Dây Đau Xương Có Tác Dụng Gì? 14 Bài Thuốc Trị Bệnh Hay Nhất

Dây đau xương là vị thuốc nam được dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, nhờ vào công dụng kháng viêm, giảm đau, tiêu trừ phong thấp. Bài thuốc từ dây đau xương cho đến nay vẫn được nhiều người trong dân gian tin tưởng áp dụng. 

Thông tin về dây đau xương

Dây đau xương hay còn được gọi là cây tục cốt đằng, khoan cân đằng. Cây có tên khoa học là Tinospora Sinensis Merr, thuộc họ cây leo Tiết Đề Menispaermaceae. Cây dây đau xương được dùng làm thuốc chữa bệnh về đau nhức xương khớp.

Thông tin về dây đau xương
Dây đau xương là dược liệu được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về xương khớp

1. Mô tả

Cây dây đau xương là thân leo, có thể mọc dài từ 7 – 8 mét. Trên thân có nhiều nhánh, các nhánh phát triển rũ xuống đất. Phần đầu nhánh có lông nhỏ, khi nhánh cây càng phát triển thì lông cũng dần biết mất. Dọc thân có những chỗ phình ra nhẵn, không sần sùi.

Lá cây có màu xanh lục, cuống tròn dài khoảng 5cm. Phần cuống giữ cho lá hõm tạo thành hình tương tự như trái tim. Trên mặt lá hiện rõ các gân lá tỏa ra, hình dạng như chân vịt, sờ vào cảm nhận được phần gân cộm trên bề mặt. Chiều dài của lá cây thường từ 10 – 12 cm, chiều rộng khoảng 10cm.

Cây dây đau xương mọc hoa thành từng chùm từ các kẽ lá, hoa có màu trắng nhạt, có lớp lông mỏng. Mỗi chùm hoa có chiều dài từ 8 – 10 cm. Quả hình thành vào khoảng tháng 3 hàng năm, hình dạng bán cầu hõm lại ở phía dưới. Bề mặt quả có phủ một lớp dịch nhầy mỏng, quả chín có màu đỏ đậm.

Một số hình ảnh về cây, hoa và quả của dây đau xương:

Thông tin về dây đau xương
Cây dây đau xương là thân leo, có thể mọc dài từ 7 – 8 mét
Thông tin về dây đau xương
Lá cây có màu xanh lục, cuống tròn dài khoảng 5cm
Thông tin về dây đau xương
Quả hình thành vào khoảng tháng 3 hàng năm, hình dạng bán cầu hõm lại ở phía dưới

2. Phân bố

Cây dây đau xương được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tại nước ta, có thể tìm thấy loại dược liệu này ở những vùng núi phía Bắc, cây thường mọc hoang. Vì mang lại lợi ích chữa bệnh nên cây bắt đầu được nhân giống, trồng ở nhiều nơi trên nước ta.

Cây có mức độ sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa hè. Có thể trồng từ đoạn thân hoặc cành nhờ vào khả năng tái sinh vô tính mạnh mẽ. Mặc dù nguồn dược liệu phong phú, tuy nhiên tại một số nơi mật độ khai thác dày đặc khiến cho loại cây này dần trở nên khó tìm hơn.

3. Thu hoạch và bảo quản

Cây có thể thu hoạch được quanh năm.

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Thành phần và tác dụng của dây đau xương

Đông y ghi chép, dây đau xương có vị đắng, tính mát. Quy vào kinh Can. Công dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt được dùng trong điều trị các vấn đề về tê bì chân tay, đau nhức xương khớp.

Y học hiện đại nghiên cứu, loại cây này có chứa các chất như ankaloid, tinosinesid A, tinosinesid B,… Mang lại tác dụng ức chế hoạt tính co thắt cơ trơn, giảm đau, chống viêm.

Nhờ đó, dây đau xương được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Phù hợp với đối tượng đang bị:

  • Đau mỏi cơ gân tại các vị trí ổ xương khớp trên cơ thể.
  • Đau mỏi vai gáy nguyên nhân do vận động mạnh, làm việc quá sức.
  • Phòng ngừa thoái hóa khớp, trị tràn dịch khớp gối, tê mỏi chân tay.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gout.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương

Dây đau xương được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về xương khớp. Tham khảo ngay một số bài thuốc với dược liệu này bên dưới đây:

Các bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương
Các bài thuốc chữa bệnh từ dây đau xương

– Bài thuốc trị đau dây thần kinh hông

  • Chuẩn bị: 15gr mỗi vị gồm dây đau xương, cây lẩu bò, kê huyết đằng, kim ngân và cây ngũ vị.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu cho vào ấm nấu với 750ml nước, sắc đến khi cạn còn 500ml, tắt lửa. Chắt thuốc chia thành nhiều lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục trong khoảng 2 tuần triệu chứng đau dây thần kinh thuyên giảm hẳn.

– Bài thuốc chữa phong thấp

  • Chuẩn bị: 30gr mỗi vị gồm cây dây đau xương, đơn gối hạc, bưởi bung, cây cỏ xước và rễ gấc.
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch hết các dược liệu, bạn cho vào ấm nấu với 1,5 lít nước. Sắc trong khoảng 15 phút, chắt lấy nước uống hàng ngày. Áp dụng kiên trì trong khoảng 1 – 2 tháng để giảm tình trạng đau nhức gân xương do phong thấp gây ra.

– Bài thuốc chữa thận hư gây đau lưng, mỏi gối

  • Chuẩn bị: 12gr mỗi vị dây đau xương, rễ gối hạc, rễ cỏ xước, thỏ ty tử, 16gr mỗi vị bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng và 20gr mỗi vị cầu tích, củ hoài sơn.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó nấu cùng với 1,5 lít nước. Đun sôi đến khi cạn còn khoảng 1 lít, chắc lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày 1 thang, áp dụng trong khoảng 15 – 20 ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể đem nguyên liệu ngâm rượu uống chữa thận hư gây đau lưng, mỏi gối.

– Bài thuốc chữa sưng chân do té ngã, phong thấp

  • Chuẩn bị: Lá dây đau xương tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch lá dây đau xương, ngâm với nước muối pha loãng vài phút, rửa lại rồi để cho ráo nước. Sau đó bạn cho vào cối sạch giã nát lá dược liệu, hòa với một ít cốt rượu với tỷ lệ 3:1, sau đó đem chưng nóng. Đắp hỗn hợp lên khu vực bị sưng, không đắp lên vùng da có vết thương hở. Áp dụng mỗi ngày, 2 – 3 tuần sau tình trạng đau nhức cải thiện đáng kể.

– Bài thuốc chữa rắng cắn

  • Chuẩn bị: 20gr mỗi vị gồm lá dây đau xương, lá tía tô, 30gr lá cây thài lài, 50gr rau sam.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sau đó giã nát, vắt lấy nước uống, phần bã đắp lên vị trí bị rắn cắn.

– Bài thuốc trị sai khớp, bong gân

  • Chuẩn bị: Lá dây đau xương kết hợp với nhiều dược diệu khác, chẳng hạn như hạt máu chó, lá tầm gửi cây khế, hồi xương, lá bưởi bung, vỏ núc nác, lá canh châu,… Liều lượng sử dụng phù hợp.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó giã nhỏ, sao nóng rồi đổ ra khăn mỏng. Chườm trực tiếp lên vị trí bị bong gân, sai khớp, áp dụng mỗi ngày để khi tình trạng thuyên giảm.

– Bài thuốc chữa đau đầu gối, sưng mu bàn chân

  • Chuẩn bị: 20gr mỗi vị gồm dây đau xương, cam thảo dây, rễ cỏ xước, lá lốt, kết hợp với cốt khí củ và rễ cây tầm xoọng.
  • Thực hiện: Dược liệu rửa sạch, sau đó cho vào nồi sắc lấy nước uống liên tục trọng 7 – 10 ngày, tình trạng đau nhức, sung đỏ thuyên giảm dần.

– Bài thuốc chữa tê bì chân tay, đau nhức xướng khớp ở người già

  • Chuẩn bị: Dây đau xương kết hợp cùng với các dược vị như hy thiêm, cỏ xước, kim ngân hoa, cà gai leo,… với liều lượng phù hợp.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc với nước vừa đủ, đun đến khi cạn thành rượu thuốc. Uống hàng ngày giúp người già giảm đau nhức xương khớp, tăng cường vận động.

– Bài thuốc chữa đau nhức do phong tế thấp

  • Chuẩn bị: Dây đau xương, thiên nhiên kiện, chân chim, quế chi, phòng kỷ, núc nác, giai tầm xoọng, cây xấu hổ, liều lượng từ 4gr – 6gr.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang đến khi đau nhức thuyên giảm.

– Bài thuốc chữa thấp khớp mãn tính

  • Chuẩn bị: 20gr mỗi vị gồm phục linh, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, kết hợp với thân cây trâu cổ, dây rung rúc, 10gr mỗi vị gồm dây đau xương, lá lốt, tang chi, thiên niên kiện, rễ gấc.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch, sau đó sắc 2 lần nước, lấy khoảng 400ml. Dùng nước thuốc đun lại lần nữa cho cô đặc lại thành cao lỏng. Mỗi lần uống lấy ra 1 ít cao pha với rượu, chia thành 3 phần uống hết trong ngày.

– Bài thuốc chữa đau nhức tay chân

  • Chuẩn bị: 12gr mỗi vị dược liệu như dây đau xương, rễ cây xấu hổ, kê huyết đằng, tục đoạn, vương tôn, sơn thục, kết hợp với khúc khắc và quýt gai.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống ngày 1 thang để giảm đau nhức.

– Bài thuốc dây đau xương trị tổ đỉa

  • Chuẩn bị: Dùng phần thân và lá của cây đau xương.
  • Thực hiện: Mang dược liệu rửa sạch sau đó phơi khô, sao vàng dùng dần. Mỗi lần dùng một lượng vừa đủ sắc lấy nước uống hàng ngày.

– Bài thuốc chữa phong thấp gây nhức mỏi, đổ mồ hôi

  • Chuẩn bị: 12gr các vị thuốc gồm bồ công anh, cây kê huyết đằng, cỏ xước, cây cốt toái cổ, cây bồ công anh, chó đẻ hoa vàng, kết hợp với 10gr các vị như cây vòi voi, dây đau xương, thiên niên kiện, cốt khí, 20gr phòng đảng sâm, 20gr sinh địa, 20gr hà thủ ô.
  • Thực hiện: Nguyên liệu rửa sạch sắc lấy nước uống, dùng kiên trì mỗi ngày 1 thang để chữa tình trạng phong thấp đổ mồ hôi tay, chân, nhức mỏi và suy nhược cơ thể.

– Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp

  • Chuẩn bị: 16gr các dược liệu như dây đau xương, tang ký sinh, bài thuốc kết hợp cùng 6gr tế tân, 6gr cam thảo, 8gr xuyên khung, 8gr quế, cùng với 20gr rễ cây cỏ xước, 12gr mỗi vị gồm tần giao, tục đoạn và đảng sâm, bạch thuốc, thục địa, đương quy.
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày, đều đặn 1 thang/ngày để cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý khi sử dụng dây đau xương

Sử dụng dây đau xương chữa các bệnh lý về xương khớp khá hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn nên lưu ý một vài vấn đề sau:

Lưu ý khi sử dụng dây đau xương
Sử dụng dây đau xương chữa bệnh theo đúng phương pháp, liều lượng
  • Dùng dược liệu sắc thuốc uống hoặc đắp, thoa ngoài da mỗi ngày từ 10gr – 12gr, không nên lạm dụng quá nhiều.
  • Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng các bài thuốc chữa trị bệnh xương khớp.
  • Đối với trường hợp bệnh nhân là thai phụ, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý sử dụng dược liệu hoặc kết hợp bừa bãi gặp phải tác dụng không mong muốn.
  • Chú ý bảo quản, tránh để dược liệu bị ẩm mốc, trường hợp phát hiện hư hỏng không nên tiếp tục sử dụng.
  • Lựa chọn nguồn dược liệu sạch, nếu tìm mua nên lựa chọn nơi uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Trên đây là các thông tin về dây đau xương cùng với công dụng và gợi ý một số bài thuốc phổ biến từ dược liệu này. Bạn đọc có thể tham khảo, tuy nhiên tốt nhất trước khi dùng bạn nên thăm khám, xác định bệnh lý để có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...