Ngự Dược Nhật Ký Của TS.BS Vân Anh – Viện Trưởng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sứ mệnh gắn liền với Y học cổ truyền, Viện Trưởng Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc, Tiến sĩ – Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh đã dành nhiều năm nghiên cứu về lịch sử và phát triển của YHCT. Trong quá trình tìm hiểu, bác sĩ đã tìm ra cuốn Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký, một tài liệu giá trị chứa đựng những thông tin quan trọng về y học, văn hóa và lịch sử dưới triều Nguyễn.

Hành trình Tiến sĩ – Bác sĩ Vân Anh chinh phục đam mê, tìm ra “báu vật” triều Nguyễn

TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên trưởng khoa Nội Bênh viện YHCT Trung ương, hiện đang là Viện trưởng Viện Y Dược cổ truyền dân tộc. Bằng niềm đam mê với YHCT cùng hơn 30 năm gắn bó với nghề chữa bệnh cứu người, bác sĩ vẫn không ngừng tìm hiểu về những bài thuốc, vị thuốc cổ xưa của dân tộc. Có lẽ chính niềm đam mê đó đã thôi thúc bác sĩ có chuyến đi vào Huế, nghiên cứu và sưu tầm các thông tin về y học cung đình triều Nguyễn.

TS.BS Vân Anh đi vào Huế tìm hiểu về nền y học dưới triều Nguyễn
TS.BS Vân Anh đi vào Huế tìm hiểu về nền y học dưới triều Nguyễn

Hành trình đi tìm dấu vết của lịch sử chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là khi những thông tin lưu giữ vô cùng ít ỏi.

“Dưới sự tồn tại 143 năm, triều đại Nguyễn đã lưu giữ rất nhiều cây thuốc, vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt sự tồn tại của triều Nguyễn cũng đồng thời cuốn theo những bài thuốc quý đi vào quên lãng, các dấu tích cũng không còn nhiều để tìm hiểu.” – Bác sĩ Vân Anh chia sẻ.

Trong chuyến đi Huế, TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh đã gặp gỡ nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan để sưu tâm tài liệu về những bài thuốc cổ của Thái Y Viện triều Nguyễn. Bác sĩ đã làm việc với Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Đông y tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Thư viện Quốc gia Việt Nam,… 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đã có buổi trao đổi với các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử Cung đình Huế nổi danh như Phan Thuận An, Trần Đình Sơn,… Trong đó không thể không nhắc đến cuộc gặp gỡ với cụ Lê Thị Dinh (cung nữ cuối cùng triều Nguyễn) và lương y Thích Tuệ Tâm – Trụ trì Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, Phó chủ tịch Hội Đông y Thừa Thiên Huế.

Tiến sĩ/Bác sĩ Vân Anh làm việc cùng các đơn vị địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế
Tiến sĩ/Bác sĩ Vân Anh làm việc cùng các đơn vị địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế

Mỗi cuộc gặp gỡ là một cơ hội quan trọng để bác sĩ tiếp cận những tài liệu quý hiếm, trong đó có cuốn Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký, một báu vật chứa đựng kho tàng về văn hóa, lịch sử và y thuật triều Nguyễn. 

Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký: Bảo vật vượt thời gian mang giá trị y học vô giá

Châu Bản Triều Nguyễn có 773 tập, mỗi tập sẽ lưu giữ đầy đủ và hoàn chỉnh về các vấn đề của triều đại phong kiến nhà Nguyễn. Cuốn sách tổng hợp các bản tấu, sớ, chiếu, chỉ, sắc, dụ, các tờ truyền, sai, phó, khiển, di ghi chép bằng mực son, có ấn triện và đã được Hoàng đế phê duyệt. Theo các nhà sử học, Chân Bản Triều Nguyễn mang tính xác thực cao vì được ban hành và tiếp nhận, xử lý bởi chính các Hoàng đế triều Nguyễn. 

Châu Bản Triều Nguyễn ghi chép bằng mực son, có phê duyệt của Hoàng đế
Châu Bản Triều Nguyễn ghi chép bằng mực son, có phê duyệt của Hoàng đế

Cùng với đó, Ngự dược nhật ký là cuốn sách trích trong hệ thống của Châu Bản Triều Nguyễn ghi chép lại tất cả hoạt động của Thái Y Viện trong quá trình khám chữa bệnh cho vua và hoàng thân quốc thích. Trong đó bao gồm bệnh án ngự chẩn, ngự trị cho nhà vua, những bài thuốc hay, phương thứ chữa bệnh hiệu quả và dâng tiến ngự dược của Thái Y Viện.

Cuốn sách Châu Bản Triều Nguyễn - Ngự dược nhật ký
Cuốn sách Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký

Chia sẻ thêm về cuốn sách, bác sĩ Vân Anh cho rằng:

“Cuốn sách thực sự là một báu vật vô giá về y học cung đình Huế. Đối với một bác sĩ như tôi, việc tìm thấy cuốn sách này là một kỳ tích, không chỉ về phương diện lịch sử mà còn bao gồm cả giá trị về Y học cổ truyền dân tộc.”

Cũng theo bác sĩ, việc tìm ra Châu Bản Triều Nguyễn – Ngự dược nhật ký có ý nghĩa vô cùng quan trọng để bác sĩ cùng cộng sự của mình nghiên cứu, phục dựng những bài thuốc quý với công hiệu vượt trội. Và với riêng YHCT dân tộc nói chung, đây thực sự là phát hiện quý giá, là tiền đề để thế hệ ngày nay kế thừa, tiếp nối và phát triển nền Đông y ngay trong thời hiện đại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tin mới

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc “Trong Uống Ngoài Bôi” Xử Lý Viêm Da Cơ Địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính khó xử lý. Đa số người...

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...