10 Cách Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Xuyên Đêm Không Quấy Khóc

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Làm cách nào để trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh trăn trở. Vì đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sức khỏe và trí tuệ của trẻ. Cùng tham khảo những cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon trong bài viết dưới đây. 

Những điều cần biết về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Cách để trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc đó là bố mẹ cần tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm và nhu cầu giấc ngủ của trẻ. Cụ thể bao gồm một số thông tin như sau:

1. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? Ngủ bao nhiêu là đủ?

  • Trẻ sau khi chào đời cho đến lúc 1 tháng tuổi dành hầu hết thời gian để ngủ cả ngày lẫn đêm và chỉ thức dậy để bú, khoảng 2 – 3 tiếng/ lần. Nguyên nhân là vì trẻ chưa có nhận thức và phân biệt được ngày đêm nên có thể ngủ nhiều vào ban ngày và thức giấc vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên hoặc đã được 6kg sẽ bắt đầu hình thành thói quen ngủ xuyên đêm khoảng 6 – 8 tiếng, ngủ giấc kéo dài khoảng 15 tiếng. Lúc này, mẹ không cần phải đánh thức trẻ dậy quá nhiều lần để bú sữa, tuy nhiên cần lưu ý không nên để trẻ ngủ quá 3 tiếng mà không được bú sữa. Đặc biệt, những trẻ sinh non, nhẹ cân, mắc các vấn đề về dạ dày… cần được cho bú sữa nhiều lần hơn.
  • Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 tiếng/ ngày, trong đó bao gồm 2 giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và chiều. Ban đêm trẻ thường ngủ 10 tiếng
  • Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi thường ngủ khoảng 14 tiếng/ ngày và có 2 giấc ngủ ngon và thường ngủ giấc ban đêm kéo dài hơn 10 – 11 tiếng.
cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon cả đêm
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh

2. Tác động của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Ngủ đủ giấc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe và thể chất của trẻ. Vì đây là thời điểm để cơ thể và não bộ của trẻ được phục hồi năng lượng đã sử dụng, kích thích sản sinh hormone tăng trưởng có giá trị trong việc giúp trẻ phát triển nhanh chóng. Cụ thể, các chuyên gia cho biết có đến 80% tế bào não được tạo ra trong 3 năm đầu đời và giấc ngủ có vai trò mật thiết vào quá trình này. Thời điểm hormone tăng trưởng được sản sinh đạt đỉnh là từ 22:00 giờ đến 00:01 giờ đêm.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc cả đêm và thiếu ngủ, điển hình là trẻ mắc một số bệnh tạm thời như mọc răng, khó tiêu, trào ngược, nhiệt độ hay chỗ ngủ của trẻ không thoải mái, hoặc trẻ bị phá vỡ thói quen ngủ dẫn đến ngủ không ngon giấc, mất ngủ, khó ngủ, ngủ ít, hay quấy khóc.

Việc trẻ ngủ ít ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ. Chỉ cần một vài giấc trẻ ngủ không ngon là mẹ sẽ cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi của trẻ, dễ cáu gắt, thường xuyên mệt mỏi kèm theo những hậu quả khó lường như: kém tăng trưởng, chậm tăng trưởng cân nặng, chiều cao, ngăn cản sự phát triển hệ thần kinh, giảm khả năng nhận thức, tư duy, rối loạn hành vi, suy nhược thần kinh, dễ thừa cân béo phì…

10 cách để trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh hoàn toàn không giống như các trẻ lớn và để tập cho trẻ các ngủ ngon cả đêm đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thật kiên nhẫn cũng như tuân thủ áp dụng một số cách sau đây:

1. Quấn khăn

Theo các chuyên gia, quấn khăn là một trong những mẹo hay giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, hạn chế tối đa phản xạ giật mình thức giấc. Khi được quấn khăn đúng cách giúp trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp khi được bao bọc như đang nằm trong vòng tay của mẹ. Điều này sẽ giúp não bộ của trẻ được cân bằng, ít bị rối loạn, dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc. Đồng thời mẹo này còn giúp hỗ trợ điều hòa vận động, giữ thẳng phần người và hệ xương.

Khi thực hiện quấn khăn cho trẻ, cần hết sức chú ý làm đúng cách, quấn khăn vừa phải không quá chặt, nhất là phần trước ngực vì có thể gây xẹp phổi. Trước khi quấn khi chuẩn bị sẵn tư thế, vai cuộn tròn về phía trước, hai bàn tay đưa vào giữa, chân hơi dạng ra và đầu gối gập lại. Không nên quấn trẻ ở tư thế chân duỗi thẳng vì rất dễ gây trật khớp háng, sản hông. Một điều cần lưu ý nữa chính là chỉ duy trì thói quen này cho đến khi trẻ 2 tháng tuổi.

cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon cả đêm
Quấn khăn giúp tạo cảm giác an toàn cho trẻ giống như khi còn nằm trong bụng mẹ và dễ ngủ, ngủ ngon hơn

2. Cho trẻ nằm tổ kén

Cho trẻ nằm tổ kén là một trong những mẹo giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon. Phương pháp này có nguồn gốc từ phương Tây và cũng có tác dụng tương tự như quấn khăn nhưng có ưu điểm tốt hơn là không làm hạn chế khả năng cử động tay chân của trẻ. Cho trẻ nằm trong tổ kén giúp tạo tư thế sinh lý giống như khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ có thể tự do cử động tay chân và xoay trở phần thân.

Cách quấn tổ kén cho trẻ cũng rất đơn giản, mẹ dùng một chiếc khăn bông mềm mại, sạch sẽ và có kích thước lớn một chút, sau đó cuộn tròn lại và xếp thành hình chữ O rồi đặt trẻ nằm vào giữa. Tư thế nằm này sẽ giúp con có cảm giác an toàn và dễ ngủ, ngủ ngon hơn.

3. Tắm nước mát trước khi ngủ

Theo các chuyên gia, tắm nước mát cho trẻ sơ sinh là một trong những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm. Lý do là vì làn da của trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh, mỏng hơn gấp 30% so với người trưởng thành. Ngoài ra, về thành phần làn da em bé thường rất dễ mất nước và khô.

Đặc trưng này khiến cho chức năng của làn da bé vẫn chưa hoàn thiện. Lớp acid ngoài da vẫn chưa đầy đủ nên dễ gây nhiễm trùng, dễ bị tổn thương bởi tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Thường thì phải đến khi trẻ 18 tuổi thì làn da mới hoàn thiện.

Lưu ý khi tắm mát cho trẻ phải sử dụng nước ấm 37 độ C pha sữa tắm, sau đó tráng rửa bằng một chậu nước sạch 38 – 39 độ C, tắm ở nơi kín gió. Khi tắm cần chú ý một số lưu ý như rửa chân và mặt trước, tắm từ dưới chân lên trên đầu, nên dùng một chiếc khăn đắp trên người rồi tưới nước ấm lên. Tắm gội cho trẻ thật nhanh từ 5 – 10 phút. Chỉ khi sạch sẽ mát mẻ trẻ mới có thể ngủ ngon và sâu giấc.

4. Massage cho trẻ ngày 3 lần

Massage là một trong những phương pháp đem lại giấc ngủ ngon, cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt cho cả người lớn và trẻ em. Massage đúng cách sẽ giúp kích thích hệ thần kinh, giảm căng thẳng, kích thích lưu thông máu, giải phóng lượng mồ hôi còn ứ đọng, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng cơ khớp, từ đó trẻ dễ dàng có giấc ngủ ngon, sâu giấc và liền mạch xuyên đêm.

Bố mẹ nên massage cho trẻ 3 lần/ ngày, mỗi lần massage khoảng 10 – 30 phút, mỗi một động tác massage thực hiện từ 8 – 10 lần. Chú ý khi massage cho bé dùng lực vừa phải và sâu mới có thể phát huy hiệu quả tốt nhất. Không nên massage khi trẻ đang quá no hoặc đang đói. Khi massage tới đâu mới cởi đồ của trẻ tới đó để tránh khiến trẻ bị nhiễm lạnh. Trong quá trình massage bố mẹ nên tương tác trò chuyện cùng trẻ để thể hiện tình cảm, trẻ vui vẻ thư giãn sẽ giúp cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon cả đêm
Massage cho trẻ 3 lần/ ngày giúp kích thích thần kinh, thả lỏng cơ thể, tuần hoàn máu tốt và trẻ dễ chìm vào giấc ngủ sâu

5. Áp dụng các phương pháp luyện ngủ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp luyện ngủ được các chuyên gia khuyến khích thực hiện, chẳng hạn như:

Phương pháp luyện ngủ CIO

Phương pháp luyện ngủ khóc CIO (Cry It Out) là một trong những phương pháp luyện ngủ cho trẻ bằng để cho trẻ khóc trong mức độ vừa phải, sau đó vỗ về dỗ dành và trấn an trẻ. Lặp đi lặp lại này vài lần nhằm mục đích để trẻ tự hiểu rằng khi khóc mà không được hồi đáp sẽ tự động ngủ lại một mình.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Cho trẻ ăn uống, tắm rửa, thay bỉm sạch và đặt trẻ vào nôi.
  • Bước 2: Chúc trẻ ngủ ngon và ra khỏi phòng. Lúc này trẻ có thể sẽ khóc một chút khi rời xa bố mẹ.
  • Bước 3: Quay trở lại phòng vỗ về trẻ và rời đi.
  • Bước 4: Cứ thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi trẻ ngủ hoàn toàn khi không có bố mẹ bên cạnh.
  • Bước 5: Nếu trẻ có thức dậy giữa đêm hãy thực hiện lại chu trình này để dỗ trẻ ngủ lại.

Phương pháp Fading

Phương pháp Fading hay còn được gọi là Camping Out. Đây cũng là một trong những phương pháp luyện ngủ nhẹ nhàng hơn của CIO, giúp trẻ dễ ngủ bằng việc để cho trẻ ngủ trong một khoảng thời gian nhất định.

Hướng dẫn thực hiện

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các bước trước khi đi ngủ trong lúc trẻ vẫn còn thức chưa có cảm giác buồn ngủ.
  • Bước 2: Lúc này bố mẹ có thể ngồi cạnh trẻ để tạo cảm giác gần gũi.
  • Bước 3: Nếu trẻ quấy khóc, hãy thì thầm trò chuyện nhỏ nhẹ cùng trẻ để trẻ bình tĩnh lại.
  • Bước 4: Thực hiện lặp lại phương pháp này trong vài đêm, mỗi đêm ngồi xa hơn một chút sẽ giúp trẻ quen với việc ngủ ngon mà không cần có bố mẹ bên cạnh.

Phương pháp Time Check – in

Phương pháp này cũng tương tự như CIO nhưng điểm khác là ở chỗ thời gian bố mẹ rời khỏi phòng lâu nhất chỉ khoảng 5 phút chứ không phải lần sau lại dài hơn lần trước.

Hướng dẫn cách thực hiện

  • Bước 1: Đặt trẻ xuống giường sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước như tắm rửa, thay bỉm, bú sữa…. Ngay sau đó, bố mẹ hãy rời khỏi phòng trong thời gian ngắn khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Quay lại vỗ về trẻ nếu thấy trẻ quấy khóc.
  • Bước 3: Lặp đi lặp lại chu kỳ này cho đến khi trẻ ngủ hoàn toàn.

6. Chuẩn bị không gian ngủ thoải mái

Một không gian ngủ thoải mái là yếu tố quan trọng để trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu, ngủ ngon xuyên đêm và không quấy khóc. Để làm được điều này, bố mẹ cần chuẩn bị đảm bảo thực hiện đầy đủ các yếu tố sau đây:

  • Điều chỉnh ánh sáng: Khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ không thể phân biết được ngày và đêm nên khi chào đời, trẻ dễ gặp phải tình ngủ ngày thức đêm. Lúc này, bố mẹ hãy điều chỉnh nhịp sinh học cho trẻ bằng cách điều chỉnh ánh sáng, tắt hết đèn khi cho trẻ ngủ hoặc sử dụng đèn với độ sáng thấp nhất. Ngoài ra, cũng nên trang bị thêm rèm cửa để hạn chế độ sáng ban ngày khi trẻ ngủ trưa, nhưng không quá tối như ban đêm để trẻ học cách phân biệt ngày – đêm.
  • Điều chỉnh âm thanh: Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ hãy cố gắng giữ im lặng nhất có thể vì trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh, đặc biệt là tiếng ồn. Hãy đóng kín cửa để tránh tiếng ồn. Các chuyên gia cũng cho biết, tiếng ồn được sử dụng là tiếng ồn trắng, âm thanh này mô phỏng âm thanh tương tự như khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, giúp tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
cách để trẻ sơ sinh ngủ ngon cả đêm
Một không gian yên tĩnh, ánh sáng mờ dịu nhẹ và mát mẻ, thoải mái sẽ giúp trẻ có một giấc ngủ sâu cả đêm không quấy khóc
  • Chuẩn bị chỗ ngủ thoải mái: Để đảm bảo trẻ một giấc ngủ thoải mái nhất, bố mẹ cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng về các yếu tố sau:
    • Trẻ sơ sinh nên cho ngủ trong cũi đặt trong phòng của bố mẹ, hạn chế cho trẻ nằm ngủ cùng để tránh xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn.
    • Đặt vào trong cũi, nôi những vật dụng cần thiết gồm gối, tấm trải hoặc khăn quấn, chăn mền chuyên dụng cho trẻ. Không nên đặt vào những thứ không cần thiết như đồ chơi, thú nhồi bông vì sẽ dễ làm trẻ bị ngạt thở.
    • Nên cho trẻ nằm ngủ ở tư thế ngửa người, không nên nằm sấp vì sẽ rất dễ gây ngạt thở.

7. Hạn chế cho trẻ bú đêm

Theo các chuyên gia, hầu hết những trẻ trong độ tuổi từ 2 – 3 tháng tuổi, đang bú sữa mẹ bắt buộc phải được cho bú từ 1 – 2 lần/ đêm. Vì vậy, nếu có thể hãy giảm tần suất cho trẻ bú đêm, thay vào đó hãy cho trẻ bú đủ 2 – 3 tiếng/ lần vào ban ngày và kéo giãn thời gian bú đêm.

8. Cho trẻ ngủ đủ giấc ban ngày

Cho trẻ ngủ đầy đủ các giấc phụ vào ban ngày, không quá dài như ban đêm sẽ giúp đảm bảo sự phát triển của trẻ và không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm. Đừng nghỉ rằng trẻ ngủ ngày sẽ làm cho trẻ khó ngủ ban đêm, vì trên thực tế khi trẻ ngủ đủ giấc ngày sẽ không có cảm giác mệt mỏi, không quấy khóc.

9. Cho trẻ sử dụng ti giả

Ti giả chính là “vị cứu tinh” giúp bé dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Vì trẻ sơ sinh vốn có bản năng khi giật mình tỉnh giấc sẽ tìm kiếm ti mẹ và chiếc ti giả sẽ giúp mẹ làm việc này hiệu quả, làm trẻ cảm thấy an tâm hơn và dễ ngủ lại dù có giật mình giữa đêm. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc sử dụng ti giả sẽ làm hạn chế nguy cơ gây ra hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Khi chọn ti giả cần chú ý chọn mua sản phẩm làm từ chất liệu an toàn với trẻ sơ sinh, sử dụng một thời gian nếu thấy nứt hoặc xỉn màu cần đổi ngay.

10. Cho trẻ ngủ một mình trong nôi

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hãy cho trẻ ngủ riêng trong nôi vừa giúp trẻ hình thành thói quen ngủ khi không có bố mẹ. Điều này cũng giúp tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi ngủ chung với bố mẹ.

Có rất nhiều cách để trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc, tùy vào từng trẻ mà bố mẹ nên chọn cách phù hợp. Hầu hết giấc ngủ của những đứa trẻ sẽ dần được cải thiện sau một thời gian thay đổi lịch trình cũng như thói quen và ổn định cho đến khi trẻ trưởng thành. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn nhiều kiến thức hơn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...