenic, choline, vitamin, khoáng chất,... giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cách thực hiện:

  • Mỗi ngày bạn uống từ 1-2 cốc sữa đậu nành.
  • Lưu ý nên uống nguyên chất, không pha thêm đường hay sữa đặc.
  • Ngoài ra nên kết hợp cùng các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ,...
  • Áp dụng đều đặn trong thời gian từ 2-3 tháng để cảm nhận hiệu quả.

Bí đao

Bí đao có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc và hòa tan các chất béo trong cơ thể. Trong thành phần của bí đao có chứa các hoạt chất như Trigonelline, Tartronic acid, Saponin, Citrulline, vitamin B1… giúp tăng cường trao đổi chất, phòng ngừa sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường. Dưới đây là hướng dẫn điều trị rối loạn lipid máu đơn giản bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 500g bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch.
  • Cắt bí đao thành nhiều miếng nhỏ, cho vào máy ép hoa quả để ép lấy nước.
  • Cho thêm một chút muối vào, chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
  • Áp dụng thường xuyên sẽ giúp tình trạng rối loạn lipid máu được cải thiện.

Bí đỏ

Bí đỏ (bí ngô) là một biện pháp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả mà người bệnh nên áp dụng. Trang Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ công bố, dầu hạt bí ngô có thể kiểm soát được tình trạng cholesterol trong máu cao. Các hoạt chất khá trong bí đỏ như Beta-caroten, Alpha-caroten, chất xơ, vitamin, khoáng chất,... cũng giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol LDL, giảm tích tụ mỡ trong cơ thể. Từ đó hỗ trợ ngăn chặn quá trình hình thành các mảng bám ở thành mạch, giảm mỡ máu và cải thiện chứng béo phì.

Sử dụng bí đỏ cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu
Sử dụng bí đỏ cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị một miếng bí đỏ vừa đủ, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch và thái miếng nhỏ.
  • Đem bí đỏ đi hấp chín, sau đó cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn cùng với 500ml nước đun sôi để nguội.
  • Khi dùng người bệnh không nên cho thêm đường hay bất cứ gia vị gì.
  • Uống sinh tố bí đỏ trước khi ăn sáng từ 15-20 phút.
  • Kiên trì áp dụng trong thời gian dài để bệnh nhanh được cải thiện.

Lưu ý khi áp dụng cách điều trị rối loạn lipid máu tại nhà

Cách điều trị bệnh rối loạn mỡ máu bằng mẹo dân gian được đánh giá an toàn, đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng những mẹo này, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tính hiệu quả của bài thuốc đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của cơ thể. Vì vậy người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài.
  • Cần sơ chế và lựa chọn nguyên liệu cẩn thận, sạch sẽ.
  • Nên cân bằng liều lượng và thời gian sử dụng, không được lạm dụng quá nhiều trong ngày, trong tuần sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách điều trị rối loạn lipid máu bằng Tây y

Y học hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu. Nguyên tắc điều trị của thuốc Tây là tác động trực tiếp để làm giảm nồng độ LDL-c và tăng nồng độ HDL-c trong máu.
Ưu điểm của cách chữa rối loạn lipid máu bằng thuốc Tây là cho hiệu quả nhanh, sử dụng đơn giản, tiện lợi. Tuy nhiên thuốc dễ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, phát ban, đau nhức cơ bắp, mệt mỏi.... Vì vậy người bệnh cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định điều trị rối loạn lipid máu, bao gồm:

Nhóm thuốc statin (HMG-CoA reductase inhibitors)

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn lipid máu và dự phòng điều xơ vữa động mạch hiện nay. Các loại thuốc Statin có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol LDL, Triglyceride và tăng lượng cholesterol HDL trong máu. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng giảm viêm nội mạc mạch máu và thoái triển mảng xơ vữa.
Liều lượng và các loại thuốc statin được dùng trong điều trị như sau:

  • Atorvastatin uống mỗi ngày từ 10-20mg, tối đa dùng 80mg/ngày.
  • Rosuvastatin uống mỗi ngày từ 10-20mg, tối đa dùng 80mg/ngày.
  • Simvastatin uống mỗi ngày từ 10-20 mg, tối đa dùng 80mg/ngày.
  • Lovastatin uống mỗi ngày từ 20-40 mg, tối đa dùng 80mg/ngày.
  • Fluvastatin uống mỗi ngày từ 20-40 mg, tối đa dùng 80mg/ngày.
  • Pravastatin uống mỗi ngày từ 20-40 mg, tối đa dùng 80mg/ngày.

Nhóm Acid Nicotinic

Nhóm thuốc này bao gồm Niacin và vitamin PP với các biệt dược như Niacor, Slo-niacin, Niaspan. Thuốc được chỉ định cho những người bị tăng tăng LDL-C, tăng Triglycerid và giảm HDL-C. Thuốc có tác dụng ức chế phân hủy tổ chức mỡ, giảm tổng hợp Triglycerid tại gan, ngăn ngừa tổng hợp và ester hóa axit béo tại gan.

Thuốc Acid Nicotinic giúp giảm cholesterol xấu tăng cholesterol tốt
Thuốc Acid Nicotinic giúp giảm cholesterol xấu tăng cholesterol tốt

Liều lượng và loại thuốc được dùng phổ biến đó là:

  • Loại phóng thích nhanh sử dụng 100 mg/dL, tối đa dùng 1000 mg/ngày.
  • Loại phóng thích nhanh sử dụng 250 mg/dL, tối đa dùng 1500 mg/ngày.
  • Loại phóng thích nhanh sử dụng 500 mg/dL, tối đa dùng 2000 mg/ngày.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đỏ phừng mặt, ngứa, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, giảm chức năng gan, tăng men gan, tăng men cơ, sỏi mật, phát ban, tăng đề kháng insulin. Tuy nhiên những tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra khi người bệnh dùng liều cao và tập trung ở nhóm bệnh nhân là người cao tuổi và có tiền sử bị suy gan thận.

Nhóm fibrate

Nhóm thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ Triglycerid trong máu, tăng tổng hợp enzym Lipoprotein lipase, tăng thanh thải các lipoprotein, ức chế tổng hợp apoC-III tại gan và tăng sự thanh thải VLDL.
Một số loại thuốc fibrate và liều lượng được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Gemfibrozil: Dùng 600 mg/ngày.
  • Clofibrat: Dùng 1000 mg/ngày.
  • Fenofibrat: Dùng 145 mg/ngày.

Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như: Chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tăng men gan, sỏi mật, tăng men cơ, phát ban.
Những tác dụng phụ này chủ yếu xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm, người cao tuổi, người có bệnh lý về gan thận. Vì vậy không nên dùng thuốc fibrate cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, người bị suy gan, suy thận mãn tính.

Nhóm Resin

Cách điều trị rối loạn chuyển hóa lipid bằng Resin được áp dụng cho những trường hợp tăng cholesterol LDL. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này đó là trao đổi ion Cl- với axit mật. Từ đó tăng tổng hợp axit mật, giảm bài tiết mật và làm giảm cholesterol ở gan, kích thích quá trình thanh thải cholesterol LDL.
Một số loại thuốc và liều lượng sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Cholestyramin: Liều thông thường 4 -8 g/ngày, liều tối đa 32 mg/ngày.
  • Colestipol: Liều thông thường 5 -10 g/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày.
  • Colesevelam: Liều thông thường 3750 g/ngày, liều tối đa 4375 mg/ngày.

Trong quá trình dùng thuốc người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm: Đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, táo bón.

Omega 3

Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu không thể bỏ qua đó là sử dụng thành phần omega 3. Hoạt chất này có tác dụng tăng dị hóa triglycerid ở gan. Liều lượng thông thường là 3g/ngày, tối đa không vượt quá 6g/ngày. Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ đó là chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Ezetimibe

Bị rối loạn lipid máu điều trị bằng thuốc Ezetimibe sẽ giúp ức chế hấp thụ Triglyceride và cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Liều lượng sử dụng mỗi ngày là khoảng 10mg. Đặc biệt thuốc rất an toàn, ít tác dụng phụ, thường chỉ gây tăng men gan nhẹ.

Lưu ý khi điều trị bằng Tây y

Trong quá trình áp dụng cách điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu đều chuyển hóa qua gan. Vì vậy trong thời gian điều trị, người bệnh cần uống thêm thuốc bảo vệ gan.
  • Bệnh nhân chú ý tới các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc để có những điều chỉnh phù hợp.
  • Nên uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ chuyên khoa để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thuốc Nam chữa rối loạn lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc Nam cũng là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Các bài thuốc Nam được đánh giá là có tác dụng an toàn, hiệu quả trong việc làm tăng cường lưu thông máu, giảm mỡ máu, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Điểm hạn chế của phương pháp này đó là thời gian điều trị lâu dài, cần áp dụng trong nhiều tuần, nhiều tháng mới mang lại công dụng như ý.

Thuốc Nam chữa rối loạn lipid máu được nhiều người áp dụng
Thuốc Nam chữa rối loạn lipid máu được nhiều người áp dụng

Dưới đây là những cây thuốc Nam được dùng để điều trị rối loạn mỡ máu, người bệnh có thể tham khảo:

Nước lá vối

Lá vối là dược liệu quen thuộc đối với nhiều người bệnh. Trong thành phần của lá vối có chứa một số thành phần như tanin, beta-sitosterol, khoáng chất và vitamin, có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân bị rối loạn lipid máu. Người bệnh đun nước lá vối và uống mỗi ngày khoảng 500ml sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.

Lá sen

Trị rối loạn lipid máu bằng lá sen là phương pháp phổ biến trong Y học hiện nay. Lý do là bởi lá sen có chứa các hoạt chất giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp ổn định các chỉ số mỡ máu, ngăn cản các co thắt cơ trơn và cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể dùng lá sen tươi hoặc lá sen khô đều được. Sau đó cho vào nồi đun lấy nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng trong một thời gian dài bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Lá dâu tằm

Lá dâu tằm có tác dụng hiệu quả trong việc làm thông thoáng mạch máu, giảm độ nhớt máu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ một cách hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá, rễ hoặc thân cây dâu tằm, đem rửa sạch và sắc lấy nước để uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng đều đặn trong vòng 2 tháng tình trạng máu nhiễm mỡ của bạn sẽ được cải thiện.

Lá cát cánh

Lá cát cánh là một gợi ý phù hợp cho những ai đang điều trị rối loạn lipid máu. Công dụng chính của dược liệu này đó là giúp làm mềm mạch máu, giảm cholesterol xấu và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Ngoài ra loại nước đun từ lá cát cánh cũng có tác dụng tốt cho người bị mất ngủ. Người bệnh chỉ cần dùng 10g lá cát cánh hãm với nước sôi để uống mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm.

Điều trị bệnh rối loạn lipid máu bằng Đông y

Theo quan điểm của Đông y, rối loạn lipid máu xảy ra do can, tỳ, thận bị hư yếu. Từ đó dẫn đến tình trạng đàm thấp trở trệ, huyết ứ. Ưu điểm của phương pháp điều trị này đó là an toàn cho sức khỏe, ít gây tác dụng phụ và có tác động tới nhiều bộ phận trên cơ thể cùng lúc.
Tuy nhiên việc dùng thuốc Đông y cho tác dụng chậm, thời gian đun sắc lâu và khó tìm được địa chỉ mua thuốc uy tín. Chính vì vậy phương pháp điều trị này vẫn chưa được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn như thuốc Tây y.
Một số bài thuốc Đông y được sử dụng nhiều trong điều trị rối loạn lipid máu người bệnh nên tham khảo:

Bài thuốc thể đàm trệ

Bài thuốc phù hợp với những người có thể trạng béo bệu, đau tức ngực, chân tay nặng nề, cảm giác rã rời, không có lực, bụng chướng, khó nuốt, buồn nôn, nôn, dưới dính nhớt,...

  • Nguyên liệu: Trần bì 10g, Bạch linh 15g, Sơn tra 15g, Thương truật 15g, Hậu phác 15g, Bán hạ chế 10g, Cam thảo 6g.
  • Cách uống: Sắc thuốc với nước lọc, mỗi ngày uống 300ml, chia nước thuốc thành 2 lần vào buổi sáng và chiều, nên uống ngay khi còn ấm.

Bài thuốc thể thấp nhiệt

Người bị rối loạn lipid máu ở thể thấp nhiệt thường có thể trạng béo, dễ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tức ngực, miệng khô, đại tiện phân lỏng hoặc nát, nóng rát hậu môn, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt.

  • Nguyên liệu: Bạch linh 15g, Thảo quyết minh 12g, Bạch truật 15g, Trư linh 15g, Hoạt thạch 25g, Ý dĩ 12g, Trạch tả 15g, Cam thảo 04g, Kim ngân đằng 12g.
  • Cách uống: Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn, sắc cùng với nước liều lượng từ 12-18g/lần, mỗi ngày uống 2 lần.

Bài thuốc thể khí trệ huyết ứ

Người bị thể khí trệ huyết ứ có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tức ngực, tê bì chân tay, chất lưỡi tím hoặc bị ứ huyết.

  • Nguyên liệu: Đào nhân 10g, Đương quy 15g, Xích thược 15g, Sinh địa 10g, Sài hồ, Chỉ xác 10g, Hồng hoa 10g, Ngưu tất 10g, Cát cánh 10g, Xuyên khung 10g, Cam thảo 06g, Uất kim 08g.
  • Cách uống: Các nguyên liệu trên sắc lấy nước để uống. Mỗi ngày uống từ 300ml nước, chia thành 2 lần để uống vào buổi sáng và chiều, nên sử dụng khi còn ấm.

Bài thuốc thể khí trệ huyết ứ giúp cải thiện rối loạn mỡ máu
Bài thuốc thể khí trệ huyết ứ giúp cải thiện rối loạn mỡ máu

Bài thuốc thể thận dương hư

Người bị rối loạn lipid máu do thể thận dương hư có triệu chứng tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, đuối sức, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vi.

  • Nguyên liệu: Thục địa 320g, Ngưu tất 120g, Sơn thù 160g, Bạch linh 120g, Dâm dương hoắc 160g, Hoài sơn 160g, Phụ tử chế 40g, Xa tiền tử 160g, Trạch tả 120g, Ba kích 160g, Đan bì 120g, Nhục quế 40g, Trư linh 40g.
  • Cách uống: Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn, nặn thành các viên hoàn. Sử dụng với liều lượng từ 12-16g/lần, mỗi ngày dùng từ 2-3 lần. Nên uống viên hoàn này cùng nước ấm hoặc nước muối nhạt.

Danh sách các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được bác sĩ khuyên dùng:

  1. Ezetrol:
    • Thành phần: Ezetimibe 10mg, croscarmellose natri, lactose monohydrate, magnesi stearat, microcrystalline cellulose, povidone và natri laurylsulfate.
    • Liều lượng: Uống 10mg/ngày, có thể kết hợp với thuốc statin hoặc fenofibrate theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Đối tượng không nên dùng: Người mẫn cảm với thành phần, trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai.
  2. Rosuvastatin Stella:
    • Thành phần: Rosuvastatin 10mg, lactose monohydrate, microcrystallin cellulose, magnesi stearat, crospovidon, dibasic calci phosphat khan, hypromellose, polyethylen glycol 6000, talc, titan dioxyd, oxyd sắt đỏ.
    • Liều lượng: Uống 10mg/ngày, tăng lên 20mg nếu cần thiết.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng thuốc, bệnh gan, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  3. Crestin:
    • Thành phần: Rosuvastatin 10mg.
    • Liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe.
    • Đối tượng không nên dùng: Bệnh nhân dị ứng, suy gan, suy thận nặng, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  4. Agirovastin:
    • Thành phần: Rosuvastatin 10mg, Cỏ nhọ nồi, Nhân trần, Diệp hạ châu.
    • Liều lượng: Bắt đầu từ 5-10mg/ngày, tăng sau mỗi 4 tuần, liều tối đa 20mg/ngày.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân suy gan, suy thận, phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  5. Lipitor:
    • Thành phần: Atorvastatin 20mg, Calci carbonat, cellulose vi tinh thể, lactose monohydrat, hydroxypropyl cellulose, croscarmellose natri, polysorbat 80, magnesi stearat.
    • Liều lượng: Uống 10mg mỗi ngày, có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân suy gan nặng.
  6. Zetia:
    • Thành phần: Ezetimibe 10mg.
    • Liều lượng: Uống 10mg/ngày.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, phụ nữ mang thai, người đang cho con bú.
  7. Lopid:
    • Thành phần: Gemfibrozil 300mg.
    • Liều lượng: Tùy thuộc vào mục đích điều trị, thường là 900-1200mg/ngày.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân suy gan, suy thận, người đang dùng thuốc gemfibrozil, repaglinid, dasabuvir, simvasfatIin.
  8. Lescol:
    • Thành phần: Fluvastatin sodium 80mg.
    • Liều lượng: Uống 80mg mỗi ngày.
    • Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng, bệnh nhân gan nặng hoặc transaminase trong huyết thanh tăng cao, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
  9. Viên uống cải thiện rối loạn lipid máu:
    • Nhiều sản phẩm như Organika Cholesterol, Lipitas Jpanwell, Cholesterol Aid Vitamins For Life, FAZ Ecogreen, Lipid Cleanz IMC có các thành phần tự nhiên hỗ trợ giảm mỡ máu.

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và hạn chế tự y áp dụng các biện pháp điều trị mà không được tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể và quyết định loại thuốc phù hợp dựa trên nhu cầu và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.


Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người rối loạn lipid máu:

  1. Tăng cường axit béo có lợi: Sử dụng cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, bơ,...
  2. Chất xơ hàng ngày: Nạp 20-30g chất xơ từ trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
  3. Hạn chế chất béo bão hòa: Không ăn quá 14g/ngày từ món chiên rán, bơ, phomai, thịt xông khói,...
  4. Hạn chế cholesterol: Tránh thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt mỡ, sữa nguyên chất,...
  5. Giảm lượng chất béo trong calo tổng: Chia thành 5 bữa/ngày, 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
  6. Chế độ ăn uống đa dạng: Không kiêng khem quá mức, tránh ăn quá nhiều một loại thực phẩm.
  7. Ăn chậm và nhai kỹ: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  8. Uống đủ nước: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  9. Không ăn quá no: Mỗi bữa ăn không nên quá no.
  10. Không ăn khuya hoặc tối muộn: Hạn chế ăn sau giờ tối.

Thực phẩm ưu tiên cho người rối loạn lipid máu:

  1. Cà rốt: Giảm cholesterol, kiểm soát huyết áp và đường trong máu.
  2. Nấm: Thay thế thịt đỏ, giảm calo, chất béo và cholesterol.
  3. Hành tây: Giảm cholesterol LDL, chống viêm.
  4. Mướp đắng: Giảm cholesterol xấu và duy trì mức cholesterol tốt.
  5. Sữa tách béo: Cung cấp dinh dưỡng, ít chất béo và đường.
  6. Tỏi: Tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu.
  7. Cá biển: Chứa axit béo omega-3, tăng cholesterol HDL, giảm viêm.
  8. Dầu thực vật: Chống viêm, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol xấu.
  9. Hoa quả tươi: Nước, chất xơ, vitamin, chống oxy hóa, giảm rối loạn lipid máu.
  10. Rong biển: Ngăn chặn mảng bám cholesterol trong mạch máu, giảm triglyceride.
  11. Rau xanh: Chất xơ, pectin, chống oxy hóa, duy trì cân nặng và giảm cholesterol.
  12. Đậu: Đạm thực vật, chất xơ, giảm LDL-cholesterol.
  13. Hạt như hạnh nhân, óc chó: Omega-3, chất xơ, giảm cholesterol toàn phần.

Kiêng ăn:

  1. Thực phẩm có cholesterol cao: Sữa nguyên chất, sữa nguyên kem, bơ, phomai, thịt bò nướng, sườn lợn,...
  2. Thực phẩm nhiều đường: Bánh kẹo, mứt, nước ngọt có gas, tăng mức cholesterol LDL và đường máu.
  3. Chất kích thích: Bia, rượu, thuốc lá, ma túy, gây nghiêm trọng rối loạn lipid máu.
  4. Chất béo bão hòa: Hạn chế để tránh tăng huyết áp và cholesterol.
  5. Tinh bột: Giảm lượng tinh bột để hạn chế chuyển hóa thành triglyceride.
  6. Đồ ăn nhiều muối: Hạn chế để tránh tình trạng cao huyết áp và tồi tệ hóa lipid máu.
  7. Sữa và chế phẩm từ sữa: Chứa nhiều cholesterol, đường và chất béo, làm tăng cholesterol xấu.

Người bị rối loạn lipid máu cần duy trì chế độ ăn uống cân đối, giảm thực phẩm không tốt, và kết hợp với tập luyện để cải thiện sức khỏe lipid máu.


Trên đây là những cách điều trị rối loạn lipid máu đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên người bệnh không được tùy tiện mua thuốc về sử dụng mà cần đến bệnh viện để được thăm khám và kiểm tra. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý để giúp tình trạng rối loạn lipid máu nhanh được cải thiện.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0981554329

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc “Trong Uống Ngoài Bôi” Xử Lý Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính khó xử lý. Đa số người...

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...