Huyệt Hạ Quản Là Gì? Khám Phá Vị Trí Và Công Dụng Của Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong Y học cổ truyền, huyệt Hạ Quản được biết đến với những công dụng hữu ích cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về huyệt đạo này, bao gồm vị trí, tác dụng, cách khai thông huyệt và những lưu ý khi ứng dụng trong điều trị bệnh.

Huyệt Hạ Quản là gì? Cách xác định vị trí

Huyệt Hạ Quản còn có nhiều tên gọi khác như huyệt Hạ Hoãn, huyệt Hạ Oản, huyệt Hạ Uyển. Giải nghĩa cho tên gọi, trong Y thư cổ ghi chép huyệt nằm ở vị trí tương ứng dưới (hạ) cuống dạ dày (quản), do đó được gọi là Hạ Quản.

Với xuất xứ từ Thiên ‘Bản Du’ (Linh Khu 2), huyệt đạo Hạ Quản có những đặc tính như sau:

  • Là huyệt đạo thứ 10 của mạch Nhâm.
  • Là huyệt Hội của mạch Nhâm với túc Thái  m (Tỳ).

Cách xác định vị trí

Huyệt đạo Hạ Quản nằm trên đường chính giữa bụng, cách rốn 2 thốn về phía bên trên. Để xác định vị trí chính xác, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Đặt rốn làm tâm, dùng compa huyệt (dụng cụ đo huyệt đạo trong Y học cổ truyền) hoặc thước để đo 2 thốn về phía trên.
  • Bước 2: Tại điểm đo được trên đường chính giữa bụng sẽ là vị trí của huyệt Hạ Quản.
Hình ảnh mô tả huyệt Hạ Quản
Hình ảnh mô tả huyệt Hạ Quản

Giải phẫu vị trí huyệt

Khi tiến hành giải phẫu vị trí của Hạ Quản huyệt sẽ thấy những đặc điểm như sau:

  • Huyệt nằm trên ở trên đường trắng, phía sau đường trắng là mạc ngang, phúc mạc. Vào sâu hơn là tụy tạng và tá tràng (tử cung khi có phụ nữ có thai gần đẻ).
  • Da vůng huyệt đạo chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D9.

Tác dụng của huyệt đạo Hạ Quản với sức khỏe

Trong Y học cổ truyền, huyệt Hạ Quản có tác dụng trợ vận hóa của trường vị và tiêu khí trệ thực tích. Vậy nên, huyệt được ứng dụng trong điều trị các vấn đề như:

  • Cải thiện vấn đề về tiêu hóa: Kích thích huyệt đạo này giúp tăng cường nhu động đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng, ăn không tiêu, ruột viêm mạn, khó tiêu.
  • Giảm đau bụng: Bấm huyệt Hạ Quản có tác dụng giảm đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng, đau bụng kinh hoặc hội chứng ruột kích thích.
  • Điều hòa khí trệ: Theo Y học cổ truyền, khí trệ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý. Châm cứu hoặc bấm huyệt giúp điều hòa khí, giảm các triệu chứng khó thở, chướng hơi.
  • Hỗ trợ điều trị nôn mửa: Kích thích huyệt đạo này có thể làm giảm cơn buồn nôn và nôn do các nguyên nhân khác nhau.

Phương pháp khai thông huyệt

Để phát huy tối đa tác dụng huyệt Hạ Quản, điều kiện tiên quyết là khai thông huyệt đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn 2 liệu pháp được ứng dụng phổ biến trong Y học cổ truyền.

Kỹ thuật châm cứu Hạ Quản huyệt

Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm để kích thích huyệt đạo, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các vấn đề về tiêu hóa, đau bụng, và các triệu chứng khó chịu khác.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Người bệnh nằm thẳng trên giường, thả lỏng cơ thể và tinh thần.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ xác định vị trí của Hạ Quản huyệt, sau đó dùng kim châm thẳng lên huyệt với độ sâu từ 0.5 – 1.5 thốn.
  • Bước 3: Cứu 10 – 30 phút. Sau đó dùng bông gòn ấn nhẹ vào vị trí kim châm trong vài giây để cầm máu.

Lưu ý, kim châm cứu cần được tiệt trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm nguy hiểm.

Tác động vào huyệt đúng kỹ thuật sẽ giúp trị bệnh hiệu quả và an toàn
Tác động vào huyệt đúng kỹ thuật sẽ giúp trị bệnh hiệu quả và an toàn

Kỹ thuật bấm huyệt

Ngoài châm cứu, bấm huyệt cũng được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh với huyệt đạo Hạ Quản.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nằm sấp, thư giãn cơ thể, bác sĩ sát khuẩn vị trí huyệt đạo.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành bấm huyệt trực tiếp bằng tay hoặc dùng dụng cụ bấm huyệt chuyên dụng. Quá trình bấm huyệt kéo dài từ 3 – 5 phút.
  • Bước 3: Để tăng hiệu quả tác động huyệt đạo, có thể bôi tinh dầu lên vị trí bấm.

Phương pháp bấm huyệt được đánh giá độ an toàn cao hơn so với châm cứu, do đó người bệnh có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng cần đảm bảo bạn xác định chính xác vị trí của huyệt và nắm rõ từng bước thực hiện.

Chống chỉ định châm cứu, bấm huyệt Hạ Quản

Dưới đây là những trường hợp được khuyến cáo không nên châm cứu, bấm huyệt đạo Hạ Quản.

  • Phụ nữ mang thai: Huyệt nằm trên vị trí đan điền, nơi tập trung nhiều mạch máu quan trọng liên quan đến thai nhi. Việc tác động lên huyệt đạo này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai.
  • Trẻ em: Làn da của trẻ mỏng manh và hệ miễn dịch còn yếu. Châm cứu, bấm huyệt có thể gây tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Người có bệnh lý tim mạch: Có thể gây kích thích tim, dẫn đến rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Người có bệnh máu khó đông: Châm cứu có thể gây chảy máu tại vị trí châm. Do đó, những người có bệnh lý máu đông kém như hemophilia, thiếu máu tiểu cầu,… không nên châm cứu Hạ Quản huyệt.
  • Người đang bị sốt cao, nhiễm trùng: Lúc này cơ thể đang bị suy yếu, châm cứu bấm huyệt có thể làm tình trạng bệnh trở nặng hơn.
  • Người có da liễu, sưng tấy, hoặc có vết thương hở: Châm cứu, bấm huyệt có thể gây nhiễm trùng tại vị trí châm.

Huyệt Hạ Quản hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ Y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể về phương pháp châm cứu, bấm huyệt phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...