Các Biến Chứng Sau Mổ Cắt Đại Tràng Nguy Hiểm Có Thể Gặp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chảy máu đại tràng, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, nhiễm trùng,… là các biến chứng sau mổ cắt đại tràng có thể xảy ra. Người bệnh cần tìm hiểu rõ thông tin về phương pháp này và trao đổi với bác sĩ các vấn đề liên quan để giảm thiểu rủi ro gặp phải biến chứng không mong muốn.

Mổ cắt đại tràng là gì? Khi nào cần thực hiện?

Đại tràng hay còn được gọi là ruột già, ruột kết, có hình ống dài nằm ở vị trí cuối của đường tiêu hóa. Cắt đại tràng là thủ thuật y khoa loại bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng để điều trị các bệnh lý liên quan. Vậy khi nào cần thực hiện? Thông thường mổ cắt đại tràng sẽ tiến hành cho các đối tượng như:

Mổ cắt đại tràng là gì? Khi nào cần thực hiện?
Mổ cắt đại tràng được chỉ định cho các trường hợp cần thiết

  • Người bị xuất huyết đại tràng nặng, người bệnh lúc này có thể được chỉ định phẫu thuật loại bỏ đại tràng để phòng tránh các rủi ro.
  • Trường hợp tắc ruột là tình trạng khẩn cấp cần phải cắt toàn bộ hoặc một phần của đại tràng để điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của người bệnh để chỉ định phương án phù hợp.
  • Người bị ung thư đại tràng có thể phải phẫu thuật cắt một phần nhỏ để loại bỏ khối u, giảm nguy cơ di căn ung thư. Trường hợp phát hiện muộn, toàn bộ đại tràng có thể phải loại bỏ hoàn toàn.
  • Người mắc bệnh Crohn không còn đáp ứng điều trị bằng thuốc, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ phần đại tràng bị ảnh hưởng. Thủ thuật này giúp kiểm soát tạm thời các triệu chứng Crohn.
  • Người bị viêm đại tràng thể nặng bác sĩ có thể chỉ định mổ cắt đại tràng để tránh nguy cơ phát sinh các biến chứng nguy hại sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
  • Trường hợp viêm túi thừa cần loại bỏ một phần bị ảnh hưởng ở đại tràng bằng hình thức phẫu thuật. Biện pháp này giúp ngăn ngừa biến chứng hoặc nguy cơ tái phát viêm nhiễm gây hại.

Mổ cắt đại tràng phòng ngừa biến chứng của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc polyp đại tràng tiền ung thư,… Ngoài ra, việc cắt bỏ cơ quan này cũng có thể được tiến hành ở người bị di truyền mầm bệnh ung thư hoặc mắc chứng đa polyp tuyến, hội chứng lynch,…

Mổ cắt đại tràng được thực hiện như thế nào?

Thông thường người bệnh sẽ được tiêm thuốc để ngủ thiếp đi trước khi bước vào cuộc phẫu thuật. Đây là bước giúp người bệnh không cảm thấy đau khi bác sĩ tiến hành cắt một phần hay toàn bộ đại tràng. Tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người, phương pháp phẫu thuật sẽ được thực hiện phù hợp. Hiện nay có hai dạng chính là:

Mổ cắt đại tràng được thực hiện như thế nào?
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định mổ mở hoặc nội soi
  • Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp truyền thống này được áp dụng rộng rãi giúp điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các vấn đề tại khu vực đại tràng. Bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật chuyên dụng để rạch một đường trên bụng người bệnh nhằm mục đích tiếp cận đại tràng. Tiếp đến, bác sĩ sẽ cắt đi phần đại tràng cần tác động và khâu vết thương cho người bệnh.
  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Phương pháp nội soi hoặc phẫu thuật robot được các chuyên gia đánh giá cao do ít gây đau, vết mổ xâm lấn nhỏ, thời gian người bệnh phục hồi nhanh chóng. Theo đó, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ từ 0,5cm đến 1,2cm trên bụng người bệnh sau đó đưa dụng cụ nội soi vào ổ bụng. Qua hình ảnh thu được trên màn hình máy tính, bác sĩ sẽ xử lý vùng tổn thương thông qua dụng cụ nội soi.

Sau khi đã hoàn thành việc loại bỏ phần đại tràng cần tác động, bác sĩ tiến hành thủ thuật nối ruột hoặc tạo hậu môn giả để giúp người bệnh duy trì hoạt động tiêu hóa bình thường.

Các biến chứng sau mổ cắt đại tràng có thể gặp

Mổ cắt đại tràng được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy người bệnh có thể gặp phải các nguy cơ nghiêm trọng hơn nếu không sớm loại bỏ mầm bệnh. Không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Bác sĩ sẽ xem xét thận trọng, dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý mà người bệnh mắc phải để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Bên cạnh đó, phương pháp ngoại khoa cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro mặc dù y học hiện đại ngày nay đã đạt được các thành tựu lớn. Trong đó có thể kể đến một vài biến chứng sau mổ cắt đại tràng mà người bệnh có thể gặp phải như:

Các biến chứng sau mổ cắt đại tràng có thể gặp
Các biến chứng sau mổ cắt đại tràng có thể gặp
  • Chảy máu: Sau khi cắt đại tràng người bệnh có thể bị chảy máu trong ổ bụng, miệng nối, vết mổ,… Cần xử lý sớm để phòng ngừa các rủi ro nguy hiểm cho người bệnh.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đây là một trong những biến chứng xuất hiện sau mổ mà nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do người bệnh sau mổ nằm trên giường bệnh lâu, không vận động khiến máu huyết dồn ứ gây nên tình trạng hình thành cục máu đông. Bạn có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như khó vận động tay chân, đau nhức, nóng rát ở tứ chi, da đỏ, tín xanh,…
  • Thuyên tắc phổi sau mổ: Thuyên tắc phổi sau mổ cũng là hiện tượng xuất hiện cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, có thể xảy ra ở người vừa mổ cắt đại tràng.
  • Nhiễm trùng: Trường hợp người bệnh ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không giữ vệ sinh vết mổ có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng sau mổ cắt đại tràng, biến chứng này khá phổ biến. Không nên chủ quan, cần sớm can thiệp để tránh nguy cơ nhiễm trùng huyết, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Các biến chứng khác: Người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sau mổ như tổn thương niệu quản, xì miệng nối ruột, tắc ruột,…

Để tránh nguy cơ gặp phải các biến chứng kể trên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau phẫu thuật. Ngoài ra, trước khi điều trị, người bệnh nên tìm hiểu cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi, trang thiết bị y khoa hiện đại để đảm bảo an toàn sức khỏe. Trường hợp phát sinh tình huống phức tạp có thể kịp thời xử lý, phòng rủi ro cho bệnh nhân.

Những lưu ý sau mổ cắt đại tràng

Mổ cắt đại tràng là thủ thuật y khoa được tiến hành khi bác sĩ nhận thấy các nguy cơ có thể gây hại nghiêm trọng cho người bệnh. Việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng nhằm triệt tiêu các nguy cơ đó, phòng ngừa các tình huống xấu hơn cho bệnh nhân. Sau khi thực hiện mổ cắt đại tràng, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

Tại bệnh viện

Người bệnh sau phẫu thuật cần lưu lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi và chờ phục hồi. Lúc này, người bệnh sẽ được nuôi ăn thông qua đường tĩnh mạch. Khi nhận thấy người bệnh có thể ăn trở lại, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà cho người bệnh dùng cháo, súp lỏng, tập quen dần đến khi ăn được các món đặc hơn.

Những lưu ý sau mổ cắt đại tràng
Chăm sóc người bệnh tại bệnh viện theo hướng dẫn của bác sĩ

Bổ sung cho cơ thể những món có lợi cho hệ tiêu hóa nhằm giảm áp lực cho các cơ quan và đảm bảo cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Ưu tiên những thực phẩm từ rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất thiết yếu. Ngoài ra, cần đảm bảo người bệnh nạp đủ lượng protein từ thịt, cá, trứng, sữa để cơ thể sớm phục hồi.

Uống đủ nước và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, sau khi mổ được 1 ngày, nhằm tránh tính trạng đông máu, người bệnh nên xuống giường đi lại nhẹ nhàng. Đây cũng là biện pháp giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, tăng hiệu quả hoạt động tiêu hóa thức ăn.

Chăm sóc tại nhà

Sau 5 – 7 ngày lưu lại bệnh viện, người bệnh có thể được xuất viện về nhà nếu không nhận thấy vấn đề gì bất thường. Người bệnh cần được tiếp tục chăm sóc và theo dõi sức khỏe, nếu nhận thấy các triệu chứng lạ nên thông báo bác sĩ để được hướng dẫn xử lý sớm.

Ngoài ra, người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ nếu cần thiết. Kể từ ngày thứ 14, người bệnh có thể hoạt động trở lại, tuy nhiên lưu ý chỉ vận động nhẹ, tránh các công việc chân tay dùng nhiều sức lực.

Để tăng cường chuyển hóa cho cơ thể, người bệnh có thể tham gia tập luyện các bộ môn thể dục, thể thao phù hợp. Chẳng hạn như thiền, yoga, đi bộ đoạn ngắn để cơ thể sớm phục hồi. Hạn chế những môn thể thao cường độ cao có thể gây ảnh hưởng cho vết thương.

Những lưu ý sau mổ cắt đại tràng
Người bệnh có thể đi bộ, tập yoga, thiền,… giúp quá trình phục hồi sau mổ sớm đạt hiệu quả tốt như mong đợi

Đồng thời trong giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng cũng cần đảm bảo. Người bệnh lựa chọn ăn những món ăn bổ sung dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là các chất xơ, protein, vitamin và nạp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.

Kiêng cữ sau mổ

Vấn đề sau mổ nên kiêng cữ gì cũng được nhiều người quan tâm. Theo đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên hạn chế tắm rửa trong 2 ngày đầu sau khi mổ. Thay vào đó, thời gian này người bệnh sử dụng khăn thấm nước lau sơ người và thay đồ để tránh làm ảnh hưởng đến vết thương.

Sau khoảng 2 ngày, người bệnh có thể tắm trở lại, tuy nhiên không nên tắm quá lâu, không để nước hoặc xà phòng tiếp xúc với vết mổ. Đồng thời người bệnh cần kiêng vận động mạnh cho đến khi tổn thương phục hồi hoàn toàn.

Hy vọng qua các thông tin trên đây bạn đọc đã nắm được các vấn đề về mổ đại tràng và các biến chứng sau mổ đại tràng thường gặp. Để phòng tránh các rủi ro cho sức khỏe, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chăm sóc cơ thể từ chế độ dinh dưỡng đến sinh hoạt. Nếu gặp phải các biểu hiện bất thường, bạn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...