Cây Đinh Lăng: Gợi Ý 25 Bài Thuốc Dân Gian Trị Bệnh Hiệu Quả

Cây đinh lăng là loại dược liệu trị bệnh quý do thiên nhiên ban tặng. Sở hữu rất nhiều công dụng như bổ thận, tăng lực, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, chữa kiết lỵ, trị ho… cùng nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe nên đinh lăng được nhiều người ví như một phiên bản “nhân sâm Việt Nam”. 

Cây đinh lăng
Cây đinh lăng là loại dược liệu quý được ví như “nhân sâm Việt Nam”

Tổng quan về dược liệu cây đinh lăng

  • Tên gọi: Đinh lăng lá nhỏ, gỏi cá, nam dương lâm,
  • Tên tiếng anh: Polyscias irmicosa (L.) Harms (Panax fruticosum L)
  • Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.); Tieghemopanax fruticosus Vig
  • Họ: Nhân sâm (Araliaceae)

1. Đặc điểm, hình thái nhận diện

Cây Đinh lăng là loại cây được trồng phổ biến ở nước ta, bạn có thể nhận diện loại cây này thông qua các đặc điểm sau đây:

  • Cây đinh lăng là loại thực vật có thân nhỏ, nhẵn và không mọc gai, chiều cao của cây từ 0.8 – 1m.
  • Lá cây đinh là loại lá kép có 3 lằn xẻ giống như lông chim, phiến lá co răng cưa không đều, có mùi thơm nhẹ và lá chót có cuống dài khoảng 3 – 10mm.
  • Hoa đinh lăng thường có màu lục nhạt hoặc trắng xám, hoa nở rộ vào khoảng tháng 4 – 7. Khi nở mọc thành từng cụm hình khuy ngắn 7 – 8mm, có nhiều tán và có nhiều hoa nhỏ có cuống ngắn.
  • Quả đinh lăng mọc ra từ hoa, có màu trắng bạc, kích thước nhỏ dài khoảng 3 – 4mm, dày 1mm và có vòi.
Cây đinh lăng
Một vài hình ảnh cây đinh lăng trong tự nhiên
Cây đinh lăng
Lá đinh lăng có 3 lằn xẻ, phiến lá có răng cưa
Cây đinh lăng
Hoa đinh lăng thường nở vào khoảng tháng 4 – 7

2. Phân bố và phân loại

Cây đinh lăng là loại thực vật có sức sống mãnh liệt, thường mọc hoang dại tại các tỉnh thành miền núi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái… và một số tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc. Và khi nhận thấy loại cây này có giá trị kinh tế cao nên ngày càng được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành khác.

Về phân loại, cây đinh lăng có đến hơn 30 loại nhưng có một số loại thường gặp nhất là:

  • Cây đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại đinh lăng phổ biến và được nhiều người biết đến. Đặc biệt, thường được sử dụng để làm thực phẩm, làm gia vị và làm thuốc.
  • Cây đinh lăng lá to: Khác với loại lá nhỏ, loại đinh lăng lá to khá hiếm gặp, lá hình thuôn dài.
  • Cây đinh lăng lá răng: Loài cây này có đặc điểm là lá cây hình bản tròn, viền răng cưa. Chúng thường được bán ở các tiệm cây cảnh dùng để trang trí sân vườn.
  • Cây đinh lăng đĩa: Hình dạng của cây này khá to nên thường được trồng để làm cây cảnh.
  • Cây đinh lăng lá tròn: Cây có tên gọi như vậy là do lá của cây có hình tròn và thường được trồng để làm cảnh.

3. Bộ phận dùng – Thu hái – Sơ chế

  • Bộ phận dùng: Lá và rễ đinh lăng là hai bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
  • Thu hái: Thường thì cây đinh lăng sẽ được thu hoạch sau khoảng 3 năm kể từ thời điểm trồng.
  • Sơ chế: Sau khi thu hái, cây sẽ được cắt nhỏ và phơi khô/ sấy khô để làm dược liệu.
  • Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm mốc và mối mọt.

4. Thành phần hóa học

Theo một số nghiên cứu khoa học, trong thân và rễ (củ) đinh lăng có chứa một số thành phần như: alcaloit, glucoside, saponin, tannin, flavonoid, vitamin B1 các axit amin tối cần thiết trong đó có lysin, cystein và methionin …và một số chất vi lượng khác.

 Công dụng của dược liệu cây đinh lăng

1. Theo y học cổ truyền

Vị thuốc đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, nhạt, tính bình, không có độc và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Bồi bổ khí huyết, đả thông huyết mạch
  • Tăng cường sức khỏe hô hấp
  • Lợi tiểu, bồi bổ sức khỏe cho người dễ bị suy nhược, gầy yếu
  • Hỗ trợ tăng cân, kích thích tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa.
  • Bảo vệ chức năng gan
  • Nâng cao sức khỏe sinh lý nam, tăng sức bền dẻo dai không kém gì các dược liệu khác như ba kích, đương quy, nhân sâm…
  • Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, ăn không ngon, đau nhức mỏi tay chân…
  • Co thắt nhẹ, tốt cho phụ nữ sau sinh bị đau nhức vú, tắc tia sữa…
  • Trị mất ngủ, khó ngủ
  • Tắm lá đinh lăng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh dị ứng, ngứa ngáy, nổi mề đay cho trẻ.
  • Lá đinh lăng còn có khả năng trị cảm sốt, giảm sưng tấy vết thương.
  • ….
Cây đinh lăng
Vị thuốc đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, nhạt, tính bình, không có độc nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền

Theo y học hiện đại

Theo một số nghiên cứu hiện đại khác, trong cây đinh lăng có chứa nhiều dược chất có lợi và đem lại một số hiệu quả sau:

  • Kích thích làm tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ phân biệt và phản xạ dương tính.
  • Tăng khả năng tiếp nhận các tế bào thần kinh bên ngoài lớp vỏ não khi tiếp xúc với các kích thích ánh sáng, giúp các chức năng liên quan đến hệ thần kinh hoạt động tốt hơn.
  • Tăng cường sự dẻo dai và sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
  • Kích thích hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật khi sử dụng bột rễ đinh lăng hoặc dịch chiết từ rễ.
  • Ngoài ra nước sắc và rượu từ lá đinh lăng còn có khả năng ức chế sự tăng trưởng của nhiều loại vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn sinh mủ, chống tiêu chảy…

Liều dùng: Theo các chuyên gia, liều dùng dược liệu đinh lăng phù hợp nhất là 1 – 6g đối với phần rễ hoặc 30 – 50g đối với phần thân, 50 – 100g đối với phần lá cây. Người bệnh có thể sắc lấy nước uống, ngâm rượu, kết hợp với các loại dược liệu khác hoặc chế biến thành các món ăn ngon tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh sử dụng dược liệu đinh lăng tươi hoặc khô để làm các bài thuốc sắc, kết hợp dược liệu khác hoặc ngâm rượu chữa bệnh, bạn cũng có thể tiến hành nấu lấy cao đinh lăng. Loại cao này đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: bồi bổ khí huyết, tăng khả năng giải độc, cải thiện khả năng tiêu hóa, giảm dị ứng, ngứa ngáy, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chữa chứng khó ngủ, bốc hỏa ở giai đoạn mãn kinh, tăng cường nội tiết tố, chống khô âm đạo ở nữ giới…

Hiện nay, cao đinh lăng được nấu dưới 3 dạng là cao mềm, cao lỏng và cao khô để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh.

Cây đinh lăng
Cao đinh lăng dễ sử dụng, thuận tiện và đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe
  • Cao lỏng: Cao được nấu cho đến khi chuyển sang dạng lỏng, tỏa mùi đinh lăng đậm đặc, hơi sánh. Thông thường cao được bào chế theo tỷ lệ 1:1, tức là cứ 1kg rễ đinh lăng sẽ thu được 1ml cao. Tùy thuộc vào dược liệu có chứa dưỡng chất nhiều hay ít mà người làm sẽ điều chỉnh tỷ lệ nấu phù hợp.
  • Cao mềm: Thực chất đây là cao lỏng được nấu thêm để cao cô đặc lại. Tùy vào mục đích sử dụng là gì mà người làm sẽ điều chỉnh lượng nước phù hợp để thu về cao mềm hoặc cao đặc.
  • Cao khô: Cao khô là kết quả của quá trình điều chế dược liệu thô nhưng trước đó đã qua các buốc sấy và nghiền nát. Nguyên liệu này thường được sử dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm chức năng hoặc bào chế dược liệu.

Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ cây đinh lăng

Có rất nhiều cách sử dụng dược liệu đinh lăng để trị bệnh, bạn có thể tham khảo và chọn lựa một số cách sau đây:

1. Bài thuốc cải thiện chứng suy nhược, mệt mỏi

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm rễ đinh lăng đã phơi khô sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp thêm một chút đẳng sâm và sâm bố chính đem ngâm rượu để tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi.

2. Bài thuốc chữa chứng đau đầu, háo khát, sốt lâu ngày, đau tức ngực, nước tiểu màu vàng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: 30g đinh lăng (gồm cả rễ và cành), 10g vỏ quýt, 10g vỏ chanh, 20g sài hồ (bao gồm cả rễ, cành và lá), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo đất hoặc cam thảo dây đều được, 20g chua me đất và 30g rai má tươi.
  • Rửa sạch tất cả các dược liệu, cho vào ấm sắc với 500ml nước, đậy kín nắp và sắc đến khi còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống hết trong ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh liệt dương

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ đinh lăng, ý ĩ, hà thủ ô, long nhãn, hoài sơn, hoàng tinh, kỷ tử và cám nếp mỗi loại 12g, cao ban long và trâu cổ mỗi loại 8g cùng 6g sa nhân.
  • Sắc mỗi lần 1 thang thuốc này lấy nước uống đều đặn hằng ngày.

4. Bài thuốc chữa bệnh thiếu máu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ đinh lăng, thục địa, hà thủ ô và hoàng tinh mỗi loại 100g cùng 20g tam thất.
  • Sơ chế sạch sẽ, đem đi tán thành bột mịn và sắc với nước uống hằng ngày, mỗi lần sắc 100g.

5. Bài thuốc chữa bệnh phong thấp, đau nhức lưng gối, tê bì tay chân

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20g cành hoặc lá đinh lăng, kèm theo lá lốt, vỏ bưởi bung, cúc tần và rễ cây xấu hổ mỗi loại 10g.
  • Rửa sạch sẽ các dược liệu, cho vào ấm sắc cùng 600ml nước.
  • Khi thấy nước cạn xuống còn khoảng một nửa thì tắt bếp, rót nước ra chén chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
Cây đinh lăng
Đinh lăng là loại dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau

6. Bài thuốc chữa gout, tê khớp

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20 – 30g cành hoặc lá đinh lăng cùng một ít cam thảo dây, cúc tần, rễ cây xấu hổ.
  • Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.

7. Bài thuốc chữa mẩn ngứa vì bị dị ứng

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 80g lá đinh lăng, rửa sạch và đem sao vàng.
  • Cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày.
  • Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 2 – 3 tháng sẽ đạt hiệu quả rõ rệt.

8. Bài thuốc giúp thông tia sữa, làm căng bầu sữa

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 30 – 40g rễ đinh lăng, rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng 500ml nước.
  • Đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn xuống còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
  • Rót nước ra chén và uống hết khi nước thuốc còn ấm nóng để đạt hiệu quả tối ưu.

9. Uống nước lá đinh lăng giúp giảm cân

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 50g lá đinh lăng và 50g lá sen khô.
  • Rửa sạch các dược liệu, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho hết số thảo dược vào ấm sắc cùng 1.5 lít nước lọc trên lửa nhỏ.
  • Khi thấy nước cạn xuống bớt và ngả sang màu đậm thì tắt bếp, vớt bỏ lá.
  • Rót phần nước thuốc ra chén, đợi cho nguội bớt nhưng vẫn còn ấm nóng thì uống hết.

10. Bài thuốc chữa hen suyễn lâu năm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm: rễ đinh lăng, đậu săng, tang bạch bì, nghệ vàng và tần dày lá mỗi loại 8g, 6g bồ công anh và 4g gừng khô.
  • Cho hết số dược liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc cùng 900ml nước, đến khi nước thuốc cạn xuống còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén và uống hết khi còn ấm nóng, uống ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng hen suyễn.

11. Bài thuốc điều trị vết thương sưng đau

Cách thực hiện:

  • Dùng 40g đinh lăng tươi, rửa sạch và ngâm 15 phút trong nước muối pha loãng rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho đinh lăng vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vết thương hay vị trí bị sưng đau để giúp cải thiện hiệu quả cơn đau.

12. Bài thuốc giúp bồi bổ sức khỏe cho sản phụ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng.
  • Cho vào ấm, châm vào 200ml nước sôi, đậy kín nắp và hãm trong vòng 7 – 10 phút.
  • Mở nắp ra rồi khuấy lên rót nước đầu tiên ra ly uống hết một lần.
  • Sau đó, tiếp tục châm vào 200ml nước lọc vào, đun sôi lên và lấy phần nước thứ hai và uống hết trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện cho cho đến khi sức khỏe được cải thiện đáng kể.

13. Bài thuốc chữa chứng đau tử cung, rối loạn kinh nguyệt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá và cành đinh lăng đã phơi khô, rửa sạch và sao vàng.
  • Cho vào ấm hãm thành trà sử dụng hằng ngày thay cho nước trà thông thường.
  • Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc duy trì kinh nguyệt, lưu thông khí huyết, ổn định đường huyết, từ đó giảm các cơn đau nhức vùng bụng và cổ tử cung cho phụ nữa sau sinh.

14. Bài thuốc giúp an thần, chữa mất ngủ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một ít lá non đinh lăng, rửa sạch qua nhiều lần rồi ngâm trong nước muối pha loãng.
  • Trải ra rổ phơi khô dưới bóng râm, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ làm mất đi mùi thơm của lá.
  • Kiểm tra khi thấy lá mềm, dẻo lại và không quá khô thì đem đi sao vàng. Tiếp theo đem lá đi hút ẩm với nhiệt độ phù hợp.
  • Trộn lá đinh lăng và bông gòn theo tỷ lệ nhất định để làm ruột gối. Bọc vỏ gối bên ngoài sạch sẽ là có thể sử dụng để làm gối ngủ hằng ngày.

Ngoài ra, sử dụng lá đinh lăng phơi khô cho vào bên trong gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm cũng rất tốt. Nó có tác dụng chống giật mình, ngăn ngừa đổ mồ hôi trộm và giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Cây đinh lăng
Sự kết hợp giữa đinh lăng cùng nhiều loại dược liệu khác giúp chữa trị nhiều bệnh thông thường như sốt, ho, đau nhức…

15. Bài thuốc chữa bệnh viêm gan mãn tính

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại dược liệu gồm: rễ đinh lăng, ngũ gia bì, chi tử, xa tiền tử, hoài sơn và rẽ cỏ tranh mỗi loại 12g, uất kim và ngưu tất mỗi loại 8g, 16g ý dĩ và 20g nhân trần.
  • Sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày để đạt được tối ưu nhất.

16. Bài thuốc rễ đinh lăng ngâm rượu tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe và tiêu thực

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g rễ đinh lăng, rửa sạch, cắt nhỏ và phơi khô.
  • Tán nhuyễn rễ đinh lăng thành bột, cho vào hũ thủy tinh, đổ vào 1 lít rượu 30 độ, đậy kín nắp và ngâm trong vòng 10 ngày.
  • Cách 2 – 3 ngày lắc đều lọ thuốc 1 lần để tránh đóng cặn.
  • Mỗi lần sử dụng 10ml trước bữa ăn, tối đa 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

17. Bài thuốc cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tập trung và chữa chứng mất ngủ kéo dài

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, 16g liên nhục, 20g lá vông, 12g tâm sen và 20g tang diệp.
  • Rửa sạch các dược liệu, cho vào ấm sắc cùng 400ml nước, khi nước thuốc còn khoảng 150ml và chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

18. Bài thuốc chữa chứng đái buốt, rát, nước tiểu màu đỏ do bị sỏi thận

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các thảo dược gồm lá đinh lăng, kim tiền thảo, liên tiền thảo, xa tiền thảo mỗi thứ 1 nắm lớn.
  • Rửa sạch, cho vào ấm sắc lấy nước thuốc uống hằng ngày. Nếu tình trạng bệnh nặng có thể thêm 10 – 12g chè búp non để tăng hiệu quả.

19. Bài thuốc chữa chứng ho khan kéo dài

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ đinh lăng, lá xương sông, xa tiền thảo và rau má mỗi loại 20g, đại táo, cát cánh và trần bì mỗi loại 12g, mạch môn, cam thảo và tía tô mỗi loại 16g.
  • Cho hết vào ấm sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang.

20. Bài thuốc cải thiện chứng đau quặn bụng, bí tiểu do sỏi thận

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá đinh lăng và xấu hổ tía mỗi loại 40g, 20g xa tiền thảo, 30g rau ngổ cùng 24g râu bắp.
  • Sắc mỗi ngày một thang lấy nước uống, kiên trì đều đặn hằng ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

21. Bài thuốc cải thiện bệnh xơ cứng, hạn chế vận động, hay đau nhức khớp

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rễ (củ) đinh lăng, nam tục đoạn và thổ linh mỗi thứ 20g, đại táo, cam thảo, trần bì, đương quy và xuyên khung mỗi loại 12g cùng 16g ngưu tất.
  • Cho hết dược liệu vào ấm và sắc cùng 800ml nước, đậy kín nắp sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm còn khoảng 250ml thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc ra chén chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày. Kiên trì liên tục trong vòng 15 ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

22. Bài thuốc chữa chứng khó tiêu, ăn không ngon, dễ đầy bụng

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 10g rễ đinh lăng, rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng 300ml nước.
  • Khi nước thuốc cô đặc lại còn khoảng 150ml thì tắt bếp.
  • Rót ra chén chia làm 2 – 3 phần uống hết trong ngày.
Cây đinh lăng
Đinh lăng ngâm rượu đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cải thiện sinh lực phái nam…

23. Bài thuốc chữa trị chứng kiết lỵ, nổi ban sởi

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10g lá đinh lăng khô, rửa sạch rồi sắc cùng 200ml nước.
  • Chắt lấy phần nước thuốc uống hết trong ngày, nên uống khi còn ấm nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

24. Bài thuốc chữa bệnh dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm

Cách thực hiện:

  • Dùng khoảng 80g lá đinh lăng khô, cho vào ấm sắc cùng 500ml nước lọc.
  • Đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 250m thì tắt bếp.
  • Rót ra chén chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

25. Bài thuốc chữa sốt rét

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 12g rễ đinh lăng, 16g ý dĩ, 20g nhân trần, nghệ, uất kim và ngưu tất mỗi loại 8g, hoài sơn, rễ cỏ tranh, chi tử, biển đậu, ngũ gia bì và xa tiền tử mỗi loại 12g.
  • Sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước uống, kiên trì đều đặn hằng ngày giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu đinh lăng

Có thể thấy, dược liệu đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ khi người bệnh sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Dùng sai cách sẽ dễ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây tổn hại đến sức khỏe. Vì vậy, hãy ghi nhớ một số điều sau đây trong quá trình sử dụng dược liệu đinh lăng:

  • Trong đinh lăng có chứa hàm lượng cao hoạt chất Saponin, nếu sử dụng quá mức có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, thậm chí gây ngộ độc, buồn nôn, tiêu chảy, làm vỡ hồng cầu… kèm theo nhiều rủi ro nguy hiểm khác.
  • Phần rễ đinh lăng có chứa nhiều nhựa mủ độc hại, tốt nhất nên thái nhỏ, phơi khô rồi sử dụng dần. Tránh dùng trực tiếp để giảm bớt rủi ro gây hại cho sức khỏe.
  • Chống chỉ định sử dụng dược liệu đinh lăng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Đối với trẻ em chỉ sử dụng đinh lăng để lót dưới gối nằm hoặc nấu nước tắm cho trẻ, tuyệt đối không tự ý sắc nước cho trẻ uống để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
  • Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra bất kỳ vấn đề tiêu cực nào, hãy ngưng lại ngay và thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời cũng như tư vấn điều trị bằng phương pháp khác phù hợp hơn.
Cây đinh lăng
Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đinh lăng với liều dùng phù hợp, tránh dùng quá liều gây ngộ độc cùng nhiều tác dụng phụ khác

Trên đây là một số thông tin về dược liệu đinh lăng cùng các bài thuốc trị bệnh từ dược liệu này hiệu quả. Tuy nhiên, tốt hơn hết người bệnh nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng đinh lăng hoặc bất kỳ dược liệu nào đi chăng nữa để đảm bảo sẽ đạt hiệu quả điều trị và tránh những rũi ro ngoài ý muốn.

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...