Có Nên Dùng Thuốc Panadol Để Giảm Đau Dạ Dày?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Có nên dùng thuốc Panadol để giảm đau dạ dày?” là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể dùng thuốc này để cải thiện cơn đau dạ dày, hạ sốt nhưng cần thận trọng để hạn chế phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.

Có nên dùng thuốc Panadol để giảm đau dạ dày?

Panadol, Efferalgan hay Paracetamol là những biệt dược của Acetaminophen có tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt. Các loại thuốc này thường được dùng phổ biến trên lâm sàng do có phạm vi chỉ định khá rộng, phù hợp với người lớn, trẻ em và có độ an toàn cao ở liều điều trị. Tuy nhiên, cũng giống với các nhóm thuốc khác, Panadol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Do đó, rất nhiều người bệnh thắc mắc “Có nên dùng thuốc Panadol để giảm đau dạ dày?”

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng thuốc Panadol để cải thiện cơn đau ở mức độ nhẹ, trung bình và hạ sốt trong những trường hợp mọc răng khôn, cảm cúm, cảm lạnh hoặc sốt do viêm nhiễm đường hô hấp cấp. Nhóm thuốc này chỉ không dùng cho những trường hợp quá mẫn với Acetaminophen, thiếu máu nhiều lần, thiết hụt men G6PD, người gặp các vấn đề về gan, thận và phổi.

Có nên dùng thuốc Panadol để giảm đau dạ dày?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng thuốc Panadol để cải thiện cơn đau ở mức độ nhẹ, trung bình

Tuy nhiên, những loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Efferalgan và Panadol vẫn có thể tác động gây kích thích lên niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm loét. Do đó, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau dạ dày nhẹ
  • Khó chịu ở vùng thượng vị

Một số tác dụng phụ của thuốc Panadol đối với dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ và sẽ thuyên giảm rõ rệt sau khi ngưng sử dụng thuốc. Ngoài những biểu hiện trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề khác như:

  • Thiếu máu
  • Dị ứng (phát ban, nổi mề đay, sưng mí mắt, khó thở, ngứa cổ họng, sưng môi,…)
  • Tổn thương gan, nhất là khi dùng thuốc ở liều cao hoặc lạm dụng quá mức

Ngoài thuốc giảm đau Panadol trên thị trường còn có một số loại thuốc có tác dụng giảm đau mạnh như thuốc chống viêm không steroid/ NSAID (Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin,…), thuốc giảm đau gây nghiện (opioids).

Trong đó, opioids chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn và một số NSAID có thể dùng không cần kê toa. Tuy nhiên, các loại thuốc chống viêm không steroid có thể tác động xấu đến dạ dày, gây kích thích dạ dày và bùng phát khiến ổ loét viêm tiến triển nặng nề.

Trong trường hợp đau dạ dày không đáp ứng với thuốc Panadol và một số loại thuốc giảm đau nhẹ, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp. Tránh tự ý dùng những nhóm thuốc giảm giảm, có hoạt tính mạnh kể trên.

Hướng dẫn dùng thuốc giảm đau Panadol cho người đau dạ dày

Có thể nhận thấy, thuốc giảm đau Panadol được sử dụng phổ biến trên lâm sàng. Do đó, người bị đau dạ dày gần như không thể tránh khỏi dùng thuốc này để giảm đau và hạ sốt. Tuy không tác động trực tiếp đến vùng niêm mạc dạ dày, tá tràng bị tổn thương, viêm loét nhưng Panadol và một số loại thuốc giảm đau khác có thể kích thích đến dạ dày, dẫn đến tình trạng nóng rát, khó chịu vùng thượng vị và đi kèm với biểu hiện buồn nôn, nôn mửa.

Để hạn chế phát sinh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn của thuốc giảm đau Panadol lên dạ dày, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

1. Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết

Thực tế cho thấy có nhiều trường hợp dùng thuốc giảm đau Panadol khi không thật sự cần thiết. Việc lạm dụng thuốc quá mức có thể làm giảm khả năng đáp ứng, từ đó dẫn đến phát sinh tác dụng phụ không mong muốn. Với những trường hợp cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ và sốt chỉ khoảng 37 – 38 độ C, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà thay vì lạm dụng thuốc giảm đau Panadol.

Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết
Để làm hạn chế tác hại lên dạ dày và những cơ quan khác, chỉ dùng Panadol khi cần thiết

Trường hợp người bệnh gặp những vấn đề về tiêu hóa, bao gồm đau dạ dày, việc lạm dụng thuốc Panadol có thể gây bùng phát cơn đau vùng thượng vị và kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Để làm hạn chế tác hại lên dạ dày cũng như những cơ quan khác trong cơ thể, người bệnh chỉ dùng thuốc Panadol và các loại thuốc giảm đau nhẹ trong trường hợp cần thiết.

2. Dùng thuốc Panadol đúng liều lượng

Các tác dụng phụ thường có mức độ nặng và xảy ra do dùng thuốc ở liều cao hoặc lạm dụng quá mức. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc theo liều lượng và thời gian được chỉ định. Trường hợp không có toa của bác sĩ, chỉ nên dùng Panadol trong vòng 5 – 7 ngày và chủ động đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh lý không thuyên giảm hoặc tiến triển nghiêm trọng.

3. Uống thuốc sau khi ăn no

Dùng thuốc sau khi ăn no là cách đơn giản giúp làm giảm tác hại của thuốc lên dạ dày. Bởi lúc bụng đói, dịch vị dạ dày khá cao nên có thể tác động lên vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, từ đó bùng phát cơn đau dạ dày. Do đó, uống thuốc trong thời điểm này sẽ khiến triệu chứng đau dạ dày và những biểu hiện đi kèm trở nên nặng nề.

Trong khi đó, dùng thuốc sau khi ăn no sẽ làm giảm mức độ kích thích của dịch vị và thuốc lên vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bên cạnh đó, thức ăn còn có vai trò làm chất đệm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế thuốc tiếp xúc trực tiếp với ổ loét, viêm.

4. Thay thế bằng thuốc dạng đặt

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc giảm đau Panadol, Paracetamol, Efferalgan ở dạng uống, người bị đau dạ dày cũng có thể tận dụng thuốc ở dạng viên đặt hậu môn để ngăn ngừa triệu chứng bệnh lý bùng phát. Thuốc đặt có hình viên đạn và được dùng bằng cách đặt trực tiếp vào trực tràng – hậu môn. Dưới sự tác động của thân nhiệt, thuốc sẽ dần tan rã, các thành phần hoạt chất sẽ thấm vào mạch máu và phát huy tác dụng.

Thay thế bằng thuốc dạng đặt
Người bị đau dạ dày có thể dùng thuốc giảm đau Panadol, Paracetamol, Efferalgan dạng viên đặt để hạn chế tác dụng phụ lên dạ dày

Tương tự như các loại thuốc đường uống, nhóm thuốc giảm đau, Paracetamol, Efferalgan, Panadol ở dạng đặt có công dụng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, do được hấp thu qua tĩnh mạch nên gần như không gây tác dụng lên cơ quan tiêu hóa cũng như dạ dày. Do đó, người bệnh đau dạ dày, nhất là những trường hợp đau dạ dày cấp có thể thay thế dạng thuốc đặt để làm giảm tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, thuốc giảm đau ở dạng đặt còn được thay thế trong trường hợp bị bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn ói sau khi dùng thuốc dạng viên.

5. Chú ý những biểu hiện trong thời gian sử dụng thuốc

Các loại thuốc điều trị đều tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, trong thời gian sử dụng, người bệnh cần chú ý những biểu hiện của cơ thể và thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Việc theo dõi các biểu hiện của cơ thể sẽ giúp sớm phát hiện và xử lý những vấn đề phát sinh. Từ đó làm giảm tác hại của thuốc đến dạ dày, gan, thận và một số cơ quan khác.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Có nên dùng thuốc Panadol để giảm đau dạ dày?” và một số vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc và cách dùng thuốc an toàn, đạt hiệu quả cao. Trong trường hợp cần thiết, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...