Huyệt Cách Du: Cách Xác Định Vị Trí, Tìm Hiểu Tác Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể, huyệt Cách Du được thầy thuốc đánh giá cao với tác dụng điều trị thiếu máu, cao huyết áp, đổ mồ hôi,… Tuy xuất hiện nhiều trong các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt nhưng không phải ai cũng biết rõ những đặc điểm, vị trí cũng như cách phối huyệt đạo. Những thông tin này sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ chi tiết dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Cách Du

Tên của huyệt Cách Du xuất phát từ tác dụng của huyệt là đưa kinh khí vào (du) vào khu vực hoành cách mô (cách). Huyệt có xuất xứ từ Thiên ‘Bối Du’ (LKhu.51), sở hữu những đặc tính nổi bật như:

  • Là huyệt đạo thứ thứ 17 của Bàng Quang kinh.
  • Huyệt có khả năng tán khí Dương ở Thực quản, Hoành Cách mô và tả khí Dương ở Ngũ Tạng.
  • Là Hội của Huyết, nằm trong Tứ Hoa Huyệt và cũng nằm trong Lục Hoa Huyệt.

Vị trí huyệt cách du nằm ở đâu?

Huyệt nằm ở sau lưng, cách xác định huyệt cách du rất đơn giản như sau: Từ vị trí gai đốt sống thứ 7 (giữa đốt sống lưng D7 – D8) đo ngang ra 1.5 thốn, huyệt cũng nằm ngang với huyệt Chí Dương và nằm dưới huyệt đạo Tâm Du.

Vị trí huyệt đạo có vai trò rất quan trọng trong châm cứu, bấm huyệt. Y học cổ truyền đã ghi nhận không ít trường hợp điều trị không hiệu quả, hoặc gặp biến chứng không mong muốn do tác động sai huyệt vị. Vậy nên, người thực hiện châm cứu, bấm huyệt cần thật sự am huyệt về huyệt đạo và nắm vững cách xác định những huyệt đạo cần sử dụng.

Huyệt Cách Du là huyệt đạo thứ thứ 17 của Bàng Quang kinh
Huyệt Cách Du là huyệt đạo thứ thứ 17 của Bàng Quang kinh

Giải phẫu huyệt đạo:

Huyệt đạo Cách Du có đặc điểm giải phẫu như sau:

  • Dưới da huyệt đạo là cơ thang, cơ lưng dài, cơ lưng to, cơ bán gai của ngực, cơ ngang – sườn, cơ ngang – gai, vào trong là vị trí phổi.
  • Thần kinh vận động cơ chính là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh dây sống lưng số VII và nhánh dây thần kinh gian sườn số VII.
  • Da vùng huyệt chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh D7.

Huyệt Cách Du có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp

Theo ghi chép từ tài liệu Y học cổ truyền, huyệt Cách Du có tác dụng lý khí, bổ hư lao, hóa ứ, hòa Vị khí, thanh huyết nhiệt, thư giãn vùng ngực. Vậy nên, huyệt đạo có khả năng chủ trị các bệnh như:

  • Chữa thiếu máu: Huyệt có tác dụng thúc đẩy sản xuất và bồi bổ khí huyết, giúp chữa trị tình trạng thiếu máu, mất máu quá nhiều khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, xanh xao,…
  • Lợi tiểu: Hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, tiểu đêm, đi tiểu không tự chủ hoặc tiểu khó, tiểu buốt.
  • Trị bệnh về xương khớp: Thận và xương – tủy có quan hệ mật thiết đến nhau. Nên khi tác động huyệt Cách Du sẽ giúp điều trị các bệnh về xương khớp như yếu xương, loãng xương, viêm khớp dạng thấp.
  • Giảm đau lưng: Tác động lên huyệt sẽ giãn cơ, giảm áp lực đè lên dây chằng, dây thần kinh và cơ. Nhờ đó giảm đau lưng hiệu quả.
  • Một số tác dụng khác: Ngoài ra, huyệt Cách Du còn có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như trị đổ mồ hôi nhiều, trị xuất huyết, nôn mửa, giảm phù nề, sưng viêm,…

Sở hữu nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên huyệt Cách Du thường có mặt trong nhiều liệu pháp trị bệnh như châm cứu, bấm huyệt Y học cổ truyền.

Huyệt Cách Du có tác dụng giảm đau lưng
Huyệt Cách Du có tác dụng giảm đau lưng

Xem thêm: Huyệt Thiên Tông Nằm Ở Đâu? Tìm Hiểu Vị Trí, Tác Dụng, Cách Tác Động

Cách châm cứu, bấm huyệt Cách Du trị bệnh

Trong các phương pháp khai thông huyệt đạo, châm cứu và bấm huyệt được thầy thuốc và chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn. Cụ thể về kỹ thuật và hướng dẫn ứng dụng trong thực tế chữa trị bệnh như sau:

Kỹ thuật khai thông huyệt đạo Cách Du

Kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt rất quan trọng, quyết định rất lớn đến hiệu quả trị bệnh cũng như an toàn cho sức khỏe.

  • Kỹ thuật châm cứu

Phương pháp châm cứu giúp điều trị bệnh hiệu quả nhờ tác động trực tiếp lên huyệt vị, giúp khai thông khí huyết, điều hòa kinh mạch. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. Kỹ thuật châm cứu như sau:

Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo, sau đó châm xiên mũi kim về phía cột sống với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn.

Bước 2: Thực hiện cứu từ 3 – 5 tráng và ôn cứu từ 5 – 10 phút tùy tình trạng của từng bệnh nhân.

Vì châm cứu cần sử dụng kim châm cứu đâm thẳng xuống dưới da nên cần đảm bảo sử dụng kim châm sạch, đã được sát trùng, khử khuẩn. Đặc biệt, không nên châm kim quá sâu vì dưới là phổi.

  • Bấm huyệt Cách Du 

Đây là phương pháp tác động huyệt đạo đơn giản và rất dễ thực hiện. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà với kỹ thuật như sau:

Bước 1: Xác định huyệt cách du chính xác theo hướng dẫn.

Bước 2: Dùng ngón tay cái day bấm lên huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 3 – 5 phút.

Chú ý, khi bấm huyệt cần sử dụng lực đạo vừa phải, không quá mạnh để tránh làm đau huyệt cách du, nhưng cũng không nên quá nhẹ sẽ không mang lại hiệu quả trị bệnh.

Ứng dụng châm cứu, bấm huyệt vào thực tế

Cụ thể, liệu pháp châm cứu và bấm huyệt được ứng dụng trong thực tế từng bệnh sẽ có sự khác biệt. Thầy thuốc không chỉ sử dụng đơn huyệt mà còn kết hợp cùng một số huyệt đạo khác để tăng tốc độ trị bệnh.

  • Châm cứu trị đổ mồ hôi nhiều

Theo Y học cổ truyền, căn nguyên gây bệnh là tâm chủ huyết mạch và mồ hôi là dịch của tâm. Huyết và dịch chính là những thành phần quan trọng của máu, nên tình trạng ra mồ hôi quá nhiều đều liên quan tới suy giảm Tâm âm và vượng động Tâm dương. Tình trạng mồ hôi ra nhiều cũng liên quan tới chứng đạo hãn (đổ mồ hôi ban đêm) và tự hạn (đổ mồ hôi cả ban ngày và ban đêm).

Cách điều trị: Để trị chứng bệnh này, thầy thuốc sẽ kết hợp châm cứu 3 huyệt đạo gồm Cách Du, Phục Lưu và Y Hy. Ngoài ra, nếu mồ hôi đổ nhiều trên trán sẽ kết hợp huyệt Nội Đình, nếu mồ hôi ra nhiều từ phần cổ trở nên sẽ châm thêm huyệt Đại ChùyKhúc Trạch.

Châm cứu huyệt trị đổ mồ hôi nhiều
Châm cứu huyệt trị đổ mồ hôi nhiều
  • Bấm huyệt chữa đau thần kinh liên sườn

Người bị đau thần kinh liên sườn thường xuyên gặp phải những cơn đau sườn như bị dùi đâm, cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm và kéo theo triệu chứng nổi hạch cục, chất lưỡi tím, có nốt ứ huyết. Đau thần kinh liên sườn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Y học cổ truyền ghi chép, tình trạng này liên quan đến chứng đau mạn sườn Hiếp thống, thuộc chứng bệnh Can đởm.

Cách điều trị: Xoa bóp dọc xương sườn, sau đó day bấm các huyệt đạo gồm huyệt Cách Du, Huyết Hải, Nội Quang, Dương Lăng Tuyền. Nên thực hiện trong thời gian từ 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày thực hiện bấm huyệt đạo như hướng dẫn 2 lần vào sáng và tối.

  • Trị đau lưng

Không ít người mắc phải chứng bệnh đau lưng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội, xuất hiện kèm theo những cơ co cứng cơ không thể cúi ngửa,… khiến các hoạt động sinh hoạt, làm việc hằng ngày bị gián đoạn.

Tình trạng này được xếp vào chứng Yêu thống, do khí huyết không được lưu thông dẫn đến các cơn đau cấp tính. Nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này là lưng bị tổn thương do mang vác đồ nặng hoặc nằm sau tư thế.

Cách thực hiện: Tùy các biểu hiện bệnh lý mà người bệnh đang gặp, thầy thuốc sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp châm cứu hay bấm huyệt. Các huyệt đạo sẽ tham gia trong liệu trình điều trị gồm huyệt Cách Du, huyệt Huyết Hải và huyệt Tam Âm Giao.

Phối huyệt Cách Du nâng cao tác dụng cải thiện sức khỏe

Các huyệt đạo trên cơ thể liên kết với nhau tạo thành một hệ thống chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Dựa trên đặc điểm này, các danh y đã nghiên cứu và phối hợp một số huyệt đạo cùng nhau để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Dưới đây là ghi chép về cách phối huyệt Cách Duy được ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền.

Theo Giáp Ất Kinh: Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) có tác dụng điều trị bệnh điên.

Theo Thần Cứu Kinh Luân: Phối cùng huyệt Cự Khuyết (Nh 14) + huyệt Tam Tiêu Du (Bq 22) điều trị tình trạng nôn mửa, ăn không ngon.

Theo Trung Quốc Châm cứu Học: Phối cùng huyệt Tỳ Du (Bq 21) + huyệt Đại Trường Du (Bq 25) + huyệt Tam Tiêu Du (Bq 22) + huyệt Quan Nguyên (Nh 4) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) giúp ích huyết, trị thiếu máu

Theo sách Trung Hoa Châm cứu Học: Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) + huyệt Thận Du (Bq 23) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Tam Âm Giao (Ty 6) + huyệt Thái Xung (C 3) để điều trị huyết hư.

Theo Châm cứu Học Thượng Hải: Phối cùng huyệt Cao Hoang (Bq 43) để trị đờm ẩm.

Theo y sách Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương:

  • Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) + huyệt Đào Đạo (Đc 13) + huyệt Đại Trữ (Bq 11)+ huyệt Ngọc Chẩm (Bq 9) + huyệt Tâm Du (Bq 15) trị mồ hôi không ra, sợ lạnh, tay chân lạnh quá.
  • Phối cùng huyệt Kinh Môn (Đ 25) + huyệt Xích Trạch (P 5) + huyệt Y Hy (Bq 45) để điều trị tình trạng vai lưng lạnh và hư thống trong bả vai.
  • Phối cùng huyệt Chương Môn (C 13) + huyệt Thượng Quản (Nh 13) để điều trị nôn mửa.
Phối huyệt Cách Du nâng cao tác dụng cải thiện sức khỏe
Phối huyệt Cách Du nâng cao tác dụng cải thiện sức khỏe

Theo Tư Sinh Kinh:

  • Phối cùng huyệt Thái Khê (Th 3) trị sốt rét cách nhật.
  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ (P 8) trị đau họng.
  • Phối cùng huyệt Dương Cốc (Ttr 5) để chữa chứng chướng bụng, bụng đầy hơi, vị quản đau thắt.

Theo Châm cứu Đại Thành:

  • Phối cùng huyệt Thông Cốc (Bq 66) chữa trị tích tụ.
  • Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) + huyệt Thừa Sơn (Bq 57) + huyệt Nội Quan (Tb 6) + huyệt Trường Cường (Đc 1) để chữa trị tạng độc, đi tiểu ra máu không cầm.

Theo Loại Kinh Đồ Dực:

  • Phối cùng huyệt Cao Hoang (Bq 43) + huyệt Nhũ Căn (Vi 18) + huyệt Đản Trung (Nh 17) + huyệt Tâm Du (Bq 15) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) + huyệt Thiên Phủ (P 3) + huyệt Tỳ Du (Bq 20) để trị ế cách – chứng bệnh khó khăn khi nuốt.
  • Phối cùng huyệt Gian Sử (Tb 5) + huyệt Hành Gian (C 3) + huyệt Phục Lưu (Th 7) + huyệt Thận Du (Bq 23) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) điều trị chứng huyết cổ.
  • Phối cùng huyệt Chương Môn (C 13) + huyệt Liệt Khuyết (P 7) + huyệt Đại Đôn (C 1) + huyệt Tam Tiêu Du (Bq 22) + huyệt Thận Du (Bq 23) để trị tình trạng đi tiểu ra máu.
  • Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) + huyệt Gian Sử (Tb 5) + huyệt Đại Đôn (C 1) + huyệt Huyết Hải (Ty 10) + huyệt Khí Hải (Nh 6)+ huyệt Phục Lưu (Th 7) + huyệt Nhiên Cốc (Th 2) + huyệt Quan Nguyên (Nh 4) + huyệt Thạch Môn (Nh 5) + huyệt Tỳ Du (Bq 20) + huyệt Thận Du (Bq 23) trị tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Phối cùng huyệt Can Du (Bq 18) + huyệt Liệt Khuyết (P 7) + huyệt Khí Hải (Nh 6) + huyệt Thận Du (Bq 23) + huyệt Trung Phong (C 4) + huyệt Tỳ Du (Bq 20) trị tiểu rắt, tiểu buốt.

Trên đây là những cách phối hợp huyệt đạo được ghi chép trong tài liệu y học xưa, chủ yếu mang tính chất tham khảo. Thực tế, tùy tình trạng bệnh và triệu chứng cụ thể mà người mắc gặp phải, thầy thuốc sẽ thêm hoặc bớt huyệt đạo trong liệu trình châm cứu, bấm huyệt cho phù hợp nhất. Vậy nên, người bệnh cần trao đổi chi tiết với thầy thuốc về tình trạng của bản thân, đồng thời không tự ý phối huyệt đạo tại nhà.

Lưu ý tác động huyệt đạo an toàn, hiệu quả

Để giúp kết quả khai thông huyệt đạo tốt nhất, đồng thời không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, dưới đây là một số lưu ý quan trọng Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ.

  • Xác định vị trí huyệt chính xác: Việc xác định huyệt cách du ở đâu rất quan trọng trong châm cứu, bấm huyệt. Nếu tác động sai huyệt đạo, không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh, thậm chí còn khiến người bệnh phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm.
  • Không dùng chất kích thích: Trước và sau khi trị bệnh bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, người bệnh không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn như bia, rượu vì chúng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Thả lỏng tinh thần: Trong quá trình châm cứu, bấm huyệt Cách Du, người bệnh cần thả lỏng cơ thể, thư giãn tinh thần để hiệu quả khai thông kinh mạch đạt mức tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai không châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu, bấm huyệt Cách Du có thể gây ra những tác động bất lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc có nên áp dụng phương pháp này trị bệnh hay không.
Không tác động châm cứu, bấm huyệt lên vùng da đang tổn thương
Không tác động châm cứu, bấm huyệt lên vùng da đang tổn thương
  • Không tác động lên vùng da đang tổn thương: Đối với vùng da bị tổn thương, có dấu hiệu sưng tấy hoặc lở loét, chảy máu thì tuyệt đối không châm cứu, bấm huyệt lên đó để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Không ăn quá nhiều trước khi châm cứu, bấm huyệt: Để bụng quá no hoặc quá đói khi châm cứu, bấm huyệt sẽ khiến tạng phụ bị kích thích, dạ dày tổn thương.
  • Kiên trì thực hiện: Phương pháp châm cứu, bấm huyệt thường không có hiệu quả ngay mà cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng. Vậy nên người bệnh cần kiên trì, tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn liệu trình của thầy thuốc.
  • Bên cạnh đó, việc chủ động xây dựng một thói quen sinh hoạt khoa học, một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và một chế độ thể dục thể thao đều đặn hằng ngày để tăng cường đề kháng, mau chóng trị khỏi bệnh.

Huyệt Cách Du khi được khai thông đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này trong trị bệnh, nên đi thăm khám tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn liệu pháp điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...