Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu rất quý có nguồn gốc ở Ấn Độ, ngày nay được trồng nhiều tại Việt Nam. Dược liệu được mệnh danh là “thần dược” giúp điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, trinh nữ hoàng cung còn có rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dược liệu quý này.
Xem thêm:
Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung là dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ, ngày nay được trồng tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam.
Loại dược liệu này có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae. Trong dân gian, loại cây này còn được gọi với những cái tên như Tỏi lơi lá rộng hoặc Náng lá rộng.
Dược liệu này xuất phát từ thời phong kiến. Khi xưa dược liệu này được các thái y sử dụng để trị bệnh cho phụ nữ chốn hoàng cung, đặc biệt là những cung nữ đã được tuyển vào cung nhưng không được nhà vua để mắt và sủng hạnh, vẫn còn giữ nguyên được trinh tiết. Từ đó hình thành nên cái tên trinh nữ hoàng cung.
Cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?
Về đặc điểm nhận dạng, dược liệu này bản chất là một loại cỏ nhưng có hình thái lớn gần giống như cây hoa lan huệ. Thân cây giống với củ hành tây, đường kính củ có thể lên tới 10 – 15cm. Lá mọc thành từng bẹ úp vào nhau đua lên cao tạo thành phần thân giả cao từ 10 – 15 cm.
Lá mỏng, chiều dài từ 80 – 100cm, phần mép của lá hơi lượn sóng. Lá có màu xanh, gân lá song song, mặt trên của lá tạo thành rãnh lớn, mặt dưới có phần sống nổi gồ lên.
Cây có hoa nở vào khoảng tháng 8 đến tháng 9. Hoa có màu trắng, mọc thành từng khóm gồm 6 – 18 bông. Mỗi bông hoa có thân dài từ 30 – 60cm. Hoa có một lớp cánh gồm 6 cánh hoa. Phần nhụy hoa dài, đầu nhụy có túi phấn màu vàng nhạt.
Sau khi hoa trinh nữ hoàng cung nở sẽ kết thành trái. Quả có hình cầu tuy nhiên ít gặp.
Từ thân cây mọc ra rất nhiều củ con, vì thế có thể tách ra trồng một cách dễ dàng.
Phân bố và bộ phận dùng
Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng, thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 độ C.
Hiện nay loại cây này được trồng nhiều ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, dược liệu này trước đây được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từ Quảng Nam trở vào. Hiện nay được trồng ở cả những tỉnh phía Bắc.
Bộ phận dùng: Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Trong đó phổ biến nhất là dùng lá tươi hoặc phơi khô, sao vàng, hãm nước uống. Ngoài ra, cán hoa, thân và hoa của loại cây này cũng có thể sử dụng được để tạo thành dược liệu.\
Xem thêm: Đông Trùng Hạ Thảo: Dược Tính, Công Dụng Và Cách Dùng
Phân biệt cây trình nữ hoàng cung với cây náng trắng, lan huệ
Cây trinh nữ hoàng cung thoạt nhìn có nhiều nét giống với cây náng trắng và cây lan huệ nên rất nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên công dụng xét trên khía cạnh y học của 3 loại cây này là hoàn toàn khác nhau. Do đó cần biết cách phân biệt để không sử dụng nhầm dược liệu. Có thể nhận biết 3 loại cây này thông qua những đặc biệt nhận diện như sau:
- Cây trinh nữ hoàng cung: Phần lá mỏng, màu xanh nhạt hơn. Hoa khi còn là búp chưa nở có màu hồng nhạt, lúc mới nở mặt dưới của cánh hoa cũng có vệt hồng. Phần củ của cây này có dạng hình cầu. Sau khi phơi khô sẽ tạo thành dược liệu có hương thơm đặc trưng.
- Cây náng trắng: Phần củ thuôn dài hơn, màu đỏ nhạt. Lá của cây náng trắng có bản to, dày hơn và màu xanh sẫm. Hoa của loại cây này có màu trắng hoàn toàn.
- Cây lan huệ: Phần lá dài hơn và mỏng nhất trong 3 loại cây. Hoa của cây này có màu trắng và đỏ đậm, phần củ cũng có hình cầu nhưng nhỏ hơn. Khi phơi khô lá của cây lan huệ không có hương thơm.
Việc nhận biết đúng dược liệu này rất quan trọng. Bởi chỉ có loại cây này mới tạo nên được dược liệu chữa bệnh hiệu quả. Nếu sử dụng nhầm sẽ dẫn đến việc điều trị bị ảnh hưởng, thậm chí gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Thành phần hóa học của trinh nữ hoàng cung
Thành phần của cây đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Theo đó, loại cây này có chứa hoạt chất chính là alcaloid được chia thành 2 nhóm.
- Nhóm alcaloid không dị vòng: latisodin, latisolin. beladin.
- Nhóm alcaloid dị vòng: crinafolidin, ambelin, crinafolin… đây là nhóm có công dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào u xơ.
Ngoài ra trong phần thân của cây còn chứa các hoạt chất như lycorin, pratorimin, ambelin. pratosin…
Phần thân rễ của cây có chứa 2 loại glucan gồm:
- Glucan A: chứa tới 12 đơn vị glucose
- Glucan B: chứa tới 110 gốc glucose
Bên cạnh đó các nhà khoa học còn tìm thấy những thành phần axit amin có trong dược liệu này như: arginin, leucin, valin, phenylamin…
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Tại Việt Nam bộ phận chính được sử dụng của dược liệu này là lá. Phần lá thường được thu hoạch vào tháng 6 – tháng 7 hàng năm. Sau khi thu hái những lá bánh tẻ sẽ được làm sạch, cắt nhỏ, có thể dùng tươi hoặc đem phơi, sấy khô. Lá cây sẽ được thu hoạch đến khi cây không còn phát triển nữa.
Để bảo quản nên phơi khô, đóng túi hoặc lọ kín, cấy ở nơi khô ráo. Tránh bảo quản nơi ẩm ướt dễ gây mốc, hỏng.
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì
Trinh nữ hoàng cung là loại thảo dược có chứa rất nhiều hoạt chất hóa học có giá trị y học cao. Trong đó nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus, kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh nên thường được sản xuất thành thuốc trinh nữ hoàng cung.
Đặc biệt các nghiên cứu cho thấy rằng cây này có khả năng làm giảm sự phân chia tế bào u nang, u xơ trong cơ thể. Nhờ đó giúp điều trị quả các bệnh u xơ tử cung, u xơ tiền liệt tuyến hiệu quả. Ngoài ra các nhà khoa học đang nghiên cứu về khả năng ứng dụng loại dược liệu này vào điều trị căn bệnh ung thư. Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy, dược liệu này có tác dụng với các bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, dược liệu này còn có rất nhiều công dụng khác, cụ thể như sau.
Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ
Trinh nữ hoàng cung nổi tiếng nhất với khả năng ức chế sự phát triển của các khối u xơ, được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ tử cung và u nang buồng trứng. Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về khả năng kháng u của dược liệu quý này.
Bệnh u xơ tử cung có tỉ lệ mắc rất cao ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này diễn biến âm thầm, ít có triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn đầu nên khó phát hiện sớm. Ở nhiều trường hợp, khối u xơ phát triển nhanh chóng, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.
Nghiên cứu thử nghiệm dược liệu này trên khối u xơ tử cung cho thấy dược liệu này ức chế sự phát triển của khối u, nên có khả năng ứng dụng vào điều trị bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ cây này, kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin có công dụng chống lại ung thư.
Thử nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng, được gây mô hình u báng, khi sử dụng panacrin cho kết quả số tế bào ung thư giảm, sự phát triển khối u giảm, hạn chế tình trạng di căn sang các cơ quan nội tác khác. Ngoài ra, thuốc cũng giúp kéo dài sự sống của chuột thí nghiệm mang khối u lên gấp hai lần so với chuột đối chứng.
Tác dụng kích thích hệ miễn dịch
Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đang được nghiên cứu và thử nghiệm rộng rãi. Phương pháp này tập trung vào việc tăng sản sinh tế bào lympho T giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.
Thử nghiệm được thực hiện trên chuột nhắt trắng được gây khối u cho uống nước chiết từ trinh nữ hoàng cung. Kết quả tế bào lympho T trong máu ở chuột tăng trưởng nhanh hơn.
Ngoài công dụng kích thích hệ miễn dịch, trong dược liệu này còn chứa nhiều alcaloid như: hippadine, lycorine, pseudolycorine… Những hoạt chất này giúp ức chế quá trình tổng hợp protein, nhờ đó kìm hãm sự phát triển của các khối u trong cơ thể.
Tác dụng điều trị u xơ tiền liệt tuyến
Nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tuyến tiền liệt BHP-1, PC3 và LNCP sử dụng dịch chiết từ cây trinh nữ hoàng cung. Kết quả cho thấy, khối u bị ức chế tăng sinh tế bào, đặc biệt hiệu quả nhất trên tế bào BHP-1.
Tác dụng chống oxy hóa
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC của dịch chiết dược liệu này là 1610 ± 150 μmol TE/g. Điều này chứng minh khả năng chống oxy hóa của dược liệu này.
Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh
Thử nghiệm thực hiện trên chuột bị tiêm chất trimethyltin, một loại chất rất độc gây hại cho thần kinh trung ương. Chuột được sử dụng chiết suất cây trinh nữ hoàng cung để điều trị. Kết quả cho thấy, dược liệu này có khả năng bảo vệ các tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.
Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh
Với những tác dụng đã chứng minh bằng nghiên cứu khoa học, dược liệu này được ứng dụng vào điều trị nhiều căn bệnh. Ngày nay không chỉ Đông y mà Tây y cũng sử dụng loại thảo dược này để tạo nên những loại thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ chia sẻ về những căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng cây thuốc này.
Trinh nữ hoàng cung chữa viêm phụ khoa
Ngay từ thời phong kiến, loại cây này đã được các thái y sử dụng để điều trị bệnh phụ khoa cho nữ nhân chốn cung cấm. Ngày nay, dược liệu này đã được sử dụng phổ biến để điều trị các căn bệnh như rong kinh, chảy máu âm đạo, chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt… Để khắc phục những bệnh lý này, có thể sử dụng một trong hai bài thuốc sau:
- Bài thuốc 1: Lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hương tư tử, hạ thảo khô, mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì chia uống 3 lần trong ngày. Thuốc đã sắc chỉ uống trong ngày, không được để qua đêm.
- Bài thuốc 2: Trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, ngải cứu tươi, ích mẫu, hương tử tư mỗi vị 20g. Đêm tất cả sắc với 1 lít nước đến khi đặc lại còn khoảng một nửa thì chia uống 3 lần trong ngày. Nên uống sau khi ăn.
- Bài thuốc 3: Trinh nữ hoàng cung, hương tử tư, sao đen, mỗi vị 30g. Đem hết nguyên liệu sắc với 1 lít nước đến khi cô đặc còn một nửa thì chia uống trong ngày.
Trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì? Giảm đau xương khớp
Sử dụng lá trinh nữ hoàng cung rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô. Tiếp đó sao nóng lá dược liệu rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc cùng vùng da bị bầm dập. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức.
Điều trị chấn thương
Dược liệu này khi kết hợp thêm một số dược liệu khác có khả năng làm lành chấn thương hiệu quả. Bạn có thể sử dụng bài thuốc như sau:
Củ trinh nữ hoàng cung, quốc lão, huyết giác, lá cối xay, dây đau xương, mỗi loại 20g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc thuốc, tốt nhất là dùng nồi đất để đảm bảo tối đa dược chất. Sắc dược liệu đến khi được nước đặc thì chia ngày 2 lần uống. Cần uống bài thuốc này liên tục trong 1 tháng để đạt được hiệu quả.
Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? Làm tan máu bầm
Để làm tan máu bầm người ta sử dụng phần củ trinh nữ hoàng cung đem rửa thật sạch, sau đó nước phần củ này trên lửa cho nóng. Dùng phần củ này đắp lên vùng da bị bầm tím ngày 2 – 3 lần. Sau vài ngày máu bầm sẽ tan hết.
Điều trị bệnh dạ dày, tá tràng
Để chữa bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng người ta sử dụng lá cây còn tươi. Đem rửa sạch lá rồi để cho ráo nước. Cắt lá thành từng khúc nhỏ, tiếp đó cho vào nồi, thêm vào hai bát con nước sạch. Sắc đến khi đặc lại còn khoảng nửa bát thì chia thành 3 lần uống trong ngày. Nên uống sau khi ăn.
Điều trị ung thư vú
Dược liệu này được ứng dụng hiệu quả trong điều trị căn bệnh ung thư vú. Người ta sử dụng 200g lá cây đã phơi khô, dùng nồi đất sắc lên với 2 bát con nước. Đun nhỏ lửa đến khi nước cạn lại còn chừng 1/2 bát thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Cần sử dụng bài thuốc liên tục trong 20 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
Chữa bệnh ho, viêm phế quản
Ít người biết rằng dược liệu này còn có tác dụng điều trị hiệu quả bệnh ho và viêm phế quản. Có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc dưới đây:
- Bài thuốc 1: Dùng lá trinh nữ hoàng cung, cam thảo dây, ô phiến, tang bạch bì, mỗi vị 20g. Cho tất cả vào nồi sắc với 600ml nước đến khi cạn còn chừng 200ml thì chia làm 3 lần trong ngày. Nên uống sau khi ăn.
- Bài thuốc 2: Dùng lá trinh nữ hoàng cung, thêm hương tử, táo chua, lá bồng bồng, mỗi vị 20g. Cho tất cả vào nồi đất, thêm chừng 600ml nước, sắc cho cạn bớt còn khoảng 200ml thì dừng, chia làm 3 lần uống trong ngày. Nên uống sau khi ăn.
Chữa bệnh viêm họng hạt
Dùng 1/3 lá cây còn tươi, rửa sạch. Thêm vào 3g rễ dằng xay. Tất cả ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra cho ráo nước. Cho lá và rễ vào miệng nhai, thêm một chút muối hạt. Nhai và nuốt phần nước tiết ra từ dược liệu để chúng thấm vào cổ họng. Sau đó nhả hết bã bỏ đi. Làm liên tục ngày 2 lần đến khi hết đau và họng không còn sưng, viêm, nổi hạt nữa.
Chữa u xơ tiền liệt tuyến
Một trong những công dụng của cây trinh nữ hoàng cung là chữa u xơ tiền liệt tuyến. Để chữa căn bệnh này người ta thường sử dụng 1 trong 3 bài thuốc dưới đây.
- Bài thuốc 1: Lá trinh nữ hoàng cung khô: 20g, hương tư tử: 6g, xa tiền tử: 12g. Tất cả cho vào nồi, thêm 2 bát con nước sắc đến khi cạn còn chừng 1 bát thì dừng, chia ngày uống 2 – 3 lần sau ăn.
- Bài thuốc 2: Dùng 20g lá trinh nữ hoàng cung khô đem rửa sạch. Cho vào dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát con nước. Đun lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng một nửa thì ngừng, chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày sau ăn.
- Bài thuốc 3: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, hương tư tử, rễ ngưu tất, ba kích mỗi vị 10g. Cho tất cả vào nồi sắc với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì chia thành 3 lần uống trong ngày. Lưu ý không để thuốc qua đêm.
Bạn chưa biết cách sử dụng trinh nữ hoàng cung phù hợp với cơ địa và tình trạng cá nhận?
Đăng ký nhận tư vấn từ chuyên gia YHCT ngay
Tác dụng phụ của cây trinh nữ hoàng cung
Mặc dù có rất nhiều công dụng trong điều trị các bệnh và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, dược liệu này không thể sử dụng bừa bãi. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi tìm kiếm và sử dụng loại cây này phải thật cẩn thận, đảm bảo chính xác để không gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Bởi cây thuốc này có hình thái khá giống với một số loại cây khác trong tự nhiên, do đó rất dễ nhầm lần.
Nếu sử dụng nhầm với loại cây khác thì khi sử dụng có thể gặp phải những tác dụng phụ như: Uống trinh nữ hoàng cung bị chóng mặt, ngộ độc, đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến chức năng gan, thận.
Một số lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung để chữa bệnh
Cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu rất quý hiếm với nhiều công dụng phòng ngừa và chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là với các bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt… Tuy nhiên đây là một cây thuốc nên không thể dụng bừa bãi hoặc lạm dụng liên tục. Khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Khi đang sử dụng cần kiêng ăn rau muống, bởi các chất có trong rau muống có thể làm giảm tác dụng của loại dược liệu này.
- Không tự ý sử dụng để chữa bệnh mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Không tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
- Tránh nhầm lần cây trinh nữ hoàng cung với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây tác dụng phụ không mong muốn.
- Không nên sử dụng thảo dược này với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, những người bị suy thận, suy gan.
- Không sử dụng song song với các loại thuốc Tây để tránh tương tác thuốc gây tác dụng phụ nguy hiểm. Quá trình sử dụng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số câu hỏi về cây trinh nữ hoàng cung
Ngoài những băn khoăn về lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì và những cách sử dụng chữa bệnh, có rất nhiều câu hỏi khác về loại cây này nhận được sự quan tâm từ người dùng.
- Đang có kinh uống trinh nữ hoàng cung được không?
Đang trong kỳ kinh nguyệt hoàn toàn có thể uống trinh nữ hoàng cung. Đặc biệt, các hoạt chất trong loại dược liệu này còn giúp chu kỳ kinh nguyệt của chị em ổn định hơn, cải thiện các triệu chứng bất thường như: Kinh nguyệt đến quá sớm hoặc quá muộn, rong kinh, kinh nguyệt ít,…
- Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?
Theo Y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tính bình, vị chát, không nóng. Tuy nhiên, các đối tượng đang mang thai, suy giảm chức năng gan thận không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ.
- Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại?
Theo các tài liệu nghiên cứu, có 12 loại giống cây trinh nữ hoàng cung và cùng họ Crinum. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 7 loại cây thuộc nhóm trinh nữ hoàng cung, mang những công dụng khác nhau trong điều trị bệnh.
Trinh nữ hoàng cung giá bao nhiêu? Mua ở đâu
Được đông đảo người dân biết đến là loại thảo dược với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, chính vì thế giá của dược liệu này không hề rẻ. Trên thị trường hiện nay, một kilogam có giá dao động từ 200.000 đến 300.000 đồng.
Khi tìm mua trinh nữ hoàng cung bạn cần chọn những cơ sở uy tín, có tên tuổi để đảm bảo chất lượng của dược liệu. Không nên vì ham rẻ mà mua hàng trôi nổi, dễ chọn phải dược liệu giả hoặc chất lượng kém, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trung tâm Dược liệu Vietfarm là đơn vị cung cấp sản phẩm trinh nữ hoàng cung chất lượng cao, được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá tích cực. Đây là đơn vị sở hữu hàng nghìn hecta vườn dược liệu trên khắp cả nước với quy trình thu hái, bào chế khép kín và hiện đại. Chọn lựa sản phẩm trinh nữ hoàng cung Vietfarm bạn có thể hoàn toàn yên tâm cả về chất lượng và giá cả.
Dược liệu trinh nữ hoàng cung Vietfarm được nuôi trồng tại chuỗi vùng chuyên canh dược liệu tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,… Vùng trồng được đội ngũ chuyên gia kiểm định, phân tích, tuyển chọn nơi có thổ nhưỡng tốt nhất cho trinh nữ hoàng cung sinh trưởng.
Đặc biệt, cây thuốc được sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên theo quy trình nuôi trồng đạt chuẩn hữu cơ với 3 không gồm KHÔNG HÓA CHẤT – KHÔNG THUỐC KÍCH THÍCH – KHÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT. Nhờ đó dược liệu đảm bảo sạch tuyệt đối, an toàn cho sức khỏe.
Sau thi được thu hoạch, trinh nữ hoàng cung được phân loại, sấy khô thăng hoa bằng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản trên dây chuyền khép kín, nhà máy đạt chuẩn GMP.
Dược liệu được đóng gói tiêu chuẩn, tích hợp mã QR truy xuất thông tin, đạt chuẩn CO-CQ, được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng.
Hiện nay Vietfarm phân phối SỈ & LẺ trinh nữ hoàng cung đạt chuẩn, nguồn cung ổn định, chiết khấu hấp dẫn, giá thành cạnh tranh. Dược liệu có giá 125.000 VNĐ/ túi 500gr sấy khô, cạnh tranh trên thị trường. Trung tâm dược liệu Vietfarm miễn cước phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 3kg.
Trung tâm dược liệu Vietfarm là đơn vị nuôi trồng, cung ứng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO được nhiều cơ quan báo chí đưa tin, đánh giá cao.
Sở hữu 100+ vùng chuyên canh dược liệu khắp cả nước, cung ứng sản lượng cây thuốc sạch đạt hơn 50 tấn mỗi năm. Với hơn 400 loại dược liệu như đông trùng hạ thảo, nấm lim xanh, trà hoa vàng, sâm Ngọc Linh,… Và là đơn vị nhập khẩu chính ngạch không qua trung gian nhiều loại dược liệu quý hiếm đắt đỏ trên thế giới như đông trùng hạ thảo Tây Tạng, nhung hươu Siberia, saffron,…
Xem thêm: Trung tâm dược liệu Vietfarm phát triển hàng nghìn hecta dược liệu quý với sứ mệnh phục hưng tinh hoa YHCT
Để đặt mua các dược liệu quý cho sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm dược liệu Vietfarm qua các thông tin sau.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cây trinh nữ hoàng cung. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm được những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của dược liệu này, và có được lựa chọn phù hợp nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Xem thêm:
Phụ nữ đang cho con bú có dùng được trinh nữ hoàng cung không, tôi bị u nang buồng trứng thấy trên mạng nói uống lá này có thể chữa khỏi
Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không nên dùng lá này nhé, chờ cai sữa cho con rồi dùng gì thì dùng
Cái trinh nữ hoàng cung này chữa u nang buồng trứng hiệu quả đấy, mẹ tôi uống 2 tháng đi kiểm tra lại kích thước u giảm đi một nửa, ai đang bị bệnh này thì nên dùng, nhưng cố gắng kiên trì, uống điều độ ngày 2 lần, lúc dùng thuốc này thì nên kiêng ăn rau muống nhé