Huyệt Thận Du Có Tác Dụng Gì? Hướng Dẫn Bấm Huyệt Chuẩn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Châm cứu, bấm huyệt Thận Du là phương pháp điều trị bệnh được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền. Cụ thể, huyệt đạo này có tác dụng gì? Tác động châm cứu, bấm huyệt thế nào để hiệu quả đạt được tốt nhất? Câu trả lời được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Thận Du

Huyệt Thận Du có xuất xứ từ Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51), giải thích về ý nghĩa tên gọi, tài liệu Y học cổ truyền ghi chép như sau: “”Du” nghĩa là rót, huyệt có khả năng rót kinh khí vào Thận”. Một số đặc điểm nổi bật của huyệt đạo Thận Du:

  • Là huyệt thứ 23 của Bàng Quang kinh.
  • Nằm trong nhóm huyệt tán khí Dương thuộc Ngũ Tạng.

Huyệt Thận Du nằm ở đâu? 

Huyệt vị nằm cách đốt sống 1.5 thốn theo chiều ngang và nằm ngay phía dưới gai sống thắt lưng. Để xác định chính xác vị trí huyệt, có thể thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Đặt tay từ rốn, kéo đối xứng sang 2 bên phía thắt lưng, tiến thẳng đến cột sống.
  • Bước 2: Tiếp tục kéo tay sang 2 bên khoảng 1.5 thốn.
  • Bước 3: Tiếp tục đếm lên 2 đốt sống là đến gai cột sống thứ 2. Đây chính là vị trí huyệt đạo cần tìm.

Cách xác định huyệt Thận Du vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thông qua phương pháp khai thông, bấm huyệt.

Giải phẫu huyệt đạo

  • Dưới da huyệt là cân ngực – thắt lưng của cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ răng bé sau – dưới, cơ ngang gai, cơ vuông thắt lưng, cơ gian mỏm ngang, cơ đái – chậu.
  • Da khu vực huyệt đạo bị chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh L1 hoặc L2.
Huyệt vị nằm cách đốt sống 1.5 thốn theo chiều ngang và nằm ngay phía dưới gai sống thắt lưng
Huyệt vị nằm cách đốt sống 1.5 thốn theo chiều ngang và nằm ngay phía dưới gai sống thắt lưng

Xem thêm: Huyệt Phế Du Nằm Ở Đâu? Khám Phá Vị Trí Và Lưu Ý Khi Khai Thông

Tác dụng huyệt Thận Du

Huyệt Thận Du mang đến nhiều tác dụng cải thiện sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, huyệt có tác dụng tráng hỏa, ích thủy, kiện gân cốt, điều thận khí, minh nhục,… trong đó phải kể đến những công dụng sau đây:

  • Tăng cường chức năng thận: Khi kết hợp Thận Du huyệt cùng các huyệt đạo khác ở vùng lưng sẽ giúp tác động bổ thận, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh nam khoa như di tinh, mộng tinh, liệt dương, đái dầm,…
  • Dưỡng huyết: Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo huyết, nên khi được kết hợp cùng huyệt Tỳ sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, bồi bổ khí huyết, trị mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…
  • Bồi bổ xương cốt: Thận cũng có tác dụng sản sinh tủy, tác động đến xương cốt, giúp điều trị nhiều bệnh lý về xương như thấp khớp, giòn xương, loãng xương,… Đồng thời, nhờ thận khả năng tham gia quá trình sản sinh tủy, nên khi tác động huyệt đạo Thận Du sẽ giúp bồi bổ tủy, cải thiện tình trạng trí nhớ kém, chóng mặt, chân yếu, mắt mờ, mệt mỏi,..
  • Cải thiện chứng mờ mắt, khô mắt: Do thận có liên quan mật thiết đến mắt và thị lực. Cụ thể thận âm nuôi dưỡng và làm ẩm mắt, giữ thị lực tốt. Vậy nên, khi tác động bấm huyệt Thận Du sẽ giúp điều trị các triệu chứng khô mắt, mờ mắt, suy giảm thị lực,… hiệu quả.
Huyệt có tác dụng điều trị ù tai, điếc tai
Huyệt có tác dụng điều trị ù tai, điếc tai
  • Điều trị ù tai, điếc tai: Huyệt đạo còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh mãn tính liên quan đến thận khí như ù tai, điếc tai. Tuy nhiên, đối với tình trạng cấp tính như viêm hoặc nhiễm trùng tai thì không nên bấm huyệt mà người bệnh cần đến bệnh viêm thăm khám và điều trị chuyên sâu.
  • Tăng cường sức khỏe tử cung: Bấm huyệt đạo Thận Du giúp tăng cường sức khỏe tử cung, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị tử cung lạnh gây khó thụ thai ở nữ giới.
  • Tác dụng lợi tiểu: Các thầy thuốc cho biết, bấm huyệt Thận Du đúng cách sẽ giúp lợi tiểu, điều trị chứng tiểu khó, tiểu rắt, đi tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, phù thũng,..
  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn: Ngoài những công dụng trên, tác động vào huyệt đạo đúng cách giúp tăng cường chức năng tiếp nhận luồng khí từ thận khi bị hen suyễn.

Cách châm cứu, bấm huyệt Thận Du

Để điều trị bệnh hiệu quả, kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt vô cùng quan trọng. Nhiều trường hợp người bệnh không có cải thiện sức khỏe sau khi điều trị, nguyên nhân chủ yếu do tác động sai cách. Dưới đây, chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết từng bước trong kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt.

Cách bấm huyệt Thận Du chữa đau lưng

Phương pháp day bấm Thận Du huyệt được thầy thuốc Đông y khuyến nghị áp dụng trong điều trị bệnh đau lưng. Kỹ thuật này rất đơn giản với các bước như sau:

  • Bước 1: Để người bệnh ngồi trên ghế hoặc nằm sấp trên giường.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt Thận Du ở đâu, sau đó đặt đầu ngón tay cái vào huyệt vị, tiến hành day bấm với lực đạo vừa phải.
  • Bước 3: Thực hiện động tác trên trong 3 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để cải thiện tình trạng lưng đau mỏi.
Phương pháp day bấm Thận Du huyệt được khuyến nghị áp dụng trong điều trị bệnh đau lưng
Phương pháp day bấm Thận Du huyệt được khuyến nghị áp dụng trong điều trị bệnh đau lưng

Vỗ huyệt trị yếu sinh lý

Động tác vỗ huyệt có tác động trực tiếp đến hệ kinh mạch khu vực thận, giúp nâng cao chức năng thận, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và giảm nhanh các triệu chứng như mỏi gối, tiểu nhiều, tiểu dắt, mệt mỏi,… Cách vỗ huyệt Thận Du như sau:

  • Bước 1: Người bệnh đứng trong tư thế hơi cúi ngả về phía trước, đặt 2 cánh tay ngang bằng vai.
  • Bước 2: Co các đầu ngón tay đồng thời khum lòng bàn tay hình chữ C, dùng lực từ cánh tay vỗ vào huyệt vị. Khi vỗ, phần hõm các ngón tay có chứa khí khi đập vào cùng huyệt sẽ phát ra tiếng như vỗ tay.
  • Bước 3: Thực hiện động tác vỗ huyệt 4 lần 8 nhịp. Mỗi ngày vỗ huyệt từ 2 – 3 lần để cải thiện tình trạng sinh lý.

Châm cứu huyệt đạo

Phương pháp châm cứu huyệt đạo được thầy thuốc áp dụng trong trị bệnh phổ biến hơn nhờ hiệu quả điều trị tốt và thời gian khỏi bệnh được rút ngắn hơn so với các phương pháp trên. Kỹ thuật châm cứu huyệt Thận Du như sau:

  • Bước 1: Để người bệnh nằm sấp trên giường hoặc mặt phẳng, thả lỏng tinh thần. Đồng thời thầy thuốc tiến hành xác định vị trí huyệt Thận Du.
  • Bước 2: Sát khuẩn kim châm sạch sẽ, sau đó châm thẳng kim xuống huyệt vị với độ sâu 0.5 – 1 thốn.
  • Bước 3: Cứu 5 – 7 tráng và ôn cứu từ 10 – 20 phút. Thời gian cụ thể sẽ được thầy thuốc xác định dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa tiếp nhận của người bệnh.
Châm thẳng kim xuống huyệt vị với độ sâu 0.5 - 1 thốn
Châm thẳng kim xuống huyệt vị với độ sâu 0.5 – 1 thốn

Lưu ý khi chữa bệnh bằng huyệt Thận Du

Trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp khai thông huyệt đạo Thận Du, cần lưu ý vấn đề gì? Tương tự như các huyệt vị khác, khi tác động huyệt Thận Du, cả người bệnh và người thực hiện sẽ cần lưu ý một số vấn đề, cụ thể như sau:

  • Khi châm cứu, bấm huyệt hay vỗ huyệt, chú ý sử dụng lực đạo vừa phải, tránh dùng lực quá mạnh và tránh tác động lên huyệt bằng phần cứng của tay sẽ gây đau huyệt Thận Du, tổn thương thận.
  • Cách xác định vị trí huyệt Thận Du vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả trị bệnh. Vậy nên, người thực hiện điều trị cần đảm bảo xác định chính xác huyệt vị như đã hướng dẫn.
  • Với phương pháp châm cứu, người bệnh cần đến phòng khám Đông y để thầy thuốc tiến hành điều trị, đảm bảo đúng kỹ thuật mang đến hiệu quả trị bệnh và an toàn cho sức khỏe.
  • Trước và sau khi châm cứu, bấm huyệt, người bệnh không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, không bê vác nặng hoặc làm việc quá sức. Bởi những yếu tố này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả trị bệnh.
  • Tác động huyệt đạo Thận Du trị bệnh rất tốt nhưng không phải ai cũng ứng dụng được phương pháp này. Chuyên gia khuyến nghị các đối tượng bao gồm phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh suy giảm chức năng gan thận không sử dụng phương pháp điều trị này.
  • Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt, nếu cơ thể có các dấu hiệu bất thường như chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, choáng vàng,… cần thông báo ngay cho thầy thuốc, bác sĩ để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Bên cạnh áp dụng phương pháp điều trị châm cứu, bấm huyệt, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất và tập thể dục đều đặn. Không cần thực hiện những bài thể dục quá phức tạp, mỗi ngày dành ra 30 – 45 phút cho bài tập chạy bộ, bơi lội hoặc nhảy dây sẽ giúp sức khỏe cải thiện rõ rệt.

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của huyệt Thận Du trong điều trị và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không làm dụng và phụ thuộc và phương pháp này để chữa bệnh. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, cần tới phòng khám để được kiểm tra và chỉ định hướng điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...