Bệnh Lậu và Viêm Niệu Đạo: Cách Phân Biệt và Ngăn Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh lậu và viêm niệu đạo có một số biểu hiện lâm sàng giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn dẫn đến điều trị không đúng cách. Điều này có thể khiến bệnh lý diễn tiến nặng nề hơn, lây lan nhanh chóng và làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.
Những biểu hiện chung của lậu và viêm niệu đạo
Bệnh lậu viêm niệu đạo và viêm niệu đạo là những bệnh lý có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Những bệnh lý này có khả năng lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh lậu có khả năng lây nhiễm cao hơn so với bệnh viêm niệu đạo.
Khi mắc phải những bệnh lý này, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như:
- Đau rát khi quan hệ tình dục
- Tiết dịch/ mủ ở niệu đạo kèm tiểu rắt, tiểu buốt
- Lẫn máu trong nước tiểu
- Người bị lậu hoặc viêm niệu đạo thường có cảm giác bỏng rát khi đi tiểu, ngứa niệu đạo.
Phân biệt bệnh lậu và viêm niệu đạo
Theo các chuyên gia đầu ngành, do các biểu hiện lâm sàng của viêm niệu đạo và bệnh lậu khá tương đồng nên thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, viêm đạo có 2 loại là viêm niệu đạo không đặc hiệu và viêm niệu đạo do lậu.
Đối với trường hợp khởi phát do lậu khá giống với bệnh lậu vì bệnh là biến chứng của bệnh lậu. Việc chẩn đoán sai bệnh lý có thể gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp phân biệt bệnh viêm niệu đạo và bệnh lậu:
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lậu và viêm niệu đạo mặc dù có một biểu hiện lâm sàng tương đồng nhưng nguyên nhân khởi phát không giống nhau. Cụ thể:
Bệnh lậu:
Bệnh lậu được biết đến là bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn lậu cầu gây ra. Loại vi khuẩn này có tên khoa học Neisseria Gonorrhoeae, thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, có hình dạng như hạt cà phê. Theo đó, loại vi khuẩn này tồn tại nhiều trong cấu trúc bạch cầu đa nhân, dễ bị tiêu diệt khi ở môi trường ngoài, tiếp xúc với những hóa chất có tính sát trùng.
Thống kê nhận thấy, bệnh lý thường khởi phát ở người quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh lậu. Theo đó, vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua quan hệ tình dục.
Viêm niệu đạo:
Đa số các trường hợp bị viêm niệu đạo đều xảy ra do vi khuẩn tấn công vào niệu đạo. Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng thận và bàng quang cũng có thể xâm nhập và niệu đạo gây tổn thương và viêm. Một số loại vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo, bao gồm E.coli, Gonococcus, Chlamydia trachomatis, Virus Herpes Simplex và Sytomegalovirus.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý cao như người có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Người đã quan hệ tình dục, nhất là quan hệ tình dục bằng đường miệng.
2. Dấu hiệu nhận biết
Mặc dù có một số biểu hiện chung nhưng có thể nhận thấy, thời gian của bệnh của viêm niệu đạo và bệnh lậu hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, ở mỗi bệnh lý cũng có những triệu chứng đặc trưng.
Bệnh lậu:
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian ủ bệnh thường từ 3 – 10 ngày với các biểu hiện như niệu đạo chảy mủ nhiều, màu vàng nhạt hoặc trắng, sánh, tiểu buốt, diễn tiến nhanh, phù nề ở quy đầu, đau rát ở mào tinh hoàn đối với nam giới.
Trường hợp nữ giới mắc bệnh lý thường đi kèm với các biểu hiện như khí hư ra nhiều, màu xanh hoặc trắng, đặc, sánh, chảy mủ trắng hoặc vàng từ hậu môn, tiểu rắt, tiểu buốt, âm đạo bị sưng đỏ, nổi nhiều hạt sần sùi. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, đau xương mu khi quan hệ tình dục. Khi xét nghiệm nhận thấy song cầu khuẩn gram âm.
Viêm niệu đạo:
Thời gian khởi phát bệnh viêm niệu đạo thường từ 7 – 20 ngày. Đối với nữ giới mắc bệnh thường có các biểu hiện như đau vùng xương chậu, bụng, dịch tiết âm đạo bất thường, đau rát khi quan hệ tình dục, sốt, ớn lạnh, đi tiểu thường xuyên, khẩn cấp, ngứa, nóng rát hoặc có thể bị kích thích ở lỗ niệu đạo.
Trường hợp viêm niệu đạo ở nam giới thường gây ra các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch, nóng rát, ngứa gần lỗ dương vật, đau khi xuất hiện, nổi hạch to ở vùng bẹn, háng, sốt nhưng hiếm khi xảy ra.
Điều trị bệnh lậu và viêm niệu đạo
Nhìn chung viêm niệu đạo và bệnh lậu có những biểu hiện khá giống nhau. Để việc điều trị diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng lây nhiễm trùng như phát sinh các biến chứng nặng nề, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường để được chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị.
Đối với trường hợp bị viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị theo nguyên nhân khởi phát do lậu hoặc không do lậu, mức độ của các triệu chứng, đối tượng mắc bệnh và khả năng đáp ứng. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh, áp dụng một số mẹo chữa dân gian, kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách.
Còn đối với bệnh lậu – đây là bệnh xã hội nguy hiểm, có khả năng lây lan cao và để lại những hậu quả nặng. Hiện nay, cũng có nhiều phương pháp điều trị bệnh lậu hiệu quả, được áp dụng trong điều trị bệnh lý.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Điều trị theo tình trạng nhạy cảm với kháng sinh của các loại vi khuẩn
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị, trong trường hợp cần thiết cần sử dụng bao cao su.
- Điều trị tuân thủ theo phác đồ quy định trên cơ sở dựa vào sự nhạy cảm với các chủng vi khuẩn. Việc điều trị cần áp dụng cho người bệnh và cả bạn tình
- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh những hoạt động có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục, đường tiết niệu.
- Người bệnh cần kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu, tránh để bệnh viêm nhiễm phụ/ nam khoa xảy ra trong thời gian điều trị.
- Tuân thủ lịch tái khám định kỳ sau điều trị, đồng thời thực hiện những xét nghiệm kiểm tra.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu và viêm niệu đạo
Bệnh viêm niệu đạo và lậu là những bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ giới, bệnh có khả năng lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn và có khả năng tái nhiễm cao khi gặp điều kiện thuận lợi.
Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị, bạn cần chủ động trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và đúng cách, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Mỗi ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước và tránh sử dụng bia rượu, nước có gas, trà đặc, cà phê,…
- Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục để giúp đào thải vi khuẩn, độc tố ra khỏi đường tiết niệu.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu chưa thật sự hiểu về đối tác
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Trường hợp phát hiện bản thân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn nên thông báo với đối tác để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Bệnh lậu và viêm niệu đạo là những bệnh lý phổ biến, có thể kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Do đó một số biểu hiện lâm sàng khá giống nhau nên ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi Phí Điều Trị Viêm Niệu Đạo Hết Bao Nhiêu? [ Giải Đáp]
- Viêm Niệu Đạo Mãn Tính và Cách điều trị, Phòng ngừa tái phát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!