Hợp Tác Nghiên Cứu Ứng Dụng Cây Tầm Gửi Điều Trị Bệnh Xương Khớp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênNgày 21/10/2021, Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc hợp tác cùng Viện Nghiên cứu Bệnh cơ xương khớp Việt Nam công bố hoàn tất đề tài nghiên cứu và ứng dụng tầm gửi trong điều trị bệnh xương khớp. Đề tài sẽ mở ra cơ hội khỏi bệnh cho nhiều bệnh nhân xương khớp bằng chính tài nguyên thuốc Nam của dân tộc. Tầm gửi là các loại cây sống ký sinh, hút dưỡng chất tù thân cây chủ khác. Mỗi loại cây thân chủ sẽ có những dạng tầm gửi khác nhau. Trong Y học cổ truyền, tầm gửi là một vị thuốc quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh xương khớp.
Thông tin về cây tầm gửi và tác dụng đối với sức khỏe
Tầm gửi sống ký sinh trên thân cây chủ, sinh trưởng và phát triển nhờ hút dinh dưỡng từ cây chủ. Các cây chủ thường là các cây thân gỗ, cây càng lâu năm càng có nhiều tầm gửi. Tùy vào loại cây là thân cây chủ khác nhau mà sẽ có những loại tầm gửi và tác dụng trong điều trị bệnh khác nhau. Một số đặc điểm về tầm gửi:
- Sống ký sinh trên các cây thân gỗ và phổ biến nhất là” cây gạo, cây khế, cây mít, cây bưởi…
- Tầm gửi thuộc thân gỗ những thường mọc bò, leo, thân cây có nhiều đốt, khá giòn.
- Rễ tầm gửi bám chặt vào thân cây hoặc rễ cây chủ để hút dinh dưỡng từ các cây này.
- Lá mọc thành cụm, lá có hình bầu dục hoặc tròn 2 đầu tùy cây thân chủ mà chúng sống ký sinh.
- Hoa ở dạng đơn hoặc lưỡng tính, mọc chùm ở kẽ lá (Tùy loại cây chủ).
- Hạt bám chặt vào cây chủ nhờ 1 chất lỏng đặc biệt.
Trong Đông y, tầm gửi có tính bình, vị ngọt, hơi đắng, quy vào kinh thận, can. Tác dụng giải độc gan, chỉ thống (giảm đau), bồi bổ cơ thể, bổ xương khớp, hoạt huyết. Tầm gửi ngoài tác dụng tiêu viêm, giải độc thường được ứng dụng trong điều trị phong tê thấp, đau nhức xương khớp, cao huyết áp… Tầm gửi được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh mãn tính.
Y khoa hiện đại chỉ ra rằng, tầm gửi chứa hoạt chất catechin, trán-phytol, alpha-tocopherol, afzelin chống oxy hóa, chống viêm, bảo vệ gan. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng 20g tầm gửi /1kg trọng lượng cơ thể có tác dụng tương đương khi dùng 150mg Aspirin giảm đau, kháng viêm/ kg trọng lượng. Hợp chất Polysaccharide giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng tránh bệnh tật.
Tầm gửi có thể dùng cả rễ, thân và lá ở dạng khô hoặc tươi trong điều trị bệnh. Dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc sử dụng cây tầm gửi dưới dạng ngâm rượu, sắc uống hoặc pha trà.
Nghiên cứu tác dụng tầm gửi đối với bệnh xướng khớp
Có nhiều loại tầm gửi và mỗi loại có tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Bệnh xương khớp là bệnh phổ biến mà nhiều người gặp phải hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh xương khớp chủ yếu là do quá trình thoái hóa, lão hóa do tuổi tác của cơ thể. Một số chấn thương hoặc chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động không hợp lý cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp.
Theo Y học cổ truyền, bệnh xương khớp chủ yếu do tạng thận, tạng can suy yếu, vì thận chủ cốt tủy, gan chủ gân cơ. Khi thận, can yếu, vinh vệ cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho phong, hàn, thử, thấp xâm nhập khu trú tại gân cơ, xương khớp hủy hoại xương khớp gây đau nhức, cản trở vận động.
Các bệnh xương khớp thường gặp gồm: thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp… Việc điều trị các bệnh lý xương khớp thường gặp khoa khăn khi xương khớp là tổ chức khó phục hồi. Y học hiện đại cũng còn nhiều hạn chế khi tình trạng bệnh dễ tái phát sau khi dùng thuốc.
Trong bối cảnh đó, Y học cổ truyền vốn tồn tại lâu đời, nguyên tắc điều trị từ gốc và sử dụng hoàn toàn dược liệu tự nhiên mang đến hiệu qủa cao, hạn chế tái phát. Mỗi loại tầm gửi sẽ có tác dụng khác nhau với các bệnh lý khác nhau. Đối với bệnh xương khớp, tầm gửi đặc biệt tốt trong việc giải độc, tiêu sưng viêm, bồi bổ xương khớp. Rất nhiều bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng các loại tầm gửi điều trị bệnh xương khớp.
Một số loại tầm gửi được lựa chọn và nghiên cứu trong điều trị bệnh xương khớp gồm:
Tầm gửi trên cây dâu tằm
Được gọi là tang ký sinh, có vị đắng, tính bình, quy vào kinh thận, can. Công dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Chỉ định trong trường hợp đau lưng mỏi gối do can thận yếu, đau thần kinh tọa, đau nhức đầu gối…
Cách sử dụng: Tầm gửi phơi khô, rửa sạch, chặt nhỏ, sao vàng sắc uống hoặc dùng kết hợp với các vị thuốc bổ thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi… và gia giảm theo tình trạng bệnh gặp phải.
Tầm gửi cây gạo
Đây là loại tầm gửi quý hiếm. Theo nghiên cứu loại tầm gửi này có tác dụng chống viêm, giải độc, chống oxy hóa, lợi tiểu, tính mát hiệu quả trong điều trị nhiều bệnh lý mãn tính, đặc biệt là các bệnh xương khớp.
Cách sử dụng: Tầm gửi chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng, rửa sạch trước khi đun sắc. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác.
Tầm gửi cây nghiến
Tầm gửi cây nghiến thường có phạm vi phân bố tại những cánh rừng nghiến già tại một số địa phương như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình…
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tầm gửi cây nghiến có chứa một số hoạt chất quan trọng như: Saponin giảm mệt mỏi, tăng cường và bồi bổ sức khỏe. Flavonoit tăng sức đề kháng, chống lão hóa, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư. Cumarin hoạt huyết, dưỡng huyết. Đặc biệt, tầm gửi cây nghiến chữa 1 lượng lớn hoạt chất tốt cho xương khớp.
Theo Y học cổ truyền, tầm gửi cây nghiến quy vào kinh tâm và thận. Tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, bổ thận, tăng cường sức khỏe, ổn định huyết áp, tim mạch, giảm lão hóa. Đối tượng sử dụng gồm người mắc các bệnh xương khớp, phong tê thấp, thần kinh tọa, người mắc bệnh huyết áp, phụ nữ nám da, người làm việc nặng nhọc…
Cách sử dụng: Sắc uống (25g tầm gửi nghiến, 1,5 lít nước, đun cạn đến khi còn 700ml uống 3 lần trong ngày). Ngâm rượu (sử dụng tầm gửi nghiến khô hoặc tươi ngâm với rượu trắng)….
Ngoài tầm gửi cây nghiến, Viện Nghiên cứu đã giải mã thành công một số loại tầm gửi bản đại của người Tày như: Phác kháo cài (Tầm gửi trên cây vối thuốc), Phác mạy liến (Tầm gửi cây liến)… Đây là các vị thuốc quý có tác dụng tốt với bệnh nhân xương khớp. Công dụng chính là hoạt huyết, chỉ thống, giải độc, tiêu viêm, cung cấp các dưỡng chất tái tạo và phục hồi sụn khớp và xương dưới sụn.
(Kết quả nghiên cứu sẽ được cập nhật ở các tin bài tiếp theo. Mời độc giả đón đọc.)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!