Khổ Qua Rừng: Đặc Điểm, Tác Dụng, Lưu ý Khi Dùng Trị Bệnh

Khổ qua rừng là loại cây mọc hoang nhưng có chứa dược tính cao nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Hơn nữa, dược liệu còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và mang lại nhiều công dụng trong làm đẹp.

Khổ Qua Rừng: Công Dụng, Lợi Ích Đối Với Sức Khoẻ & Làm Đẹp
Khổ qua rừng là loại cây mọc hoang nhưng có chứa dược tính cao nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Mô tả dược liệu khổ qua rừng

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Mướp đắng rừng
  • Tên khoa học: Momordica charantia
  • Họ: Bầu bí – Cucurbitaceae

2. Đặc điểm thực vật

Khổ qua rừng là loài cây dây leo thân thảo, sồng hằng năm khoảng 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dây leo bằng tua cuốn, thường bò dài đến 2 – 3m. Lá mọc so le, dài từ 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng, chia thành 5 – 7 thuỳ, có mép khía răng. Gân lá có lông ngắn, mặt trên có màu xanh đậm hơn so với mặt dưới.

Đặc điểm thực vật
Quả có hình thoi, dài khoảng 8 – 10cm, bên ngoài có nhiều u lồi

Hoa cái và hoa đực sẽ mọc riêng ở nách lá. Cánh hoa có màu vàng. Quả có hình thoi, dài khoảng 8 – 10cm, bên ngoài có nhiều u lồi. Quả non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng hồng.

3. Bộ phận dùng

Các bộ phận từ thân, lá và quả của khổ qua rừng đều được thu hái để làm thuốc chữa bệnh.

4. Phân bố

Dược liệu có nguồn gốc từ các quốc gia châu Á, Châu Úc và Châu Phi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Australia,… Ở nước ta, loài cây này mọc hoang ở nhiều vùng đồi núi khác nhau. Thường phân bố nhiều ở khu vực phía Nam.

5. Thu hái – sơ chế

Mướp đắng rừng có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Dùng ở dạng tươi hoặc phơi/ sấy khô đều được.

Thu hái - sơ chế
Mướp đắng rừng có thể thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm

Nếu muốn dùng trong thời gian dài với số lượng nước. Dược liệu sau khi thu háo về sẽ cắt khúc, mang đi ngâm rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất rồi mang đi phơi/ sấy khô.

6. Bảo quản

Khổ qua rừng sau khi sơ chế, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu dùng lâu nên mang ra phơi nắng thường xuyên để tránh bị mối mọt, ẩm mốc.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dược liệu khổ qua rừng có chứa các thành phần hoá học như Peptide, Charantins, Ancaloit, Momocdixin. Ngoài ra, một số thành phần dưỡng chất khác cũng được tìm thấy trong vị thuốc này như kháng chất, chất béo, chất xơ, vitamin,….

Vị thuốc khổ qua rừng

1. Tính vị

Tính mát, vị đắng

2. Quy kinh

Chưa có tài liệu ghi chép

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Mướp đắng rừng có tính mát, không độc, tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu đờm
  • Mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp bị say nắng, sốt, bị mụn nhọt, viêm nhiễm,…
  • Việc dùng dược liệu này thường xuyên giúp tinh thần sảng khoái, giảm stress, tốt cho da
  • Dân gian thường dùng khổ qua rừng chữa các chứng bệnh như viêm họng, các vấn đề về gan, đau bụng, hạ đường huyết,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Vị thuốc có tác dụng enzyme giúp vận chuyển glucose từ máu đến các tế bào. Nhờ đó giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết ở người bị đái tháo đường.
  • Giúp kiểm soát tốt huyết áp và tim mạch, phòng ngừa nguy cơ gặp các vấn đề về bệnh tim.
  • Nhờ vào hàm lượng vitamin C và protein dồi dào trong dược liệu giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Từ đó hỗ trợ các tế bào miễn dịch tiêu trừ các tế bào gây ung thư.
  • Protein tương tự như hoạt chất Alkaloid trong nước cốt khổ qua rừng giúp tăng cường chức năng nuốt của thực bào.
  • Các khoáng chất và vitamin trong thảo dược còn mang lại hiệu quả trong hoạt động thải độc cho gan, chuyển độc tố đến thận và đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

4. Cách dùng, liều lượng

Tuỳ vào mục đích sử dụng có thể dùng mướp đắng rừng bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường, dược liệu được dùng ở dạng sắc uống, chế biến thành các món ăn, nấu nước tắm, tán bột mịn,… Dùng ở cả dạng khô và dạng tươi đều tốt.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về liều dùng tham khảo của dược liệu này. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ra các tác dụng không mong muốn.

Hướng dẫn dùng mướp đắng rừng đúng cách

Một số cách dùng dược liệu khổ qua rừng được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Chế biến thành món ăn

Phần đọt và lá của mướp đắng rừng khi còn non có thể dùng để chế biến một số món ăn như xào, luộc, nấu canh. Riêng món canh có thể nấu với thịt viên, nấu chay, chả cá tươi hay hầm xương nếu rất ngon miệng.

Đối với quả cần bỏ ruột, thái mỏng và cào riêng hoặc cùng với các loại rau củ khác. Món khổ qua xào với trứng được nhiều người ưa thích. Ngoài ra, lúc quả còn non có thể bổ đôi để kho chung với thịt.

2. Pha trà uống hằng ngày

Bên cạnh chế biến thành các món ăn, khổ qua rừng còn được dùng để pha trà uống hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện miễn dịch.

Hướng dẫn dùng mướp đắng rừng đúng cách 
Bên cạnh chế biến thành các món ăn, khổ qua rừng còn được dùng để pha trà uống hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1kg mướp đắng rừng, sau khi đem ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Thái lát mỏng và có thể bỏ hạt đi nếu cần thiết, sau đó mang dược liệu phơi khô
  • Kế đến cho vào chảo sao vàng trên lửa nhỏ, đến khi chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp, để nguội
  • Cho tất cả vào lọ thuỷ tinh, bảo quản trong tủ lạnh và để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy vài lát hãm với nước sôi và uống như trà hàng ngày. Bạn có thể cho thêm mật ong và đá để làm giảm vị đắng cũng như tăng hương vị của trà.

Ngoài sử dụng quả để làm trà, bạn cũng có thể dùng thân, rễ, lá đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp từ dược liệu

Ngoài dùng để chế biến món ăn, pha trà uống thì khổ qua rừng còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp da. Theo đó, vị thuốc này có tác dụng chữa bệnh nóng trong, tiểu đường, rôm sảy, trị mụn, côn trùng cắn, viêm họng,…

Bài thuốc trị mụn và làm đẹp da:

  • Chuẩn bị: Bột khổ qua rừng với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Trộn đều bột thuốc với một ít nước để tạo thành hỗn hợp sệt. Sau khi rửa mặt thì dùng hỗn hợp này thoa đều lên mặt. Thư giãn khoảng 15 phút thì rửa lại với nước sạch. Mỗi tuần thực hiện 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Công thức làm đẹp tóc:

  • Chuẩn bị: Khổ qua rừng 1 trái, dầu dừa 3 muỗng, nước chanh 2 muỗng
  • Thực hiện: Khổ qua rừng bỏ hạt, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó trộn đều với các nguyên liệu còn lại rồi thoa lên da dầu. Kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 25 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần áp dụng 1 lần sẽ giúp giảm ngứa do giàu, kích thích mọc tóc và tóc suôn mượt.

Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:

  • Chuẩn bị: Mướp đắng gừng ở dạng phơi khô 10g
  • Thực hiện: Dùng dược liệu ăn trực tiếp sau mỗi bữa ăn để giúp hạ đường huyết. Mỗi ngày dùng 3 lần. Bài thuốc phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bài thuốc chữa nóng trong:

  • Chuẩn bị: Trái khổ qua rừng phơi khô 10g
  • Thực hiện: Dược liệu đem hãm với 250ml nước sôi trong vòng 20 phút. Có thể cho thêm một ít mật ong vào và uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng 1 lần để cải thiện triệu chứng.

Bài thuốc chữa rôm sảy:

  • Chuẩn bị: Dây và lá mướp đắng rừng khoảng nắm lớn
  • Thực hiện: Sau khi rửa sạch thì đem nấu cùng với 2 lít nước. Dùng nước này để tắm hàng ngày đến khi rôm sảy biến mất.

Bài thuốc chữa côn trùng cắn:

  • Chuẩn bị: Hạt mướp đắng rừng già 10 hạt
  • Thực hiện: Nhai kỹ hạt, nuốt phần nước còn phần bã dùng đắp trực tiếp vào vết cắn. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày giúp cải thiện sưng đau, khó chịu.

Bài thuốc chữa viêm họng, ho:

  • Chuẩn bị: Hạt của trái khổ qua rừng già với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Nhai kỹ hạt, nuốt phần nước từ từ và bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần để cải thiện các triệu chứng viêm họng, ho.

Tác hại của việc lạm dụng dược liệu

Mặc dù được đánh giá có độ an toàn, lành tính với nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu sử dụng dược liệu khổ qua rừng không đúng cách có thể phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc điều trị bệnh.

Tác hại của việc lạm dụng dược liệu 
Nếu sử dụng dược liệu khổ qua rừng không đúng cách có thể phát sinh rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe

Dưới đây là một số ảnh hưởng từ việc dùng dược liệu không đúng cách hoặc lạm dụng:

1. Kích thích sẩy thai

Đây được xem là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng mướp đắng rừng với liều lượng cao. Nguyên nhân là do một số hoạt chất có trong dược liệu kích thích tử cung co bóp quá mức.

Thông thường, những cơn kích thích nhẹ sẽ gây ra cảm giác đau bụng, khó chịu. Tuy nhiên, một số trường hợp dùng quá liều có thể dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai. Để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai nên tham vấn chuyên khoa trước khi dùng dược liệu này để chữa bệnh.

2. Không tốt cho sữa mẹ

Các bài thuốc, món ăn từ mướp đắng rừng không được khuyến khích cho phụ nữ đang cho con bú. Bởi trong vị thuốc này có chứa một số thành phần có độc tố nhẹ và có thể truyền sang trẻ thông qua đường sữa mẹ.

Hơn nữa, loại cây này mọc dại hoặc được trồng ở những vùng thổ nhưỡng bị nhiễm kim loại nặng. Độc tính thường không ảnh hưởng ngay đến sức khỏe người trưởng thành nhưng tác động xấu đến trẻ nhỏ.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hoá

Mặc dù mướp đắng rừng có tác dụng tăng tiết men tiêu hoá, đồng thời kích thích hoạt động tiêu hoá diễn ra tốt hơn. Tuy nhiên, nếu dùng với liều lượng lớn có thể gây phản tác dụng. Theo đó, người bệnh thường xuyên gặp các vấn đề như lỵ, tiêu chảy và các bệnh về dạ dày.

4. Tăng nguy cơ hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một trong những vấn đề thường gặp khi dùng dược liệu khổ qua rừng ở liều lượng cao. Theo đó, việc dùng quá nhiều vị thuốc này không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Một số triệu chứng thường gặp như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt,… Do đó, người bị huyết áp thấp được khuyến cáo hạn chế dùng các món ăn từ mướp đắng rừng.

5. Tác động xấu đến phụ nữ sau sinh

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, thành phần Vicine có trong dược liệu có thể gây ra một số hội chứng cấp tính như đau thắt lưng, nhức đầu, hôn mê, đặc biệt là ở người có cơ địa nhạy cảm.

Phụ nữ sau khi không chỉ có cơ địa nhạy cảm, thể trạng lúc này cũng còn yếu và hệ miễn dịch chưa hồi phục. Do đó, nếu ăn quá nhiều khổ qua rừng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Khổ qua rừng là vị thuốc mang lại nhiều công dụng chữa bệnh và lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như quá trình điều trị bệnh. Do đó, trước khi dùng dược liệu này, bệnh nhân cần tham vấn chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Bình luận (1)

  1. Việt says: Trả lời

    mua ở đâu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...