Đau Bụng Dưới Đau Thúc Xuống Hậu Môn – Dấu hiệu bệnh gì?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tiêu hóa. Trường hợp cơn đau kéo dài không khỏi, ngày càng trở nên nặng nề, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm.
Nguyên nhân gây đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn
Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các bệnh lý về hậu môn trực tràng là phổ biến nhất, gây đau bụng trong thời gian ngắn sau đó thuyên giảm. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn đau trở nặng, tái phát nhiều lần gây suy giảm chất lượng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Do đó, khi thấy tình trạng đau bụng dưới thúc xuống hậu môn không cải thiện, bạn nên chủ động đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là những bệnh lý liên quan đến biểu hiện này, bạn đọc có thể tham khảo:
1. Bệnh trĩ
Tình trạng đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có thể do bệnh trĩ gây ra. Đây là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Bệnh hình thành các búi trĩ nằm dưới đường lược và trên đường lược, một số trường hợp xuất hiện ở cả hai vị trí.
Khi đó, các mạch máu tại đây bị căng giãn quá mức, hình thành các đám rối tĩnh mạch hậu môn tạo thành búi trĩ. Bệnh phổ biến ở người có thói quen ngồi nhiều, đứng quá lâu, bị táo bón thường xuyên, phụ nữ mang thai hoặc người thừa cân, béo phì.
Máu huyết bị dồn ứ lâu dần, khiến búi trĩ phát triển kích thước, gây ra đau đớn, nhất là khi người bệnh đi đại tiện. Tùy vào mức độ bệnh mà mỗi người sẽ nhận thấy các biểu hiện khác nhau, trong đó có biểu hiện đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn.
Kèm theo các triệu chứng như đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, ngứa ngáy, tiết dịch hậu môn có mùi hôi,… Trường hợp bệnh nghiêm trọng, búi trĩ sa ra ngoài có thể bị viêm nhiễm, mất máu, lan rộng tổn thương ra khu vực lân cận, biến chứng hại sức khỏe.
2. Nứt kẽ hậu môn
Triệu chứng đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có thể là do viêm loét, nứt kẽ hậu môn gây ra. Nguyên nhân gây bệnh là do táo bón kéo dài không được khắc phục, người bệnh dùng nhiều sức rặn phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị tổn thương, viêm loét hoặc thậm chí là rách, nứt.
Khi đó, hậu môn có biểu hiện sưng tấy, tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công sâu hơn, gây ra nhiều triệu chứng nặng nề cho người bệnh. Ngoài cơn đau rát quanh hậu môn, bệnh còn khiến vùng bụng dưới đau âm ỉ, kèm theo đại tiện ra máu, đau lan xuống đùi,…
3. Rò hậu môn
Rò hậu môn là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng có độ phổ biến thứ hai, xếp sau bệnh trĩ. Đây là bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, là hậu quả của tình trạng áp xe hậu môn không được điều trị bằng biện pháp phù hợp khiến ổ áp xe vỡ ra tạo thành đường rò.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới, cảm giác đau thúc xuống hậu môn. Các triệu chứng kèm theo khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống hàng ngày như chảy dịch mũ, đau rát hậu môn khi đi đại tiện,…
4. Đại tiện ra mủ hoặc máu
Người bệnh nhận thấy khu vực hậu môn tiết chất dịch bất thường, có mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, vùng hậu môn bị sưng đỏ, dễ kích ứng. Kèm theo đó là triệu chứng đau bụng dưới dọc xuống đến hậu môn, sốt hoặc áp xe,… Một số trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, cần được khám chữa sớm.
5. Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Xảy ra vào các thời điểm trước và trong giai đoạn hành kinh. Mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau. Cơn đau có thể kéo dài 1 – 2 ngày rồi giảm dần. Tuy nhiên một số trường hợp bị đau dữ dội, đau kéo dài nhiều ngày liền vô cùng khó chịu.
Cơn đau có thể dọc từ phần bụng dưới thúc xuống hậu môn. Nguyên nhân là do cơ tử cung co thắt quá độ, quá trình tống máu kinh ra ngoài, xảy ra ứ huyết hoặc các rủi ro khác. Tình trạng này khiến phụ nữ khó chịu, ảnh hường đến công việc hàng ngày, đời sống và sức khỏe của chị em phụ nữ.
Nếu cảm giác đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn kéo dài không khỏi, kèm theo hiện tượng xuất huyết ồ ạt, bạn nên đến bệnh viện khám chữa ngay. Không nên chủ quan có thể gặp phải các rủi ro làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe nữ giới.
6. Một số bệnh lý khác
Trên đây là những nguyên nhân chính có liên quan đến tình trạng đau bụng dưới, đau thúc xuống hậu môn. Cần chủ động thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn để bác sĩ để điều trị sớm và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ngoài ra, khả năng cơn đau còn đến từ các nguyên nhân khác. Chẳng hạn đau bụng do bị viêm loét đại tràng, đau do viêm ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, áp xe hậu môn,… Chính vì thế, người bệnh cần thăm khám sớm, chữa trị phòng nguy cơ biến chứng.
Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có nguy hiểm không?
Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào bệnh lý người bệnh mắc phải. Một số trường hợp, tình trạng này xuất hiện và tự biến mất sau thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị chuyên sâu.
Tuy nhiên , trường hợp bệnh kéo dài, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro, chẳng hạn:
- Đau bụng kéo theo suy nhược cơ thể, da xanh xao, không còn sức sống. Ngoài ra, cơn đau còn ảnh hưởng đến trí não, làm suy giảm hoạt động dây thần kinh.
- Đau bụng dưới khiến việc đi đại tiện khó khăn, chảy máu khi đi nặng.
- Trường hợp thai phụ bị đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh nở.
- Bệnh hậu môn không cải thiện lâu dần khiến cơ quan này bị viêm nhiễm, lan rộng tổn thương ra vùng lân cận. Thâm chí còn có khả năng gây ung thư.
- Không vệ vùng nhiễm trùng có thể làm viêm nhiễm phụ khoa, gây bệnh mãn tính, khó khăn cho việc điều trị sau đó.
Người bệnh nên thăm khám y tế, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để phòng tránh các rủi ro hại sức khỏe.
Làm gì khi bị đau bụng dưới đau xuống hậu môn
Các bệnh lý về tiêu hóa, đường ruột khi phát triển gây ra nhiều triệu chứng, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, bạn nên khám và chữa trị sớm. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc bữa bãi để hạn chế các tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Mỗi bệnh lý sẽ có hướng điều trị khác nhau. Trường hợp bệnh nhẹ, các biện pháp nội khoa như dùng thuốc, dùng thảo dược thiên nhiên đắp ngoài hoặc dùng trực tiếp. Trường hợp tổn thương hậu môn nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm loại bỏ ổ viêm, phòng biến chứng cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau để tình trạng đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn mau chóng cải thiện:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin cần thiết. Đặc biệt là bổ sung thực phẩm giàu vitamin C tăng cường đề kháng cho cơ thể, phòng tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
- Tránh sử dụng đồ uống chứa gas, nước uống chứa cồn như rượu bia, không nên hút thuốc lá,…
- Tránh căng thẳng, áp lực ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt hơn, phòng tráng nguy cơ bệnh biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, không nên thức khuya thường xuyên khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, ảnh hưởng kết quả điều trị bệnh.
- Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh nên lựa chọn bộ môn phù hợp, không luyện tập quá sức gây hại sức khỏe. Một số môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,… Xây dựng lịch tập phù hợp, cường độ vừa phải để cải thiện sức khỏe, tránh các tác động ảnh hưởng hệ tiêu hóa và kết quả điều trị.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ vệ sinh vùng kín. Nên rửa và thấm khô hậu môn sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp, không nên chọn loại tẩy rửa mạnh gây ảnh hưởng đến độ pH của vùng kín.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, có biện pháp ngừa thai khoa học. Tránh quan hệ đường hậu môn khi chưa tìm hiểu kiến thức về hình thức quan hệ này. Việc quan hệ “lỗ nhị” mạnh bạo, không có chất bôi trơn sẽ khiến niêm mạc hậu môn bị nứt, rách, kéo theo nhiều vấn đề khác.
- Trường hợp phụ nữ mang thai nên theo dõi tình trạng sức khỏe, trường hợp sau sinh có biểu hiện bất thường, bị sa hậu môn sau sinh nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý, bảo vệ sức khỏe.
- Tái khám theo lịch hẹn, theo dõi sức khỏe và nhanh chóng thông báo với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.
Đau bụng dưới đau thúc xuống hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiêu hóa, bạn nên chủ động khám và điều trị sớm. Trường hợp chủ quan, không kịp thời can thiệp điều trị có thể phát sinh nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của bệnh nhân, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!